Những nhận định trong Điếu văn của Ban chấp hành trung ương Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã quá đủ để dựng lại chân dung và phẩm chất của một nhà lãnh đ ạo cách mạng Việt Nam kiệt xuất, một “kiến trúc sư” của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà người viết luận văn phải đối mặt và giải quyết trong chương này là phải trả lời được câu hỏi: Nguyễn Văn Linh là một nhà hoạt động cách mạng, một chính trị gia chuyên nghiệp chứ không phải là một nhà báo chuyên nghiệp. Vậy đâu mới là nguyên nhân chính để nhà cách mạng (chính trị gia) Nguyễn Văn Linh trở thành nhà báo
35
N.V.L với 31 bài báo tạo nên một hiện tượng đặc sắc trong lịch sử phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam?
Người viết xác định có 3 cơ sở sau:
+ Trước hết, xét trên phương diện lý luận, hoạt động báo chí và hoạt động chính trị có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Báo chí là nơi thể hiện tập trung và công khai quan điểm và lợi ích của các giai cấp, của nhà cầm quyền và của quần chúng nhân dân. Đối với giai cấp thống trị và nhà cầm quyền, báo chí là công cụ đặc biệt quan trọng được dùng để điều hành, quản lý xã hội theo quan điểm và lợi ích của mình. Đối với công chúng, báo chí là nơi thể hiện thái độ, nguyện vọng, ý chí, ước mơ, khát vọng một cách cụ thể và trực tiếp. Báo chí vào những thời điểm chuyển mình của lịch sử thường trở thành nghị trường, chiến trường của các giai cấp, các lực lượng, các đảng phái chính trị trong xã hội. Báo chí là cầu nối giữa các giai cấp, tầng lớp, lực lượng trong xã hội.
Việt Nam hiện nay không theo chế độ đa đảng, nhà nước và nhân dân có quyền lợi căn bản thống nhất. Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội vừa là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cầu nối này giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, tạo nên lợi thế của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh thu hút ngoại giao, du lịch và đầu tư nước ngoài so với các quốc gia khác.
Báo chí là công cụ “Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể” (Lénine) rất hiệu quả, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Bởi vì báo chí là phương tiện tạo lập và định hướng dư luận, có thể làm thay đổi nhận thức của người dân đối với nhà cầm quyền và các thiết chế trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, báo chí là tiếng nói đại diện, là thanh kiếm, lưỡi gươm để bảo vệ lợi ích của các giai cấp và các chính đảng. Báo chí Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, báo chí ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975… là những một ví dụ. Khi chiến tranh xảy ra báo chí trở
36
thành một mặt trận. Bên nào nắm giữ được lực lượng báo chí sẽ có nhiều khả năng đánh bại đối phương. Ở Việt Nam, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đạt được những thành quả hết sức vẻ vang một phần là do Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng và khai thác hiệu quả sức mạnh tuyên truyền, cổ vũ của hệ thống báo chí cách mạng và tiến bộ. Cùng với độ lùi của thời gian, chúng ta ngày càng thấy vai trò, ý nghĩa chính trị - lịch sử của các tờ báo Thanh Niên (1925), Dân Chúng (1936 - 1939), Cứu Quốc (1941), Nhân Dân (1951)…
Hiện nay, không phải ngẫu nhiên Đảng tin cậy giao cho báo chí một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tích cực chống lại “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Do vậy, hoạt động báo chí gắn liền với hoạt động chính trị. Người làm báo là người làm chính trị ở những mức độ khác nhau nên cần nhạy bén đối với các vấn đề chính trị và luôn ra sức mở rộng sự hiểu biết của mình về chính trị. Nhà báo chân chính luôn đứng về phía các lực lượng chính trị tiên tiến và cách mạng. Ngược lại, người làm chính trị phải biết tận dụng sức mạnh của hệ thống báo chí trong việc huy động sự ủng hộ của quần chúng phục vụ cho các chiến lược chính trị của mình. Đây chính là chỗ gặp nhau giữa “thuyền trưởng con tàu đổi mới” Nguyễn Văn Linh và báo chí.
+ Từ cơ sở lý luận trên, có thể thấy mục đích của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khi viết loạt bài “Những việc cần làm ngay” ký tên N.V.L không hẳn chỉ đơn thuần là viết báo mà chính là sử dụng báo chí như một phương tiện chính trị tuyên truyền Nghị quyết của Đảng cho dân chúng hiểu, phục vụ cho công cuộc đổi mới ở 3 khía cạnh: khuyến khích đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, dẹp bỏ những cản trở đối với công cuộc đổi mới, khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng.
Trong bài nói chuyê ̣n về “Đổi mới tư duy và phong cách” ta ̣i lớp nghiên cứu Nghị quyết Đa ̣i hô ̣i VI do trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc tổ chức vào tháng 5/1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát biểu : “Chú ng ta đã thu đươ ̣c những thành tựu đáng kể nhưng so với tiềm năng và khả năng có thể khai thác được trong tầm
37
tay thì còn một khoảng cách lớn. Chính cách nghĩ, cách làm bảo thủ và quan liêu là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng rối ren trong sản xuất và phân phối, lưu thông, làm tăng thêm khó khăn về đời sống, tiêu cực phát triển ngày càng nhiều. Đây là tình hình không thể chấp nhâ ̣n đươ ̣c , đòi hỏi phải thay đổi kiên quyết bằng mo ̣i biê ̣n pháp ma ̣nh mẽ về tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phong cách.
Phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy rằng thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài. Phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để đổi mới. Không như thế, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài với những tai họa thật sự - những tai họa không phải do bản chất chế độ chúng ta gây ra mà là do khuyết điểm của chính chúng ta gây ra.
Có thật sự đổi mới tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biê ̣t rõ ràng đúng sai, phát huy được nhân tố tiến bộ, gạt bỏ được những sai lầm. Từ đấy, mở ra mô ̣t t rình độ mới trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lê-nin, khơi dâ ̣y đươ ̣c tính chủ đô ̣ng sáng ta ̣o vô tâ ̣n của nhân dân lao đô ̣ng, phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước đi lên ...” [12, tr.14]
Bài phát biểu đó đã cho thấy nhâ ̣n thức sâu sắc và đúng đắn của Nguyễn Văn Linh về thực trạng và đồng thời thể hiê ̣n mô ̣t tinh thần cương quyết đổi mới . Ông nhấn mạnh rằng quá trình đổi mới phải gắn liền với công tác chốn g tiêu cực, chống la ̣i sự trì trê ̣, quan liêu. Trong thực tế, nền kinh tế tập trung và cơ chế bao cấp tồn tại trước đấy và trong những năm đầu đổi mới đã góp phần tạo nên sự trì trệ, quan liêu ăn vào não trạng xã hội khá sâu và hình thành tiêu cực trên nhiều lĩnh vực: quan điểm chính trị, lý luận, kinh tế, văn hóa, xã hội... Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa kịp “hoàn thiện”, còn có những “kẽ hở”, những “miếng đất” tạo điều kiện cho nhiều hành động tiêu cực phát sinh. Theo Nguyễn Văn Linh , chống tiêu cực là mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ cấp bách và quan tro ̣ng , dọn đường cho việc thực hiện đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, đi đến ổn đi ̣nh và đây sẽ là mô ̣t cuô ̣c đấu tranh
38
lâu dài, gian khổ, đòi hỏi mọi lực lượng tiến bộ và cách mạng của đất nước phải nâng cao trách nhiê ̣m, phải tỉnh táo, kiên trì, dũng cảm. Và nhất là, ông thúc giu ̣c mo ̣i người phải có tinh thần đổi mới ngay từ trong tư duy và trong phong cách.
Với cương vi ̣ của mô ̣t người lãnh đa ̣o hiểu rõ bản chất quan tro ̣ng của công tác này và bản tính năng động của một con người nhạy bén, Nguyễn Văn Linh đã ý thức sự cần thiết phải đưa nghi ̣ quyết của Đảng vào phong trào quần chúng và biến đường lối của Đảng thành sức mạnh vật chất , tinh thần chống tiêu cực. “Đây là một quá trình đấu tranh kiên quyết chống cái cũ, chống bảo thủ, trì trệ, chống giáo điều, rập khuôn, chống chủ quan, nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời, dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta. Có nhận thức đúng và sâu mới làm đúng và làm có hiệu quả. Do đó, muốn có đổi mới trong đời sống thì trước hết phải đổi mới trong tư duy...”[12, tr.15]. Muốn thay đổi tư duy, phong cách thì phải giáo dục, tuyên truyền. Và trong giáo dục, tuyên truyền ý thức mới cho quần chúng nhân dân, báo chí là một công cụ có ưu thế lớn nhất. Tuyên truyền bằng báo chí vừa nhanh vừa hiệu quả. Đó là những lý do thôi thúc ông cầm bút và viết 31 bài “Những viê ̣c cần làm ngay” trên báo Nhân Dân.
+ Cuối cùng, có một lý do khác giải thích việc chính trị gia Nguyễn Văn Linh trở thành nhà báo N.V.L. Lý do này nằm ngay trong cá tính, phẩm chất của nhà cách mạng Nguyễn Văn Linh.
Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Nhâ ̣t Bản báo Akahata , Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã bày tỏ rất mô ̣c ma ̣c , chân thành những suy nghĩ về chuyên mu ̣c “Những viê ̣c cần làm ngay” : “Còn tác giả N.V.L viết bài trên báo chẳng qua là vì thấy rằng mô ̣t nghi ̣ quyết nếu như không đươ ̣c phản ánh trên báo chí để nhắc nhở người ta hằng ngày thì người ta không nhớ , không thấy và nhất là phải làm cho quần chúng ai nấy đều hiểu nghi ̣ quyết của Đảng , biết nghi ̣ quyết của Đảng . Quần chúng biết rất rõ những phần tử tiêu cực làm ha ̣i quyền lợi của người ta , tức bực đối với những phần tử đó nhiều năm rồi nhưng không biết nói với ai , thế thì N.V.L viết những bài báo ngắn
39
nêu lên trên báo cho quảng đa ̣i quần chúng thấy được . Từ đó mà có rất nhiều tầng lớp quần chúng, rất nhiều người bi ̣ oan uổng , có rất nhiều người thấy người lãnh đạo của mình ăn cắp của công, tiêu cực mà người ta không dám nói ra vì hễ người ta nói ra là bi ̣ trù dập, bây giờ người ta nói trên báo , người ta viết lên báo , và người ta thấy rõ ràng đây là mô ̣t di ̣p phát huy quyền công dân của mình , phát huy được dân chủ . Cho nên những bài báo của N .V.L ta ̣m go ̣i là bài báo cũng được , nhưng thực ra đây không phải là bài báo, chỉ là một ít câu nói trên báo gợi ý cho người ta”.[19, tr.45]
Những lời tâm sự rất chân tình của ngườ i lãnh đa ̣o cao nhất trong Đảng đã thể hiê ̣n sự thấu hiểu tâm tư , nguyê ̣n vo ̣ng của nhân dân ; thể hiê ̣n sự nắm rõ tình hình đất nước và luôn đề cao tư tưởng “lấy dân làm gốc” . Báo chí chính là nơi thể hiện cao độ quyền làm chủ của người dân, là phương tiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Báo chí không chỉ là tiếng nói của các đảng phái chính trị, của nhà cầm quyền mà còn là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Thông tin trên báo chí không chỉ có một chiều từ trên xuống mà còn có chiều ngược lại. Báo chí không chỉ thể hiện sự đồng thuận đối với các chủ trương, chính sách của nhà cầm quyền mà còn là tiếng nói phê phán, phản biện đối với những điều chưa hợp thực tiễn, trái với lòng dân. Như vậy với mục đích tuyên truyền Nghị quyết của Đảng cho dân chúng hiểu, phục vụ cho công cuộc đổi mới ở 3 khía cạnh: khuyến khích đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, dẹp bỏ những cản trở đối với công cuộc đổi mới, khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng, chuyên mục “Những việc cần làm ngay” ra đời như là một sản phẩm tất yếu từ một nhà lãnh đạo cách mạng “lấy dân làm gốc”, giúp người dân phát huy được quyền làm chủ tập thể, làm chủ sự nghiệp đổi mới của mình.
Đó là 3 cơ sở chủ yếu nhất lý giải sự ra đời chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trên báo Nhân Dân.
40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương này trình bày tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và diện mạo báo chí Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, qua đó làm rõ bối cảnh ra đời và ý nghĩa của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” với các bài báo ký tên N.V.L trên báo Nhân Dân.
Vượt qua rất nhiều những trở ngại, khó khăn, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam phát động và lãnh đạo đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, văn hóa... trong đó có cả báo chí. Những thành tựu đó đã khẳng định tính đúng đắn của chiến lược đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là công sức, nỗ lực của toàn thể dân tộc và phần nào gắn liền với vai trò đặc biệt của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, một trong những người “khởi xướng công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế, mang lại sự ổn định, phồn vinh cho đất nước Việt Nam”. Từ 25/5/1987 đến 28/9/1990, Nguyễn Văn Linh với bút danh N.V.L đã viết 31 bài báo có tên “Những việc cần làm ngay” đăng trên báo Nhân Dân với mục đích cụ thể hóa chủ trương của Đảng vào những công việc thiết thực nhất nhằm làm cho nhân dân nắm rõ nghị quyết Đảng, đường lối xây dựng đất nước, trên cơ sở đó sẽ phát huy sức lực, góp công vào công cuộc kiến thiết đất nước. Những bài báo ấy đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội và hoạt động báo chí trên nhiều phương diện, nhất là hình thành nên một hiệu ứng báo chí rộng khắp cả nước với hàng loạt những tờ báo, những bài báo, những chuyên mục có tính chất hưởng ứng, học tập và làm theo nội dung, tinh thần của chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân.
Toàn bộ nội dung chương 1 đã giải đáp cho câu hỏi: Nguyễn Văn Linh là một nhà hoạt động cách mạng, một chính trị gia chuyên nghiệp chứ không phải là một nhà báo chuyên nghiệp. Vậy tại sao nhà cách mạng (chính trị gia) Nguyễn Văn Linh lại trở thành nhà báo N.V.L với 31 bài báo tạo nên một hiện tượng đặc sắc trong lịch sử phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam?
41 Câu trả lời có 3 nội dung sau:
+ Xét trên phương diện lý luận, hoạt động báo chí và hoạt động chính trị có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Báo chí là công cụ “Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể” (Lénine) vừa nhanh, lại rất hiệu quả, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Bởi vì báo chí là phương tiện tạo lập và định hướng dư luận, có thể làm thay đổi nhận thức của người dân đối với nhà cầm quyền và các thiết chế trong xã hội. Do vậy, người làm chính trị phải biết tận dụng sức mạnh của hệ thống báo chí trong việc huy động sự ủng hộ của quần chúng phục vụ cho các chiến lược chính trị của mình.
+ Mục đích ban đầu của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh khi viết loạt bài “Những