Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 36)

Biểu đồ 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn giai đoạn 2012-2014

Như bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012 là 3.083 triệu đồng, năm 2013 là 4.948 triệu đồng, tăng 60% so với năm 2012, năm 2014 là 7.265 triệu đồng, tăng 46% so với năm 2013. Năm 2012 và 2013 là những năm đầy thử thách và khó khăn với ngành ngân hàng nói chung, Vietinbank nói riêng, vậy mà thực tế Vietinbank chi nhánh KCN Quế Võ vẫn tăng trưởng dương và có được lợi nhuận khá ấn tượng, đặc biệt đối với năm 2013, một năm đầy sóng gió nhưng Vietinbank chi nhánh KCN Quế Võ vẫn đạt được mức lợi nhuận sau thuế cao, tăng trưởng khá tốt so với năm 2012, tới năm 2014, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng tuy nhiển mức tăng là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013.

Tuy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải hứng chịu những ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ cùng lãi suất cao, nhưng với việc chủ động nắm bắt và kiểm soát tình hình cùng sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng, Vietinbank Quế Võ đã có được những kết quả đáng khích lệ để dần dần từng bước thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn.

3.1.4. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCPVietinBank Quế Võ VietinBank Quế Võ

a) Thực trạng về quan hệ lao động của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Quan hệ lao động giữa các bên tại Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ được thực hiện khá tốt. Trong Ngân hàng có chuyên viên phụ trách về quan hệ lao động và tổ chức công đoàn do cán bộ nhân viên ngân hàng lập ra, góp phần vào việc chăm lo đời sống, đảm bảo lợi ích cho nhân viên ngân hàng, giúp họ có tinh thần làm việc thoải

mái. Mối quan hệ giữa nhân viên với ban giám đốc là hài hòa, không có mâu thuẫn trong nội bộ. Hàng quý, VietinBank Quế Võ tổ chức các buổi trao đổi thông tin giữa người lao động với những người thuộc ban lãnh đạo và các hoạt động đối thoại xã hội như thương lượng, trao đổi thông tin, tư vấn, tham khảo. Thông thường các hình thức trao đổi thông tin này được thể hiện dưới hình thức là văn bản hóa. Trong năm 2014, phòng HCNS đã tổ chức 6 cuộc họp, thông qua 74 nội dung qua các phiên họp định kỳ hàng tháng đối với các vấn đề liên quan đến các chính sách chế độ, đãi ngộ, lương thưởng, thỏa ước lao động tập thể, các văn bản pháp lý… Bộ phận tổ chức cán bộ thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội học tập và thăng tiến, mối quan hệ với ban lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập, đề xuất các điều chỉnh phù hợp, tăng cường đối thoại xã hội, liên hệ với Công đoàn trong việc xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề trong tranh chấp lao động, đồng thời sửa đổi nội quy lao động cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân viên.

Tất cả lao động làm việc tại VietinBank Quế Võ đều được ký hợp đồng lao động. HĐLĐ được kí ở VietinBank Quế Võ Nội gồm: hợp đồng thử việc 3 tháng, HĐLĐ xác định thời hạn 12 hoặc 36 tháng và HĐLĐ không xác định thời hạn.

b) Thực trạng về tổ chức lao động của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Nhân viên trong VietinBank Quế Võ được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình, được hướng dẫn, thực hiện nội quy lao động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc và các quy định khác liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Thời gian làm việc đối với nhân viên: Sáng từ 8h00 – 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00 vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Nghỉ giữa trưa từ 12h00 – 13h00, thời gian ngắn, nên mọi người thường nghỉ trưa ngay tại bàn làm việc.

Việc phân chia lao động ở các phòng ban dựa theo mức độ phức tạp của công việc. Ở những bộ phận như khách hàng, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu… thì số lượng lao động nhiều hơn so với các bộ phận khác.

Mỗi người lao động được trang bị bàn làm việc, máy tính và dụng cụ, thiết bị cần thiết cho công việc. Nhân viên trong một phòng được bố trí bàn làm việc gần nhau, để hỗ trợ và thuận tiện trao đổi, giúp đỡ nhau trong công việc. Nhân viên phải mặc đồng phục của Ngân hàng khi đến nơi làm việc.

Hiện tại, công tác định mức lao động tại Vietinbank Quế Võ được tiến hành khá bài bản. Mỗi nhân viên, mỗi bộ phận sẽ có định mức lao động riêng biệt phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. VietinBank Quế Võ sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích kết hợp với số lượng nhân viên trong ngân hàng và nhiệm vụ mục tiêu kinh doanh qua từng thời kỳ để xác định chính xác số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho từng bộ phận, qua đó giúp ngân hàng chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.

Ví dụ: Mỗi nhân viên sẽ được khoán số lượng khách hàng và vốn huy động, tiền gửi cũng như số thẻ thanh toán đăng ký mới trong mỗi thời kì để từ đó làm căn cứ để xét duyệt thi đua, khen thưởng. Cụ thể mỗi CBNV bộ phận huy động vốn của VietinBank Quế Võ được giao chỉ tiêu huy động vốn từ tiền gửi của bản thân hoặc người thân, bạn bè… tối thiểu theo từng vị trí công tác như: đối với giám đốc, phó giám đốc... nếu huy động mỗi tháng đạt trên 300 triệu đồng là hoàn thành xuất sắc, từ 150-250 triệu đồng là hoàn thành nhiệm vụ, dưới 150 triệu đồng là không hoàn thành nhiệm vụ… chỉ tiêu huy động vốn trên là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán tiền lương hằng tháng cũng như xét thi đua khen thưởng hằng năm, tạo động lực làm việc cho CBNV.

d) Thực trạng về hoạch định nhân lực của hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Việc hoạch định nhân lực của VietinBank Quế Võ sẽ dựa vào tình hình nhân lực của các phòng ban và bộ phận khác trên cơ sở của chiến lược, chính sách nguồn nhân lực và công tác xây dựng kế hoạch. Các trưởng bộ phận sẽ xác định nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn, sau đó bộ phận tổ chức cán bộ sẽ xác định cung nhân lực ở bên trong và bên ngoài ngân hàng và trình lên ban giám đốc xét duyệt để từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự.

Về chiến lược nguồn nhân lực: mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng giai đoạn, từng bộ phận, đáp ứng yêu cầu hiện tại và lâu dài. Theo đó, việc xây dựng nguồn nhân lực luôn là mục tiêu quan trọng và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao từ Ban lãnh đạo và trưởng các bộ phận.

Về chính sách nhân lực: Chính sách nhân sự của VietinBank Quế Võ là đặt mối quan hệ giữa Ngân hàng và nhân viên là trung tâm của chính sách, với mục tiêu cao nhất là sự phát triển của VietinBank Quế Võ luôn đồng hành với sự thỏa mãn về công việc và lợi ích của nhân viên.

Có thể nói công tác hoạch định nhân lực ở Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ được tiến hành bài bản. Khi có bất cứ nhu cầu nhân lực thì ngay lập tức sẽ có những kế hoạch để lựa chọn người trong thời gian sớm nhất, đảm bảo được nguyên tắc sắp xếp đúng người đúng việc vào đúng thời điểm để đối phó với những thay đổi trên thị trường, đáp ứng mục tiêu kinh doanh.

e) Thực trạng về phân tích công việc của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

VietinBank Quế Võ rất chú trọng đến hoạt động phân tích công. Các vị trí công việc của VietinBank Quế Võ đều có bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc rõ ràng, chi tiết và bộ phận tổ chức cán bộ thường xuyên kiểm tra, xem xét và bổ sung, bám sát được tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc luôn được cập nhật kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động và chiến lược của ngân hàng, đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ trong hệ thống.

f) Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Quy trình tuyển dụng của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội được tiến hành như sau :

Bước 1: Xác định nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch tuyển dụng Bước 2: Thông báo tuyển dụng và nhận hồ sơ

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ Bước 4: Thi viết và chấm thi Bước 5: Phỏng vấn chuyên sâu

Bước 6: Xét kết quả và ra quyết định tuyển dụng

Bước 7: Tiến hành thử việc, đánh giá và kí hợp đồng lao động

VietinBank Quế Võ sử dụng 2 nguồn tuyển dụng đó là nguồn tuyển dụng bên ngoài và tuyển dụng bên trong. Các thông tin tuyển dụng được đăng trên website www.vietcombank.com.vn/Careers/... Với nguồn bên trong thì qua sự giới thiệu của bạn bè, nhân viên trong ngân hàng. VietinBank Quế Võ tiến hành tuyển dụng công khai, khách quan nên chất lượng nhân viên tương đối được đảm bảo, thu hút và tuyển chọn những ứng viên xuất sắc, phù hợp nhất với từng vị trí. Cụ thể trong năm 2014, VietinBank Quế Võ tiến hành tuyển dụng được 2 lao động cho các vị trí quầy giao dịch và phòng khách hàng, họ đều có trình độ, năng lực, kiến thức.

g) Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Đào tạo nhân lực: Hầu hết các nhân viên mới sẽ được tham gia đào tạo Các kế hoạch đào tạo sẽ do bộ phận đào tạo nhân lực lên kế hoạch và trình lên ban giám đốc

Nhân viên tự đánh giáCán bộ quản lý trực tiếp đánh giáCán bộ nhân sự đánh giáPhê duyệt kết quả và giải đáp thắc mặc xét duyệt. Ngoài ra, Ngân hàng còn hỗ trợ kinh phí cho nhân viên tham gia các khóa

học ở trong và ngoài nước ở các cơ sở đào tạo khác. Trong năm 2013, Vietinbank Quế Võ đã tổ chức 15 khóa đào tạo (10 khóa do nội bộ đào tạo và 5 khóa do đối tác bên ngoài đào tạo) năm 2014 tổ chức 18 khóa học (12 khóa do nội bộ tự đào tạo,6 khóa mời đối tác bên ngoài đào tạo ). Dù vậy vẫn có một số hạn chế xuất hiện khi mà việc đào tạo nhân viên chưa bám sát với thực trạng hoạt động của Ngân hàng, đào tạo còn tràn lan, chưa có tính hệ thống, nội dung nặng về lý thuyết, những chương trình nâng cao kỹ năng xử lý công việc là chưa đầy đủ khiến cho nhân viên còn gặp nhiều lúng túng trong nhiều tình huống, nhất là với nhân viên mới vào làm việc.

Phát triển nhân lực: VietinBank Quế Võ đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên thể hiện năng lực của mình để phát triển bản thân. Qua quá trình làm việc và công tác đánh giá hiệu quả làm việc, tùy thuộc vào năng lực của từng người sẽ được thăng chức, tăng lương, luân chuyển công việc phù hợp.

Về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo: ngân sách dành cho đào tạo của VietinBank Quế Võ phụ thuộc vào các quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhân viên được đi đào tạo đều được có những khoản hỗ trợ trước mắt, sau khi hoàn thành sẽ được thanh toán toàn bộ. Tuy nhiên việc thanh toán và hỗ trợ chi phí đi học của nhân viên đều chậm và mang nặng tính thủ tục hành chính, nhân viên hầu hết phải bỏ tiền túi ra trước.

h) Thực trạng về đánh giá nhân lực của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

Bộ phận tổ chức cán bộ tiến hành xây dựng kế hoạch đánh giá hiệu quả làm việc cho người lao động; thực hiện đánh giá theo chu kỳ: 2 lần/năm, vào cuối tháng 06 và tháng 12 hàng năm. Đối tượng là nhân viên ngân hàng đã có hợp đồng lao động chính thức.

Quy trình đánh giá của Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ diễn ra như sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình đánh giá nhân lực của VietinBank Quế Võ

VietinBank Quế Võ dùng phương pháp thang điểm 1 – 10 để cho điểm và xếp loại nhân viên như sau: Hoàn thành xuất sắc (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 8

và nhỏ hơn hoặc bằng 10 điểm); Hoàn thành tốt (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 7 và nhỏ hơn 8 điểm); Hoàn thành nhiệm vụ (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 6 và nhỏ hơn 7 điểm); Cần cố gắng (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 6 điểm); Không hoàn thành (Có điểm bình quân nhỏ hơn 5 điểm). Các kết quả đánh giá của được dùng làm cơ sở cho công tác nhân sự như: bố trí lao động; lương, thưởng, đãi ngộ; đề bạt, thăng chức/giáng chức, bổ nhiệm/miễn nhiệm; đào tạo và phát triển. Năm 2013, VietinBank Quế Võ không có trường hợp nào xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; trên 80% nhân viên đều xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

i) Thực trạng về trả công lao động Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ

VietinBank Quế Võ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian có thể được tính theo công thức sau:

Lương tính theo thời gian = Thời gian làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương Thời gian làm việc của nhân viên VietinBank Quế Võ là 5,5 ngày 1 tuần ( làm cả sáng thứ 7), một tháng làm đủ là 26 ngày.

Số ngày làm việc thực tế của mỗi nhân viên được căn cứ vào bảng chấm công. Các trường hợp nghỉ có lương và nghỉ không được hưởng lương cũng được quy định rõ ràng. Số tiền lương thực lĩnh: Lthực lĩnh = TLtg + phụ cấp (nếu có) – BHXH (TLtg : tiền lương theo thời gian; BHXH: bảo hiểm xã hội ). Số tiền BHXH bằng 5% so với tiền lương cơ bản, số tiền này được khấu trừ vào lương tối thiểu của mỗi cán bộ công nhân viên cuối mỗi tháng.

Ngoài ra còn có các khoản thưởng, phụ cấp, trợ cấp và những phúc lợi khác dành cho nhân viên của VietinBank Quế Võ và nhiều đãi ngộ phi tài chính khác như khám sức khỏe định kỳ, tổ chức đi nghỉ mát, tham quan, các chương trình thể thao, văn nghệ…Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ dừng lại ở mức hình thức, chưa trở thành thông lệ và có chất lượng để kích thích tinh thần làm việc của CBNV thật sự hiệu quả.

Tiền thưởng tại Ngân hàng TMCP VietinBank Quế Võ được chia làm hai loại. Loại một dành cho những nhân viên có thành tích xuất sắc tìm được khách hàng mới hoặc hợp đồng mới, mức chiết khấu từ 3-5% giá trị hợp đồng. Loại thứ hai là thưởng chung theo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn có thưởng nóng dành cho nhân viên có sáng kiến mới và được mọi người thông qua cuộc họp.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Quế Võ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w