Lí thuyết hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thông điệp truyền thống tổ chức sự kiện (Trang 34)

6. Bố cục khóa luận

1.4.2. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ

1.4.2.1. Sự ra đời và phát triển của lí thuyết hành vi ngôn ngữ

J.L.Austin là ngƣời đầu tiên đƣa ra lý thuyết về hành vi ngôn ngữ(HVNN) hay hành động ngôn từ (Speech Acts). Lý thuyết này về sau đƣợc

Searle và các tác giả khác kế thừa và phát triển, trở thành một lý thuyết nền tảng của ngữ dụng học nói riêng và ngôn ngữ học nói chung.

Theo lý thuyết này, Austin đã phát hiện ra bản chất của ngôn ngữ. Đối với Austin, “nói” là một loại hành động, hành động bằng lời.

Còn theo John R. Searle, hành vi ngôn ngữ (Sprechakzt) là "những đơn vị cơ bản hoặc nhỏ nhất trong giao tiếp ngôn ngữ."

Nghĩa là hành vi ngôn ngữ đƣợc coi là đơn vị nhỏ nhất của giao tiếp. Nhƣ mọi ngƣời đều biết, hành vi ngôn ngữ không đơn giản chỉ là đƣa ra những câu đúng ngữ pháp mà ở mỗi câu còn có một kiểu hành vi nhất định đƣợc thực hiện, ví dụ nhƣ hỏi, chào, bắt chuyện, ra lệnh, từ chối, cảm ơn, xin lỗi ... Có thể thấy rằng, trong giao tiếp có nhiều hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện đồng thời.

Hành vi ngôn ngữ đƣợc coi nhƣ là "một phần của lời nói, là đơn vị ngữ cảnh - mục đích, có nghĩa, mang đặc trưng cấu âm - âm học, được người nói và người nghe liên kết trong một ngữ cảnh nhất định thông qua các ý nghĩa tương tự với chúng. Một hành vi ngôn ngữ diễn ra khi một người nói với người kia một điều gì đó."

(Trích theo Kadzadej 2003: 104)

>>> Nội dung của lý thuyết HVNN đó là khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, tức là chúng ta đa thực hiện một hành động đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ.

1.4.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ Austin chia HVNN làm 3 loại:

- Hành vi tạo lời (Locationary act): là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.

- Hành vi tại lời (Illocutionary act): là những hành vi mà ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. VD: khi một ngƣời nói những từ nhƣ: xin lỗi, cảm ơn…dƣới dạng trực tiếp thì ngƣời đó cũng đồng thời thực hiện hành vi tại lời là xin lỗi và cảm ơn.

- Hành vi mƣợn lời (Perlocutionary act): là những hành vi “mƣợn” phƣơng tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mƣợn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó cho ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính ngƣời nói.

Ngữ dụng học chỉ quan tâm đến hành vi tại lời và hiệu lực tại lời. Do vậy, trong Ngữ dụng học, khi nói đến HVNN thì đó chính là đang nói đến hành vi tại lời. Theo đó, một HVNN đƣợc tạo ra khi ngƣời nói (SP1) trao một phát ngôn (U) cho ngƣời nghe (SP2) ở ngữ cảnh (C) nhất định. Mỗi HVNN đều chuyển tải ít nhất một và thƣờng là hơn một lực tại lời (F – còn gọi là lực ngôn trung) – là lực do SP1 tạo ra và tác động tới SP2.

Việc phân loại cụ thể các loại hành vi ngôn ngữ đi theo hai hƣớng chính: - Theo Austin, HVNN đƣợc phân làm 5 nhóm (theo động từ ngữ vi) + 1.Phán xử (verdictives)

+ 2. Hành xử (exercitives) + 3. Cam kết (commisives) + 4. Trình bày (expositives) + 5. Ứng xử (behabitives)

- Searle dựa vào 4 tiêu chí: đích ở lời, hƣớng khớp ghép, trạng thái tâm lí và nội dung mệnh đề để phân loại HVNN. Theo ông, có 5 loại HVNN là:

+ 1. Tái hiện (representatives) hay xác tín (assertive) + 2. Điều khiển (directives)

+ 3. Cam kết (commisives) + 4. Biểu cảm (expressive) + 5. Tuyên bố (declarations)

1.4.2.3. Điều kiện sử dụng của các hành vi tại lời

 Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện may mắn (felicity conditions). Những điều kiện may mắn của Austin là: a. Phải có thủ tục có tính chất quy ƣớc và thủ tục này phải có hiệu quả cũng

có tính quy ƣớc. Hoàn cảnh và con ngƣời phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục.

c. Thông thƣờng thì những ngƣời thực hiện hành tại lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng nhƣ đã đƣợc đề ra trong thủ tục và khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng nhƣ nó đã có.

 Theo Searle, một HVNN chỉ đƣợc coi là có hiệu quả khi thỏa mãn 4 điều kiện thành công sau đây:

a. Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất nội dung của hành vi.

b. Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe.

c. Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lí tƣơng ứng của ngƣời phát ngôn.

d. Điều kiện căn bản: đƣa ra kiểu trách nhiệm và ngƣời nói hoặc ngƣời nghe bị ràng buộc khi hành vi tại lời đó đƣợc phát ra.

CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG CÁC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG SỰ KIỆN.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thông điệp truyền thống tổ chức sự kiện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)