CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1939 ĐẾN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CSVN (Trang 37 - 40)

NĂM 1945

1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

a. Tình hình thế giới và trong nước:* Tình hình thế giới: * Tình hình thế giới:

- Đó là sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần 2 với sự kiện ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn cơng Ba Lan.. Đây là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn khơng thể điều hịa của chủ nghĩa đế quốc. Khi chiến tranh bùng nổ, sự tồn vong của mỗi quốc gia là vấn đề nóng bỏng của tất cả các nước và các đảng phái chính trị.

- Ở bên Pháp, mặt trận Bình dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngồi vịng pháp luật. Chính phủ phản động Đalađie lên thay. Chính phủ mới đã phế bỏ tồn bộ

chính sách dân chủ của mặt trận Bình dân trước đó, thi hành một loạt biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.

32 Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đảng tồn tập, t6, tr 152.

* Tình hình trong nước:

- Sự tham chiến của Pháp đã làm cho tình hình Đơng Dương biến đổi sâu sắc. Thực

dân Pháp thi hành chính sách’’ Cai trị thời chiến’’cực kỳ tàn bạo. Cụ thể:

+ Về chính trị: tăng cường đàn áp, ban bố lệnh thiết quân luật, phát xít hóa bộ máy nhà nước.

+ Về kinh tế: tăng cường bóc lột, thực hiện chính sách ‘’kinh tế chỉ huy’’ để phục vụ cho chiến tranh

+ Về quân sự: Tăng cương bắt lính. Hơn 7 vạn người Việt Nam đã được đưa sang Pháp làm bia đỡ đạn.

Tất cả những điều đó đã làm cho mâu thuẫn vốn có của xã hội Đơng Dương là mâu

thuẫn giữa đế quốc Pháp và các dân tộc Đông Dương càng thêm găy gắt. Lịng phẫn uất sơi

sục của quần chúng sẽ ‘’thúc đẩy nhanh q trình cách mạng’’. Đó chính là cơ sở để Đảng ta phát động cao trào giải phóng dân tộc.

- Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22/9/1940, phát xít Nhật nhảy vào Đơng Dương. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật, nhân dân ta rơi vào cảnh

‘’một cổ hai trịng’’. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít

Pháp-Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần 2 và tình hình

cụ thể ở trong nước, căn cứ vào tính chất cách mạng Đơng Dương đã có sự thay đổi, Hội nghị lần thứ sáu (11/1939), Hội nghị lần thứ bảy (11/1940), và Hội nghị lần thứ tám (5/1941) Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược để giành chính quyền như sau:

- Một là: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. + Đảng ta đã xác định được mâu thuẫn chủ yếu ở Đơng Dương nói chung và

nước ta nói riêng là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và đế quốc Pháp- Nhật. Vì thế ’’ trong lúc này nếu khơng giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do thì chẳng những tồn thể dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được’’34

+ Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc thì vấn đề ruộng đất

lùi xuống vị trí thứ hai và phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đảng nhấn

mạnh: ‘’ Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất

cả mọi vấn đề của cách mạng, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà

giải quyết’’35.

+ Để phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược đó, Đảng đã tạm gác khẩu hiệu:’’

Đánh đổ địa chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày’’ và thay thế đó bằng khẩu hiệu ’’Tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai’’với mục đích mở rộng hơn nữa lực lượng cách mạng, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, để ‘’đưa cao cây cờ dân tộc lên’’ 36

+ Trong hoàn cảnh đặc biệt khi dân tộc ta rơi vào cảnh ‘’một cổ hai tròng’’, vận mệnh dân tộc nguy nan khơng lúc nào bằng thì tại hội nghị Trung ương 8( tháng 5/1941), Đảng ta xác định ‘’Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề : phản đế và điền địa nữa , mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề

giải phóng dân tộc. Vì vậy, cách mạng Đơng Dương lúc này là cách mạng dân tộc giải

phóng’’37…Việc đề cao một nhiệm vụ vụ giải phóng dân tộc ở đây là sự phát triển lên một

tầm cao mới, trong một hoàn cảnh mới của tư tưởng ‘’ chống đế quốc là nhiệm vụ hàng

đầu’’.

- Hai là: Đảng quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân

tộc riêng nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ và phát huy tính tự lập, tự cường

của các dân tộc. Ở Việt Nam mặt trận đó là Mặt trận Việt minh . Các tổ chức quần chúng của mặt trận đều lấy tên là Cứu quốc ( Công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc…) để thu hút tất cả mọi người dân u nước tham gia cơng cuộc giải phóng dân tộc.

- Ba là: quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi việc chuẩn bị khởi

nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.

+ Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, đầu tiên phải xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Đảng quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và thành lập các đội du kích hoạt động vũ trang; xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn- Vũ Nhai, căn cứ địa Cao bằng… + Đảng đã xác định hình thái khởi nghĩa ở Việt Nam là ‘’ đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa’’.

- Bốn là: khẳng định việc sau khi cách mạng thành công, Việt Nam sẽ tách ra khỏi

liên bang Đông Dương thành lập một nước riêng và thể chế chính quyền trong tương lai của Việt Nam là thể chế ‘’dân chủ cộng hịa’’- một chính phủ chung cho mọi giai tầng trong

35 Sdd, t6, tr 539.

36 Sdd, t6, tr540.

xã hội. Cịn Lào và Campuchia có thể liên kết thành liên bang hay tách riêng tùy ý. Mỗi dân tộc đều có ‘’quyền tự quyết’’.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương cịn đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:

- Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc và trở thành ngọn cờ tập

hợp lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là sự kế tục và phát triển hồn chỉnh tư tưởng giải phóng dân tộc đã được vạch ra trong Cương lĩnh tháng 2/1930 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và chứng tỏ tính đúng đắn của tư tưởng đó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG môn ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CSVN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w