- Dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU NỮ TỘI PHẠM
3.1.1. Sự biến đổi hệ thống giá trị.
Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể, đƣợc đánh giá xuất phát từ những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã đƣợc nhận thức, đánh giá và lựa chọn thì giá trị trở thành một trong những động lực thúc đẩy con ngƣời đi theo một xu hƣớng nhất định.
Tuy vậy, các giá trị không phải là tất cả mà chỉ là một trong vài loại nhân tố có thể xem xét nếu ngƣời ta muốn dự báo và hiểu đƣợc hành vi con ngƣời. Trong mỗi chủ thể con ngƣời đều tồn tại những mong muốn là thích cái này hơn cái khác, và trong mỗi hành động đều đƣợc chi phối bởi những hành vi đã có trong con ngƣời của họ và họ có sự phán xét những hành vi của ngƣời khác. Nhƣ vậy trong mỗi hoạt động của con ngƣời đều đã định sẵn những giá trị của mình nên các giá trị cứ theo thứ tự xuất hiện.
Sự hình thành và biến đổi quan niệm giá trị cá nhân bao giờ cũng là quá trình tiếp nhận và tái diễn quan niệm giá trị xã hội cùng với sự biến đổi của quan niệm đó. Trong quá trình này, môi trƣờng xã hội hoá cá nhân đóng vai trò quan trọng. "Giá trị cá nhân" có quan hệ chặt chẽ với "giá trị nhóm" của những nhóm xã hội mà ngƣời đó là thành viên. Mỗi nhóm, mỗi giai cấp, mỗi
dân tộc đều có một hệ giá trị, một tập hợp các giá trị mà cung chia sẻ, và cho rằng hệ giá trị của mình là thích đáng hơn cả.
Giá trị là sản phẩm của những hoàn cảnh kinh tế xã hội lịch sử cụ thể. Khi những hoàn cảnh đó thay đổi mà đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, hệ thống giá trị sẽ biến đổi bởi nhu cầu sống của các tầng lớp, nhóm dân cƣ. Sự chuyển đổi trong giá trị kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến sự chuyển đổi trong lĩnh vực đạo đức. Trƣớc đây, đạo đức xã hội hƣớng về việc đề cao ý thức cộng đồng, nhấn mạnh tinh thần hy sinh cá nhân vì tập thể. Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, đạo đức xã hội chuyển sang gắn với cái tôi, cái cá nhân, lối sống thực dụng đang ngày càng tăng lên. Sự chuyển đổi này đã làm thay đổi phần nào cách nhìn nhận của xã hội đối với ngƣời phụ nữ, đặc biệt hơn là những phụ nữ sống ở khu vực đô thị, họ không những là ngƣời chỉ biết làm công việc nội trợ mà còn phải là ngƣời biết kiếm tiền tăng thu nhập cho gia đình.
Nhƣ vậy, chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, một số giá trị cũ đƣợc thay thế bởi những giá trị mới, hay cũng có thể là sự thay đổi trong thứ bậc thang giá trị xã hội. Đó là sự sắp xếp trật tự thứ bậc các giá trị vật chất, tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ…Sự biến đổi về thang giá trị, văn hoá xã hội có thể thấy rõ qua xem xét ở khía cạnh đạo đức và đặc biệt là ở đạo đức lối sống.
Tóm lại, giá trị phản ảnh những biến đổi của thời đại, của xã hội, của tƣ duy con ngƣời. Sự biến đổi đó không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ ai. Bởi nghề nghiệp khác nhau, mức sống khác nhau và cả trình độ học vấn khác nhau cũng tạo nên sự khác nhau trong hệ thống giá trị, chuẩn mực và trong sự lựa chọn hành động của các cá nhân hay nhóm. Vấn đề là phải tìm ra những phƣơng tiện để điều chỉnh theo chiều hƣớng tốt, đi tới những giá trị mới cao đẹp hơn, phù hợp với lý tƣởng xã hội hơn.
Như vậy, sự biến đổi hệ thống giá trị trong thời kỳ đổi mới dẫn đến sự thay đổi định hướng hành động của cá nhân và nhóm, đó là yếu tố ảnh hưởng đến sự biến