Sơ đồ quá trình của một dự án xây lắp.
Đối với dự án công ty là nhà thầu thi công:
Nguồn từ phòng dự án.
Qua sơ đồ ta có thể thấy các giai đoạn của một dự án mà công ty phải thực hiện.
Đầu tiên công ty cần phải lập báo cáo khả thi có các nội dung chính như sau:
- Mục tiêu những ưu tiên hướng dẫn ban đầu hoặc các điều khoản của chủ đầu tư.
- Danh mục những nhu cầu đối với dự án mức độ quan trọng và phạm vi của dự án
- Tiêu chuẩn thiết kế an toàn sức khoẻ, môi trường, các tiêu chuẩn khác lý do áp dụng chúng.
- Bản chi phí các kế hoạch những chú thích độ tin cậy và rủi ro.
- Bản thuyết minh các kế hoạch, bản tóm tắt thiết kế công trình, nội dung cơ bản của các điều khoản hợp đồng thi công và bàn giao công trình đã hoàn thành.
Thiết kế Đấu thầu Thi
công Nghiệm thu quyết toán
Lập báo cáo khả khi Mua hồ sơ mời thầu Lập hồ sơ dự thầu Đấu thầu Thi công Nghiệm thu và quyết toán
- Các văn bản đề nghị biện pháp thi công công trình, các đề xuất kế hoạch, các kiến nghị tư vấn và những phát sinh trong hợp đồng.
* Đối với các dự án công ty là nhà thầu xây dựng thì:
+Phòng dự án của công ty phải tiến hành thu thập thông tin về mời thầu của các chủ đầu tư một cách thường xuyên, thông tin về chủ đầu tư, mua hồ sơ dự thầu.
+ Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền để có những thông tin về kế hoạch đầu tư của các bộ ban ngành cơ quan Nhà nước.
+ Duy chỉ mối quan hệ với chủ đầu tư đã có hợp tác lâu dài nhờ đó có khả năng nhận được thư mời thầu khi họ có đầu tư mới.
Sau khi nhận được thông báo mời thầu công ty sẽ cử một cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm tới thăm thực thi địa bàn công trình mặt bằng thi công công việc… trên cơ sở các báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và bản thiết kế của chủ đầu tư lập sẵn công ty sẽ tiến hành:
+Phòng thiết kế dựa trên các bản vẽ kỹ thuật thi công trong hồ sơ mời thầu của nhà thầu sẽ kiểm tra bóc tách công trình mình phải làm.
+ Dựa trên kết quả của phòng thiết kế và lấy dự toán của hồ sơ mời thầu phòng dự án lập một bộ hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu gửi cho bên mời thầu.
* Lập hồ sơ dự thầu
Đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu của công ty sẽ dựa vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, các quy định hiện hành về xây dựng của Nhà nước, kỹ năng kinh nghiệm lập hồ sơ mời thầu cho gói thầu sẽ tham gia đấu thầu.
Nội dung của hồ sơ mời thầu gồm hệ thống các bảng biểu. Đây là một ví dụ về hồ sơ dự thầu của công ty gồm: Thư mời thầu, đơn xin dự thầu, bảng kê khối lượng, bảo lãnh dự thầu, giấy uỷ quyền, chứng chỉ đi hiện trường,
thông tin chung về công ty, quyết định thành lập, giấy phép hành nghề, giây phép kinh doanh, xác nhận tài khoản, bảng cân đối tài chính, phân tích đơn giá, thuyết minh biện pháp thi công, bảng kê cán bộ chủ chốt, nhân lực thiết bị bố trí cho công trình, biểu đồ tiến độ thi công, sơ đồ bố trí công trường, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, hồ sơ thiết kế, hợp đồng.
Lập giá dự thầu.
Trong toàn bộ các công tác phục vụ cho hồ sơ dự thầu thì lập giá dự thầu thì điểm cho giá dự thầu thường chiếm 50 %. Nhiều các công ty mặc dù trúng thầu xây dựng nhưng bỏ không tiếp tục tham gia thi công công trình vi nguyên nhân công tác lập giá dự thầu không hợp lý. Giá bỏ thầu hợp lý là giá bỏ thầu vừa đáp ứng được mức giá mà chủ đầu tư đề ra vừa đảm bảo bù đắp được mức lãi dự kiến mà công ty đã đề ra. Do đó giá bỏ thầu có tầm quan trọng đặc biệt với công ty tham gia đấu thầu.
Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với mức giá do chủ đầu tư đặt ra và thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường dựa vào định mức đơn giá mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên do tính chất cá biệt của sản phẩm xây dựng nên phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm phụ thuộc vào phương án thi công của công ty. Vì vậy không thể thống nhất giá dự thầu cho các công trình mà công ty có thể dựa vào nguyên tắc tính toán để tính toán cho từng công trình của mình. Về nguyên tắc giá dự thầu được tính toán dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu, tính toán những khối lượng công việc chính theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật được giao. So sánh với tiên lượng hồ sơ mời thầu nếu phát hiện ra có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét bổ sung.
Dự toán chi phí xây dựng gồm : Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.
+ Chi phí vật liệu : gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, kết cấu thành phẩm, vật liệu luân chuyển, thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu ( không tính chi phí vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí lán trại phục vụ thi công, chi phí nguyên liệu các xưởng sản xuất phụ ).
m
VL = ∑ Qj *Dvji j= 1
Trong đó: VL là chi phí vật liệu
Q là khối lượng công tác xây dựng thứ j Dvji là chi phí vật liệu
+ Chi phí nhân công: gồm tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp lương nghỉ lễ tết phép của công nhân trực tiếp khi thi công xây lắp ( không tính lương công nhân điều kiển máy, công nhân sản xuất ở các xưởng phụ và cán bộ nhân viên gián tiếp )
m
NC = ∑ Qj *D j
nc * knc j= 1
Trong đó: NC là chi phí nhân công D j
nc là chi phí nhân công
knc hệ số điều chỉnh chi phí nhân công.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí phục vụ trực tiếp máy thi công trên công trường như chi phí một lần ( chỉ phát sinh một lần: làm đường tam, chi phí lắp đặt …) chi phí thường xuyên ( nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công bảo dưỡng định kỳ, lương công nhân điều khiển máy thi công) m
M= ∑ Qj *D j m * km j= 1
Trong đó: NC là chi phí máy thi công D j
m chi phí máy thi công
km hệ số điều chỉnh máy thi công
Chi phí trực tiếp khác: chi phí bơm tát nước, vét bùn thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh.
TT = Ktt * (VL + NC + M )
Trong đó: TT là chi phí trực tiếp khác
Ktt là tỷ lệ quy định theo thông BXD Ktt = 1,5 % - Chi phí chung gồm:
Chi phí quản lý điều hành sản xuất tại công trường của công ty Chi phí phục vụ công nhân chi phí phục vụ thi công tại công trường
Một số chi phí khác C = P * T
Trong đó: C là chi phí chung
P là định mức chi phí chung - Thu nhập chịu thuế tính trước
TL = % quy định * ( T + C ) Trong đó TL thu nhập chịu thuế tính trước Giá trị dự toán xây dựng trước thuế:
G = ( T + C + TL)
- Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng theo quy định hiện hành GTGT = ( T+ C + L) * k xd
gtgt Trong đó: GTGT là thuế giá trị gia tăng - Chi phí nhà tạm :
GXDLT = G * tỷ lệ quy định * ( 1 + k xd gtgt )
Tỷ lệ quy định là 2 % nếu công trình đó mới khởi công ở vùng xâu vùng xa hải đảo công trình theo tuyên ngoài đô thị và vùng dân cư, là 1 % đối với
các công trình khác. Riêng đối với các công trình phức tạp thì người quyết định đầu tư tự phê duyệt.
Sau khi lập hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra những quyết định tranh thầu. Trên thực tế có rất nhiều cách ra quyết đinh tranh thầu nhưng công ty CTS thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng chỉ tiêu tổng hợp, một phương pháp phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.Quá trình vận dụng phương pháp này được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Xác định các danh mục chỉ tiêu ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của công ty.
Căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, quy định của luật pháp và quy chế đấu thầu hiện hành, doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu đặc trưng choc các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu thắng thầu càng tốt. Số lượng các chỉ tiêu này là tuỳ ý nhưng tối thiểu phải bao quát đủ các chỉ tiêu thường dung để đánh giá hồ sơ dự thầu.Doanh nghiệp cũng tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, chú ý sự trùng lặp chỉ tiêu và xác định các chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng thắng thầu của công ty.
Bước 2 : Xây dựng thang điểm
Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo một trạng thái tương ứng với từng bậc thang điểm. Có nhiều loại thang điểm có thể được áp dụng. Yêu cầu của thang điểm là đảm bảo tính chính xác và không quá phức tạp trong tính toán. Có thể sử dụng thang điểm bậc 3, bậc 5, bậc 9. Trong đó thang điểm bậc 3 chia thành mức 4,2,0 tương ứng với 3 trạng thái của phương án trả lời là tốt, trung bình, kém. Thang điểm bậc 5 chia thành 5 mức 4,3,2,1,0 tương ứng với 5 mức trạng thái rất tốt , tốt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm bậc 9 có các mức điểm 8,7,6,5,4,3,2,1,0
Bước 3: Xác định tầm quan trọng của từng chỉ tiêu
Trong các chỉ tiêu được lựa chọn để tính toán thì các chỉ tiêu có mức ảnh hưởng khác nhau tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Do vậy doanh công ty sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, những thông lệ những thông chuẩn thường dung để đánh giá hồ sơ dự thầu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu được thể hiện bằng phần trăm, hoặc số thập phân…
Bước 4: Tính toán chỉ tiêu điểm tổng hợp cho gói thầu cụ thể
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể công ty khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự đoán đối thủ cạnh tranh để xác định từng mục tiêu trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Điểm tổng hợp được tính theo công thức sau
n
TH = ∑ Ai *Pi i =1
Trong đó: TH là chỉ tiêu tổng hợp N: Số các chỉ tiêu danh mục
Ai: Điểm số của chỉ tiêu thứ i tương ứng với trạng thái đó Pi: là trọng số của chỉ tiêu
Bước 5: Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định
Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau: K = TH \ M *100
Trong đó: K : khả năng thắng thầu TH: Điểm tổng hợp
Nếu K < 50% thì công ty không nên tham gia vào gói thầu đó. Khi K> 50% thì tình hình khả quan hơn. K = 50% thì khả năng thắng thầu là trung bình
Ví dụ công ty tính điểm tổng hợp của một gói thầu xây dựng theo thang điểm 5 bậc với các chỉ tiêu được đánh giá như sau:
TT Các chỉ tiêu Trạng
thái Điểm Trọng số Kết quả
1 Mục tiêu lợi nhuận Thấp 3 0.3 0.9
2 Khả năng đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật Rất cao 4 0.2 0.8
3 Khả năng đáp ứng tiến
độ thi công Cao 3 0.05 0.15
4 Khả năng đáp ứng về năng
lực thi công Rất cao 4 0.1 0.4
5 Mức độ quen thuộc với gói thầu Trung bình 2 0.15 0.3 6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Mạnh 1 0.2 0.2 Tổng điểm tính toán 2.75 K= 2.75/4*100 = 68.86%
Khả năng thắng thầu của gói thầu là 68.86% > 50% công ty nên tham gia vào gói thầu này.
Nếu công ty trúng thầu thì phòng kỹ thuật sẽ lập phương án thi công, lên danh sách các máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình thi công công trình, bản kế hoạch sử dụng chúng sau đó giao chúng cho phòng tổng hợp cung cấp.
Công trình khi đã hoàn tất thì đem nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư và quyết toán công trình. Tiến hành nghiệm thu hoặc bàn giao được tiến hành theo hạng mục công trình, từng phần hay toàn bộ công trình còn phụ thuộc vào quy mô của công trình đó là lớn hay nhỏ, tính chất kỹ thuật hay yêu cầu của chủ đầu tư. Khi tiến hành bàn giao xong thì giai đoạn cuối cùng là thanh toán hợp đồng chủ đầu tư tiến hành thanh toán những khoản mục còn lại cho
công ty. Chấm dứt hợp đồng trong thời hạn 40 năm ngày kể từ ngày hai bên tiến hành các nghĩa vụ nghi trong hợp đồng. Trường hợp gói thầu phức tạp thì được phép kéo dài tới chín mươi ngày.