506 679 100,0 202 272 100,0 5 Gò Nổi Cá nổi 10 000 100,0 2 500 100,0 0,
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN BIỂN 3.1Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên
Tài nguyên của Biển Đơng phong phú và đa dạng. Nguồn lợi về sinh vật đã được các nhà khoa học quan tâm và đánh giá. Thống kê của FAO (1970) đã chỉ rõ, trong số khoảng 30 triệu tấn cá khai thác được ở Thái Bình Dương hàng năm, tại vùng biển phía Bắc đã cĩ xu thế giảm từ 14,5 triệu tấn (1968) xuống đến 8 triệu tấn (1969); tại vùng biển phía Nam sản lượng từ 12 triệu tấn (1968) xuống 9 triệu tấn (1969); trong khi đĩ, tại vùng biển phía Tây (tức là Biển Đơng) sản lượng từ 3,8 triệu tấn (1968) tăng lên đến 12 triệu tấn (1969).
Điều đĩ chứng tỏ, tiềm năng khai thác cá ở vùng biển nước ta nĩi chung cịn khá dồi dào, song cần sử dụng hợp lý mới cĩ thể tránh khỏi những hậu quả như những biển lân cận. Để bảo vệ nguồn lợi cá cũng như những nguồn lợi thủy sản khác thường phải theo những hướng sau:
- Khai thác một cách hợp lý
- Khai thác đi đơi với nuơi trồng, thả thêm hải sản, làm giàu cho biển
- Bảo vệ sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng, các bãi cá đẻ, nơi sinh dưỡng, sinh sống của cá con và cá trưởng thành.
- Duy trì nguồn muối dinh dưỡng cho biển, nhất là vùng gần bờ, kết hợp với việc bĩn phân cho các vùng nuơi trổng thủy sản.
- Chống ơ nhiễm các vùng biển.
Những phương hướng trên bao gồm hàng loạt biện pháp tổng hợp, nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ vùng biển, bảo vệ thiên nhiên.
Khai thác hợp lý cá và các đối tượng sinh vật trong bất kỳ vùng nước nào là lấy đi một phần của trữ lượng tương đương với sự gia tăng hằng năm của trữ lượng đĩ khơng gây nên tình trạng các sinh vật mất khả năng khơi phục lại số lượng bình thường của quần thể, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
Nguồn lợi các sinh vật ở nước được hình thành trong tổ hợp các điều kiện của một hệ sinh thái, bởi vậy, hoạt động khai thác của con người phải được xem như một nhân tố quan trọng, cĩ tác động đến sự biến đổi và tiến hĩa của hệ thống đĩ.
Các thành viên cấu trúc nên nguồn lợi sinh vật, trong đĩ cĩ cá và các thủy sản, trong quá trình tiến hĩa của mình đã thích nghi với sự biến đổi của các điều kiện mơi trường ở những giới hạn nhất định. Phản ứng trước nhất của các quần thể sinh vật là thay đổi số lượng của mình trước những biến động của các điều kiện sống; đặc biệt đối với nguồn thức ăn, nhằm duy trì tính ổn định tương đối của cả hệ sinh thái, trên cơ sở tạo ra sự cân bằng sinh học
Trên quan điểm đĩ, khai thác hợp lý chỉ được coi là một phần nhân tố tự nhiên mà sinh vật thích nghi khi nĩ nằm trong hệ thống triotropha. Khai thác quá mức, tức là tác động của con người vượt ra ngồi giới hạn thích nghi của sinh vật sẽ khơng nằm trong hệ thống nêu trên. Do vậy, nghề khai thác thủy sản phải được xây dựng và phát triển trên một cơ sở khoa học hiện đại, nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lợi ở nước một cách hợp lý.