3.4.1.3 Ảnh hưỏng của tính bay hơi

Một phần của tài liệu giảm thiểu độc tố trong khí thải động cơ ôtô (Trang 41 - 42)

13 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỒNG ĐỘ CÁC CHẤ TÔ

13.2.4 3.4.1.3 Ảnh hưỏng của tính bay hơi

Tính bay hơi của nhiên liệu thường được đặc trưng bởi đường cong chưng cất và áp suất hơi Reid (PVR) đo ở 37,80C. Đó là một đặc tính quan trọng đối với hoạt động của động cơ, nó ảnh hưởng đến thời gian khởi động động cơ ở trạng thái nguội, tính ưu việt khi gia tốc và tính ổn định khi làm việc ở chế độ không tải và khi chạy nóng.

Những thành phần quá nặng (bay hơi ở nhiệt độ lớn hơn 200-2200C) có ảnh hưởng đến sự phát sinh hydrocacbure chưa cháy, do sự bốc hơi kém dẫn tới sự cháy không hoàn toàn vói sự hình thành aldehydes và sự gia tăng CmHn.

Những thành phần nhẹ hơn, cần thiết cho việc khởi động và làm việc ở trạng thái nguội, ảnh hưởng đến sự phát ô nhiễm của khí xả và nhất là ảnh hưởng đến tổn thất do bay hơi. Tính chất bay hơi tiêu chuẩn của nhiên liệu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và mùa. Chẳng hạn ở Pháp, tính bay hơi của nhiên liệu được qui định như sau:

- 45<=PVR<=79 Kpa (từ 20/6 đến 9/9)

- 50<=PVR<=86 Kpa (từ 10/4 đến 19/6 và từ 10/9 đến 31/10) - 55<= PVR<=99 Kpa (từ 01/11 đến 9/4).

Chính những thành phần dễ bày hơi nhất, đặc biệt là cặp butane-pentane gây ảnh hưởng đến PVR. Cặp này nhẹ, thường có nhiều hơn qui định trong quá trình lọc dầu, được pha vào nhiên liệu đến giới hạn tối đa cho phép để tận dụng chỉ số octane cao cảu nó (butane có chỉ số RON = 94) nhằm bù trừ việc giảm hàm lượng chì. Tính bay hơi của nhiên liệu không gây ảnh hưởng đến sự phát sinh NOx trong khí xả. Chì có CO và CmHn gia tăng theo PVR: nồng độ CO và CmHn tăng khoảng 20% theo chu trinh FTP khi PVR tăng từ 65 đến 80Kpa.

Một phần của tài liệu giảm thiểu độc tố trong khí thải động cơ ôtô (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w