Chương III Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam. (Trang 27 - 30)

ngành giày dép Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3.1. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp

3.1.1. Đầu tư trang thiết bị nhà xưởng hiện đại

Các doanh nghiệp nên đầu tư có trọng điểm để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh cung cấp cho ngành giày dép và phấn đấu đến năm 2010 có thể cung cấp 60-70% nguyên phụ liệu cho ngành sản xuất giày dép xuất khẩu, tạo điều kiện cho ngành chủ động trong nguồn nguyên liệu sản xuất. Trong thời gian còn phải nhập khẩu nguyên liệu, để chủ động cần phải thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp khi ký kết được hợp đồng xuất khẩu có thể nhập ngay được nguyên liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo được đúng tiến độ giao hàng.

3.1.2. Tự nâng cao khả năng sản xuất.

Các doanh nghiệp da giày phải vừa duy trì hoạt động gia công quốc tế, vừa phải đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Hoạt động gia công chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở các tỉnh, các doanh nghiệp có quy mô lớn ở TP. HCM mà trước mắt là các công ty thuộc tổng công ty da giày Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường, có chính sách để phát triển sản phẩm mới, thị trường mới.

3.1.3. Đẩy mạnh đào tạo thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật, kỹ sư.

Hiện nay ngành da giầy đang sử dụng hơn 400 nghìn lao động nhưng toàn ngành chưa có một trường đào tạo chính quy về nghề. Công nhân được đào tạo chủ yếu theo lối kèm cặp ngay tại xí nghiệp sau khi tuyển dụng. Nếu tình trạng này tiếp tục tồn tại, ngành sẽ thiếu nhân lực có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quản lý và sản xuất, thiếu đội ngũ cán bộ thiết kế triển khai mẫu mốt theo thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng dẫn đến khả năng cạnh tranh kém so với các nước khác.

Các doanh nghiệp trước khi nhận công nhân, cán bộ quản lý,kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã … cần phải có biện pháp kiểm tra trình độ tay nghề, kỹ thuật, trình độ quản lý, thiết kế mẫu mã. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi

dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia trong nước và ngoài nước và gừi đi đào tạo ở nước ngoài để có các nhà thiết kế chuyên nghiệp, có trình độ nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang, đặc biệt là mẫu mã, mốt thời trang quốc tế.

3.1.4. Nâng cao tính cạnh tranh về thương hiệu, uy tín sản phẩm.

Trước tiên, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm mũi nhọn và thị trường khách hàng mục tiêu để có chiến lược và chính sách Marketing thích hợp. Tăng cường hoạt động tiếp thị một cách chủ động đồng thời kết hợp với chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước để quảng bá thương hiệu, tuyên truyền, xúc tiến bán hàng và bán hàng trực tiếp cho các khách hàng ở các thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng.

Ðây là một công việc phải tiến hành liên tục hàng chục năm, chi phí lớn, có nhiều rủi ro, đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng theo nguồn lực của mình. Vấn đề là ở chỗ chúng ta tham gia vào thị trường bằng cách nào cho có lợi nhất, chứ không phải nhất thiết phải có thương hiệu rieng cho mình. Trên thực tế, Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản là những quốc gia XK giầy nhiều thập kỷ nhưng hầu như chưa có thương hiệu giầy dép nào của họ được chấp nhận ở thị trường EU và Mỹ. Ðể XK được họ thường phải ký hợp đồng thuê lại các thương hiệ ở châu Âu hay ở Mỹ cho các sản phẩm của mình.

Xu thế thương mại hiện nay là các nước dẫn bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp thuế quan và thay vào đó là sử dụng các biện pháp phi thuế quan như những quy định về môi trường, về lao động … Do đó, các doanh nghiệp không những cần áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, mà còn phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 … để sản phẩm giày dép nước ta có khả năng cạnh tranh, đủ tiêu chuẩn đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

3.2. Nhóm giải pháp kiến nghị với nhà nước và hiệp hội da giày Việt Nam.3.2.1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ. 3.2.1. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

Để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhanh chóng mở rộng đầu tư nhằm tăng cường năng lực sản xuất của ngành da giày bằng các biện

Bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp thì nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn xã hội. Ngoài ra có thể tận dụng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư và sản xuất giày dép xuất khẩu.

3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến thị trường.

Khi chuyển sang phương thức tự sản xuất tự lo tiêu thụ, công tác thị trường là quan trọng nhất, bao gồm nhiều kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhiều chi phí. Bên cạnh các nỗ lực của doanh nghiệp, cần chú trọng nhiều hơn đến công tác xúc tiến thương mại ở cấp độ quốc gia, ngành sản xuất, vùng sản xuất. Chúng ta cần phải quảng bá khả năng sáng chế giầy dép của cả nước, cả ngành, của từng trung tâm lớn để tạo nên một hình ảnh đồng bộ đủ lớn và hấp dẫn với khách hàng. Chính phủ cần có các quỹ khuyến khích công tác này trên các thị trường chủ yếu của ngành.

3.2.3. Mở lớp đào tạo.

Vì hầu hết lao động trong ngành da giày hiện nay là lao động phổ thông, gần như không có tay nghề. Chính phủ cầp phải mở các trường đại học, đào tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn và cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khóa học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa cán bộ của ngành. Đồng thời cấp kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghề làm da giày để vào làm việc tại các doanh nghiệp.

3.2.4. Hỗ trợ việc đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.

Để tạo ra lợi thế lớn hơn trong tình hình cạnh tranh đang gay gắt hiện nay thì việc các doanh nghiệp tiến hành, thực hiện theo những tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 … . Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp da giày nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w