Phải thông báo các thông tin sau đây khi trình bày kết quả đó trong các báo cáo thẩm định hoặc khi có yêu cầu.
a. Kết quả đo.
b. Độ không đảm bảo đo.
c. Mức độ tin cậy được sử dụng trong việc xác định khoảng của độ không đảm bảo đo mở rộng.
4.1. Cách viết độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp
Khi sử dụng hệ số phủ k =1 thì độ không đảm bảo đo chính là độ không đảm bảo đo chuẩn và được viết như sau:
Chú ý: Không sử dụng dấu “±” khi báo cáo độ không đảm bảo đo chuẩn vì dấu này thường gắn với độ tin cậy cao như 95% và 99%.
4.2. Cách viết độ không đảm bảo đo mở rộng
Thông thường, độ không đảm bảo đo mở rộng với hệ số phủ k =2 được viết như sau:
CHƯƠNG V: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Thẩm định phương pháp phân tích không phải là tất cả để đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm. Theo yêu cầu của ISO 17025, đảm bảo chất lượng là một quá trình và cần thường xuyên thực hiện. Phòng thử nghiệm được công nhận và duy trì ISO 17025 chính là quá trình đảm bảo chất liên tục, ngược lại các chương trình đảm bảo chất lượng là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp duy trì được ISO 17025. Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi nêu lên các chương trình và cách tổ chức việc đảm bảo chất lượng tại phòng thử nghiệm.
Có nhiều cách để các phòng thử nghiệm tổ chức các chương trình đảm bảo chất lượng. Theo quy định của ISO 17025 (mục 5.9), phòng thử nghiệm phải có các thủ tục kiểm soát chất lượng để kiểm tra tính hiệu lực của phép thử nghiệm đã thực hiện. Dữ liệu kết quả phải được ghi chép sao cho có thể nhận biết các khuynh hướng diễn biến của các kết quả và nếu có thể cần phải áp dụng kỹ thuật thống kê để xem xét các kết quả. Việc kiểm tra này phải được lên kế hoạch, soát xét lại. Các dữ liệu về kiểm soát chất lượng phải được phân tích và khi những dữ liệu này nằm ngoài chuẩn mực đã định thì phải có hành động khắc phục điều này và ngăn ngừa kết qủa sai được thông báo.
Chương này giới thiệu các kỹ thuật và cách tổ chức các chương trình đảm bảo chất lượng phòng thử nghiệm.