QUY TRÌNH LẤY MẪU RAU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh khánh hòa và giải pháp hạn chế (Trang 44)

2.3.4.1. Quy trình lấy mẫu chung

Sơ đồ 2.2. Qui trình lấy mẫu

Người lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu hóa học cần phải mang găng tay. Tốt nhất găng tay chỉ sử dụng một lần để tránh bị nhiễm chéo.

2.3.4.2. Quy trình lấy mẫu rau sản xuất

Việc lấy mẫu tuân theo TCVN 9016:2011 Rau tươi – Phương pháp lấy mẫu rau trên đồng ruộng, được thực hiện theo trình tự sau:

Mỗi ruộng rau lấy một mẫu tại thời điểm thu hoạch.

Dùng thước đo kích thước của ruộng. Vẽ sơ đồ ruộng vào biên bản lấy mẫu (số lượng luống, đường đi, mương nước, phương hướng).

Không lấy mẫu tại điểm đầu và điểm cuối của ruộng. Vị trí lấy mẫu cách điểm đầu và điểm cuối khoảng 0,5m.

Lấy đủ lượng mẫu cần thiết, không chia nhỏ mẫu hay giảm khối lượng mẫu tại ruộng.

Bảng 2.1. Số điểm lấy mẫu và trọng lượng mẫu

Stt Loại mẫu Lượng/số điểm lấy mẫu Trọng lượng

mẫu

01 Rau cải các loại, xà lách, mùng tơi.

12 cây từ 12 điểm (có thể lấy nhiều mẫu tại nhiều điểm để đạt trọng lượng mẫu tối thiểu)

≥1kg

Thu thập các mẫu ban đầu

Chuẩn bị mẫu chung

Chuẩn bị mẫu phân tích cho PTN

Ghi biên bản

02 Rau muống 12 điểm ≥1kg

03 Rau ngót 12 điểm ≥1kg

Lưu ý khi lấy mẫu tại đồng ruộng

Không làm mất dư lượng thuốc BVTV trên bề mặt sản phẩm trong quá trình thu mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

Tránh làm hư hại mẫu ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Dụng cụ lấy mẫu và túi đựng mẫu, thùng đựng mẫu phải sạch tốt nhất dùng dụng cụ mới. Dụng cụ này được làm từ vật liệu không ảnh hưởng đến quá trình phân tích.

Tránh nhiễm bẩn mẫu bởi tay và quần áo của người lấy mẫu. Lý do có thể người lấy mẫu đã tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

Không để mẫu tiếp xúc với các khu vực rìa và bao quanh ruộng lấy mẫu. Tránh sự nhiễm bẩn giữa rau và đất.

2.3.4.3. Quy trình lấy mẫu rau tiêu thụ

Đối với rau tại các chợ: Đoàn kiểm tra phối hợp với Ban quản lý các chợ để thực hiện việc mua mẫu. Thông tin về nguồn gốc của rau tại chợ được người bán cung cấp nhưng không đáng tin cậy vì họ không có sổ sách ghi chép mà nói theo trí nhớ.

Loại rau cần lấy mẫu: tập trung vào các loại rau ăn lá sản xuất nhiều trên địa bàn Nha Trang (rau cải xanh, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, xà lách) và các loại rau được bán nhiều tại các chợ (rau cải xanh, rau cải bắp, rau cải thảo, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, xà lách).

Rau lấy mẫu chỉ thu phần ăn được như phần thân, lá…

Việc lấy mẫu phải gồm mẫu ban đầu, mẫu chung, mẫu thí nghiệm. Tuân theo TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999)

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh khánh hòa và giải pháp hạn chế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)