Gluxit: 300-400g/ngày, cần tăng nguồn này để cơ thể khỏi dùng protein tạo năng lượng

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 155 - 160)

CHƯƠNG XIII: NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ DINH DUỠNG ÐIỀU TRỊ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH

II. Nguyên tắc CHUNG XÂY DựNG CHế Ðộ ĂN

3. Gluxit: 300-400g/ngày, cần tăng nguồn này để cơ thể khỏi dùng protein tạo năng lượng

4 Vitamin và khoáng:

éủ vitamin vỡ ở BỆNH NHÂN XƠ GAN VIỆC HẤP THU CÁC VITAMIN NHểM B và vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) đều giảm. ăn nhạt nếu có phù và cổ chướng. Nước: ít hơn lượng nước tiểu bài tiết ra trong ngày nếu có phù và cổ chướng nặng .

5. Chất xơ: Không cho bệnh nhân ăn thức ăn nhiều xơ mà dùng thức ăn mềm để đề phòng vỡ phồng tĩnh mạch thực quản.

III. CÁCH CHẾ BIếN

Nên ăn dưới dạng chế biến nhừ, nghiền nhỏ, bột.

1. Các thức ăn nên dùng:

- Thịt nạc các loại.

- Sữa tách bơ.

- Các loại bột, miến dong, bánh phở...

- Ðường, đường glucoza.

- Dầu thực vật 10g/ngày.

- Quả ngọt dạng nghiền hoặc nước quả.

- Viên Moriamin- sinh tố.

2. Các thức ăn không nên dùng:

- Mỡ, thịt, cá nhiều mỡ.

- ít dùng trứng( 2 quả tuần).

- Bơ, sữa bò chưa tách bơ.

- Phủ tạng (tim, gan, thận...).

- THỨC ĂN MẶN.

CHế Ðộ ĂN TRONG BệNH LOéT Dạ DàY Tá TRàNG

Loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ để chỉ chung tình trạng bệnh lí có ổ loét ở DẠ DÀY HOẶC Ở TÁ tràng hoặc cả hai vị trí. Biểu hiện bệnh trên lâm sàng bằng những cơn đau Ở VÙNG thượng vị, xuất hiện từ 2-3 giờ hoặc 4-5 giờ sau khi ăn và kéo dài trong 2-3 giờ liền. Cơn đau có từng đợt 15-20 ngày hoặc dài hơn nữa rồi dịu dần và biến mất trong một thời gian khá dài (2-3 tháng hoặc 5-6 tháng) để rồi lại TÁI DIỄN VỚI MỨC ÐỘ NẶNG HƠN.

I. CHẾ ĐỘ ĂN ĐỀ PHềNG VÀ CHữA BệNH 1. Nguyên tắc:

1. 1 Cần dùng các thức ăn mềm có khả năng bao bọc che chở niêm mạc dạ dày và thích hợp với từng người.

Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thức ăn quá lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng cũng làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn. Thức ăn Ở 40-50OC DỄ TIấU HểA VÀ DỄ HẤP THU HƠN Ở nhiệt độ bỡnh thường.

1.2. Chống tăng tiết dịch vị và HCL:

- Không để bụng đói.

- Không ăn quá no.

- Không ăn nước luộc, nước hầm thịt nguyên chất, những thức ăn có nhiều mùi vị thơm như thịt quay, thịt muối, cá muối.

- Không uống rượu, bia, cà phê, chè đặc.

- Không hút thuốc lá, không ăn chất cay, thức ăn, đồ uống quá chua.

- Sinh hoạt thoải mái, làm việc vừa sức, điều độ, tránh căng thẳng tinh thần (stress).

1.3. Các thức ăn nên dùng:

- Cơm, xôi, bánh nếp, bánh tẻ, bột mì, bột gạo, mì sợi, bánh mì.

- Ðường, bánh ngọt, mứt, kẹo, mật ong, bánh qui.

- Dầu thực vật, bơ, mỡ (Nếu không eo huyết áp cao, cholesterol máu cao).

- Các loại sữa và sữa đậu nành.

- Thịt, cá, trứng, đậu phụ.

- Các loại chè: Chè đỗ xanh, chè đậu đen, chè bột sắn.

1.4. Nên có các bữa ăn phụ:

Vì người bệnh không ăn được nhiều một lúc như những người không bị bệnh nên phải cho người bệnh ăn thêm một số bữa ăn phụ vào lúc 10giờ, 15giờ, 21giờ. Các bữa này nên ăn bánh qui, bánh nếp, bánh tẻ hoặc 1 bát chè. Dựa vào những đặc tính kích thích của các loại thức ăn mà xây dựng những chế độ ăn hạn chế xơ và các chất kích thích để bảo vệ dạ dày với những mức độ khác nhau như sau:

+ Chế độ hạn chế chặt chẽ (chế độ ăn sữa):

Dùng sữa tươi pha hoặc không pha đường, sữa đặc hay sữa bột. Sữa là thức ăn tốt cho bệnh loét dạ dày vì tính chất lỏng, không có xơ, trung hòa được axit clohydric trong

dịch vị. Chất béo của sữa (bơ) cũng làm giảm bài tiết dịch vị, trái lại lactoza tránh cho nhu động ruột không bị giảm.

+ Chế độ hạn chế trung bình:

Dùng sữa cộng thêm thức ăn nhẹ như thịt (thịt gà giò, bê non), trứng, rau khoai, khoai tây, rau nghiền, rau muống lá non, xà lách non.

+ Chế độ ăn hạn chế ít (Chế độ rộng rãi): ăn được nhiều loại thức ăn, chỉ cấm những thực phẩm kích thích mạnh như:

- Thịt nhiều mỡ (vịt, ngỗng)

- Các loại cá béo trộn với dầu dấm, cua, ốc.

- Trứng rán mỡ, trứng làm bánh kem.

- Các loại bánh rán có nhiều mỡ (bánh chuối tiêu...).

- Bắp cải hành, củ kiệu, củ cải.

- Quả ăn luôn vỏ (táo, ổi), quả khô.

- Rượu các loại, bia, chè đặc, cà phê.

- Gia vị: Dấm, ớt, hạt tiêu, tỏi.

2. Chế độ ăn cụ thể

2.1. Chế độ ăn khi có cơn đau:

Dùng chế độ hạn chế xơ và các chất kích thích chặt chẽ. Sau khi đỡ đau thì hạn chế trung bình (sữa bò, khoai rau nghiền, trứng). Không được dùng nước luộc, thịt, cà phê.

2.2. Ngoài cơn đau:

Bệnh nhân không cảm thấy đau, các thức ăn hình như không ảnh hưởng gì tới dạ dày.

Do đó một số người chủ trương không cần thiết bắt bệnh nhân phải ăn kiêng, hơn nữa bệnh nhân cũng không chịu theo thầy thuốc mà ăn uống kiêng khem quá ngặt nghèo nữa. Nhưng chỳng ta phải giải thớch cho bệnh nhõn rừ là bệnh cú thể chưa khỏi, cú thể trở lại và bệnh chỉ có thể khỏi hẳn nếu ta chú ý đến nó trong giai đoạn yên lặng. Do vậy phải có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và bồi dường sức khỏe. Về chế dộ ăn ta khuyên bệnh nhân nên dùng chế độ rộng rãi. Tránh dùng thực phẩm có nhiều xơ, thực phẩm kích thích, kiêng rượu, gia vị, nên ăn làm nhiều bứa trong ngày. Nên cho bệnh NHÂN DÙNG NHIỀU VITAMIN NHẤT LÀ VITAMIN C và B chế độ ăn phái đáp ứng nhu cầu về năng lượng, protein, gluxit, lipit.

2.3. Khi có biến chứng chảy máu:

Không nên nhịn đói vì nhịn đói không phải là biện pháp tốt để dạ dày nghỉ, ngược lại nó làm bệnh nhân suy yếu thêm, dạ dày co bóp mạnh chảy máu nhiều hơn. Vì thế cho bệnh nhân dùng chế độ sữa phối hợp. Sau đó tăng dần thêm cháo, nước xúp thịt, khoai tây nghiền, trứng. Ngoài ra nếu chảy máu nhiều cho truyền dung dịch đắng trương Nacl, glucoza.

CHế Ðộ ĂN TRONG BệNH VI? ÐạI TRàNG I. VI? RUỘT CấP TíNH

Bệnh nhân đau bụng, đi lỏng nhiều lần trong ngày. Nếu đi ngộ độc thức ăn có thể kèm theo nôn, cứ để đi ngoài hết thức ăn gây ngộ độc bệnh sẽ đỡ, lúc này cho người bệnh uống nước chè ấm, cho thêm một thìa cà phê đường, 1 lát gừng và 1 lát chanh, vài giờ sau cho ăn cháo gạo nấu nhừ và một ít thịt lợn nạc băm nhỏ hoặc viên hấp, uống thêm nước trái quả xay nhuyễn ngày uống 2-3 lần. Nếu đói cho ăn thêm bánh quy. Không ăn các loại nước dùng nhiều mỡ, các thức ăn nguội chế biến sẵn như pa te, DĂM BÔNG, XÚC XÍCH, CÁC LOẠI ÐỒ HỘP.

II .VI? RUỘT MẠN TÍNH:

Trong những đợt cấp của viêm ruột mạn tính áp dụng chế độ ăn như trên. Sau vài ngày khi phân trở lại bình thường, đau bụng giảm nhiều có thể ăn mềm rồi ăn cơm như bình thường.

Các loại sữa nếu uống bị đau bụng, sinh hỡi nhiều, nên pha sữa với một ít nước chè, chưa nên ăn các loại rau sống, mà nên ăn các loại rau non nấu chín. Các loại canh khoai như khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt nên ăn vì các loại rau quả này chứa nhiều pectin có tác dụng điều hòa nhu động ruột. Thịt cá cũng nên nấu chín kỹ hoặc băm nhỏ, không nên ăn tái hoặc rán ròn. Các loại quả chín như đu đủ chín, chuối chín, hồng xiêm, mắc cọp ăn rất tốt vì cung cấp THÊM MUỐI KA LI VÀ VITAMIN C làm cho người bệnh đỡ mệt.

III. CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH TÁO BểN

Ở người lớn có một tỉ lệ đáng kể bị táo bón 3-4-5 ngày mới đi ngoài 1 lần, đặc biệt là về mùa hè, điều này rất có hại vì các chất thải độc đối với cơ thể bị ứ trệ sinh cáu gắt, khó chịu, bực bội.

Nguyên nhân sinh bệnh là do các cơ thành ruột yếu nên sức co bóp không đủ mạnh để tống phân ra ngoài. Loại nảy hay gặp nhiều. Chế độ ăn gồm nhiều quả tươi như cam, táo, rau tươi (bắp cải, rau muống, cà chua, hành, cà rốt), đậu hạt khô, gạo còn khá nhiều cám. Tuy nhiên không nên dùng chất xenluloza nhiều quá vì các chất này TỤ LÂU Ở manh tràng và sẽ lên men làm cho ruột bị giãn ra. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng gây táo bón thì chế độ ăn cần loại bỏ các chất xơ và dùng thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Thức ăn nên dùng là: khoai nghiền, trứng, cá luộc, sữa, dầu thực vật, gạo trắng, mật ong, nước trái cây (cam, cà chua). Thức ăn cần kiêng là rau trái có xơ cứng, vỏ cứng, đậu hạt khô, thịt có sụn.

CHế Ðộ ĂN TRONG CáC BệNH NGOạI KHOA

I. VAI TRề CỦA DINH DƯỠNG TRONG CÁC BệNH NGOạI KHOA

+ Tăng thêm tỉ lệ thủ thuật có thể làm được: Trong một số bệnh như ung thư, lao...làm bệnh nhân bị suy dinh dưỡng không chịu nổi phẫu thuật nhưng nếu dinh dưỡng tốt thì có thể mổ được.

+ Giảm bớt khó khăn cho thủ thuật: ăn uống có thể làm giảm chướng hơi đối với bệnh nhân mổ mà bị chướng hơi.

+ Làm vết thương chóng lành.

+ Giảm bớt tỉ lệ tử vong của thủ thuật: ăn uống tốt trước và sau phẫu thuật làm giảm tỉ lệ tử vong của phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (Trang 155 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)