Trái phiếu Chính Phủ

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 55)

• Sau khi chính sách thắt lưng buộc bụng được ban hành (tháng

7/2012) giá trái phiếu Italy đã chạm mức thấp nhất từ đầu năm đến nay.

• Lợi suất – thước đo chi phí vay nợ của chính phủ và đánh giá rủi

ro của giới đầu tư – đã tăng thêm 0,26 điểm phần trăm lên trên 6% 1 và là mức lợi suất Italy khó có thể gánh chịu lâu.

Thất nghiệp

• Thất nghiệp hiện đang là vấn đề nghiêm trọng tại Italy. • Tỷ lệ thất nghiệp của Italy bắt đầu tăng kể từ khi cuộc suy

thoái kinh tế nổ ra vào mùa hè năm ngoái và giữ ở mức cao nhất vào tháng 9/2012. Cụ thể tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ độ tuổi từ 15 và 24 đã tăng 35,9% trong tháng 3/2012, tăng 2% so với tháng 2/2012. Như vậy cứ 3 người trong độ tuổi từ 15 – 24 thì có một người thất nghiệp và đây là mức thất nghiệp cao nhất kể từ năm 1992.

• Tỷ lệ thất nghiệp của Italy tăng lên mức kỷ lục 10.8% vào

tháng 9/2012, tăng 0,2% so với tháng 8/2012. Số liệu này cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro (Eurozone) đang rơi vào cuộc suy thoái ngày càng sâu.

• Chính sách thắt lưng buộc bụng khắc khổ mà Thủ tướng Mario

Monti thực hiện để đối phó với khủng hoảng nợ công đã khiến các gia đình nghèo hơn và sức mua của họ tiếp tục suy yếu

trầm trọng.

• 3,5 triệu lao động tạm thời ở Italy phải làm các công việc

lương thấp, không có lương nếu nghỉ ốm hoặc đi nghỉ. Do đó, họ khó lòng mà tự lo cho cuộc sống.

• Nhiều thập kỷ qua, nhiều người Italy thường tìm cách không

phải nộp toàn bộ thuế. Nhưng trong cơn khủng hoảng tài chính này, cơ quan thuế ngày càng trở nên khắt khe hơn trong tính và thu thuế. Thuế cao, khó khăn tài chính đã đẩy nhiều người đến con đường cùng.

Một phần của tài liệu KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(74 trang)