. Tính cơ động
Các tài liệu đọc thêm và các trang Web tham khảo http://www.allkindsofminds.org/
http://www.allkindsofminds.org/ http://mailer.fsu.edu/~jflake/assess.html http://mathforum.org/sum94/project2.html http://intranet.cps.k12.il.us/Assessments/ideas_and_Rubrics/Create_Rubric/c reate_rubric.html http://pals.sri.com/guide/scoringdetail.html http://www.cdtl.nus.edu.sg/ http://www.thirteen.org/edonline/concept2class/constructivism/index.html http://hagar.up.ac.za/catts/learner/2000/scheepers_md/projects/100/theory/co nstruct.html
Thuật ngữ
Bản tóm tắt (Abstract) – là phần giúp hiểu ý chính của một khái niệm hay lý thuyết; giống như một bản tóm lược
Sựđạt được (Acquisition) – hành động có được hoặc đạt được một cái gì đó
Học tập tích cực (Active Learning) – như tên gọi của nó là quá trình trong
đó người học tích cực tham gia vào quá trình học hơn là tiếp thu bài giảng một cách thụ động. Học tập tích cực bao gồm đọc, viết, nghiên cứu, thảo luận, khuyến khích giải quyết vần đề, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Khả năng thích ứng (Adaptability) – nói đến khả năng điều chỉnh để phù hợp tình huống, hoàn cảnh
Chuyên quyền (Autocratic) – được dùng để chỉ phong cách truyền thống của việc giảng dạy và lãnh đạo, được đặc trưng bởi sự thống trị, điều hành và độc quyền về ý tưởng
Tận dụng/ Phát huy (Capitalize) – nghĩa là sử dụng một cái gì đó hướng đến
ưu điểm của họ
Giảng dạy truyền thống “Phấn trắng và lời nói” (Chalk-and-talk) - Phương pháp giảng dạy thường dùng trong các lớp học truyền thống, sử dụng bảng
đen và phấn trắng ghi bài giảng và học sinh chép lại bài học một cách thụ động, đi kèm với nó là việc truyền thụ kiến thức bằng lời nói (thuyết trình), ít cơ hội cho học sinh tương tác và tham gia
Nhận thức (Cognitive) – liên quan đến quá trình tư duy như là cảm giác, cảm nhận.
Hợp tác (Collaboration) – làm việc hay kết hợp với những người khác đểđạt
được mục tiêu nhất định
Năng lực (Competency) – nói đến khả năng hay thái độ của một người khi thực hiện một công việc cụ thể
Cụ thể (Concrete) – để chỉ cái gì đó thật sự tồn tại hay có thểđo lường, định tính hoặc định lượng
Thuyết cấu trúc (Constructivism) – là lý thuyết học tập được hình thành trên giả thiết người học có thể hiểu, khám phá được thế giới mà họ đang sống bằng việc suy xét kiến thức, kinh nghiệm đã có.
Sự đối chiếu (Contrast) – nghĩa là so sánh hai thứ để chỉ ra sự khác nhau (thường là rõ ràng)
Tiêu chí (Criteria) – những cơ sở để so sánh hay những điểm tham chiếu, dựa vào đó những cái khác có thểđánh giá hay so sánh.
Những hướng dẫn (Cues) – những gợi ý hoặc chỉ dẫn giống như các tín hiệu chỉ báo để ai đó thực hiện theo một cách chính xác.
Thống trị (Dominative) – vị trí hay quy tắc chủđạo cần tuân theo
Bao chùm (Encompass) – chứa đựng hoặc bao phủ
Đẩy mạnh (Enhance) – thúc đẩy hay là phát triển
Hỗ trợ, tạo điều kiện (Facilitate) – làm cho một công việc cụ thể trở nên dễ
dàng thực hiện hay hoàn thành hơn.
Làm quen (Familiarize) – biết đến hay quen thuộc với một quan niệm hay một ý tưởng nào đó
Tính linh hoạt (Flexibility) – nói đến khả năng thích ứng với sự thay đổi
Phương pháp đặt câu hỏi nhanh (Gatling gun approach) – đặt câu này tiếp nối câu khác theo một tốc độ rất nhanh
Kỹ năng tư duy bậc cao (Higher Order Thinking Skills) - để chỉ các kiến thức học tập mà người học tham gia với mức độ tư duy cao nhất, trong đó họ
có thể là những người tạo ra những ý tưởng mới, phân tích thông tin và tạo ra kiến thức. Trái với kiểu tư duy bậc thấp, trong đó người học chỉđơn giản thu nhận thông tin, thuật lại hay tham gia thực hiện theo thói quen và chỉđưa ra những kiến thức cơ bản. Kỹ năng tư duy bậc cao bao gồm khả năng thiết kế, hình thành, lên kế hoạch, đưa ra, tổng hợp, đánh giá, thử nghiệm, kiểm tra, suy xét, tổ chức, bãi bỏ việc hình thành, đặt câu hỏi và khám phá.
Một cách bừa bãi (Indiscriminately) – làm cái gì đó một cách vội vàng hay là hành động mà không suy xét.
Sự tích hợp (Integration) – nói đến khả năng nối kết cái gì đó thành một chuỗi hay tập hợp.
Thực hiện (Implement) – ứng dụng, sử dụnh hay thực hiện cái gì đó
Phong cách học tập (Learning Style) – là những khuôn mẫu hành vi nhất
định hoặc cách thực hiện mà qua đó cá nhân người học tiếp cận được những kiến thức giáo dục. Nó tập hợp những hành vi về nhận thức, tình cảm và tâm lý để chỉ ra cách thức mà người học cảm nhận, tương tác và đáp ứng môi trường học tập.
khác nhau, bao gồm khả năng ngôn ngữ, khả năng lô-gíc Toán học, khả năng quan sát, khả năng âm nhạc, khả năng vận động, khả năng giao tiếp cá nhân, khả năng nội tại và khả năng tự nhiên.
Phóng đại (Magnify) – giả thuyết phóng to kích cỡ của cái gì đó xem nó hoạt động như thế nào.
Biểu thị (Manifesting) – đồng nghĩa với chỉ ra hoặc trình bày những tính cách đặc trưng
Thành thạo (Mastery) – chỉ khả năng hiểu biết ở mức độ cao.
Thu nhỏ (Minify) – giả thuyết giảm lại kích cỡ của cái gì đó xem nó hoạt
động như thế nào.
Làm gương/ Làm mẫu (Modelling) – đưa ra hình ảnh mẫu để làm theo hay làm ví dụ
Điều chỉnh/ Chỉnh sửa (Modify) – thay đổi hoặc điều chỉnh cái gì đó để làm cho nó hoàn thiện và có liên quan với nhau hơn
Quan niệm chủ quan (Myth) – quan niệm nguỵ biện chưa được chứng minh (thường không đúng)
Tối ưu (Optimize) – vận dụng một cách tốt nhất hay là sử dụng hết tiềm năng
Kịch câm (Pantomime) – cách trình diễn mà không sử dụng lời nói
Nồng nhiệt (Passionate) – chỉ ra mong muốn mãnh liệt hướng về một điều gì đó
Triết lý (Philosophy) – khuynh hướng của những quan điểm, quan niệm; nguyên tắc hướng dẫn để thực hiện theo
Máy hát dĩa (Phonograph) – giống như cái đài, là một thiết bị nghe nhạc
Quang hợp (Phtosynthesis) – quá trình thực vật chuyển đổi nước và khí cácbôníc thành khí cábon hydrát sử dụng mặt trời làm nguồn năng lượng và sự hỗ trợ của chất diệp lục
Khúc mắc (Pitfall) - đồng nghĩa với những hạn chế và những khuyết điểm
Thụ phấn (Pollinating) – tiến trình sinh sản của những thực vật có hoa
Giảng dạy có xem xét/ đối chiếu (Reflective Teaching) – có nghĩa là quan sát những hoạt động bạn thực hiện trong lớp học, suy nghĩ về lý do tại sao bạn lại làm như vậy và xem bạn thực hiện có tốt không - - đây là quá trình tự
giám sát và tựđánh giá hướng đến nâng cao kỹ năng giảng dạy.
Sự khuôn phép (Regimented) – tuân thủ một cách nghiêm ngặt và bị hạn chế
Thích đáng, có liên quan (Relevant) – có nghĩa là quan trọng hay có ích
Nhà uyên bác/ hiền triết (Sage) – là người có học thức rộng, được nhiều người kính trọng
Lòng tự trọng (Self-esteem) – để chỉ cảm nhận về giá trị của một người;
đồng nghĩa với sự tự tin
Theo dãy (Sequential) – là sắp xếp theo trật tự cốđịnh
Phấn đấu (Strive) – làm việc đểđạt được thành tích hoặc kết quả nào đó
Quá trình dạy và học (Teaching-Learning Process) – là quá trình mà cá nhân người học đạt được (học tập) hay truyền đạt kiến thức (giảng dạy) trong giáo dục.
Triết lý giảng dạy (Teaching Philosophy) – là những quan điểm mà giáo viên đánh giá cao và sẽđịnh hướng cho các hoạt động giảng của họ. Nó bao hàm những quan niệm của họ về học sinh, việc học, việc giảng dạy và vai trò của người giáo viên.
Phong cách giảng dạy (Teaching Style) – là cách thức mà giáo viên giảng dạy trong lớp. Một cách tương đối, phong cách giảng dạy được chia thành 4 loại: áp đặt, thao giảng, hỗ trợ và cho bài tập thực hành.
Nhàm chán (Tedious) – nghĩa là gây cảm giác mệt mỏi và chán nản