Để tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL, tất cả các trường đều tổ chức thành lập Ban chỉ đạo gồm: Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng làm trưởng ban, bí thư Đoàn trường làm phó ban cùng các uỷ viên TPT Đội và các GVCN có năng lực.
Ban chỉ đạo HĐGDNGLL có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình đó. Những hoạt động lớn quy mô toàn trường được phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội TNTP HCM và các lực lượng GD khác ngoài nhà trường, hướng dẫn GVCN lớp, Đoàn thanh niên, Đội, lớp tiến hành hoạt động ở lớp mình. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.
Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL của cán bộ quản lý các trường THCS, chúng
55
tôi sử dụng câu hỏi số 4 (Mẫu phiếu số 1) ở phần phụ lục có kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Kết quả việc thực hiệncác biện pháp tổ chức thực hiện chương trình hoạt động HĐGDNGLL ở trường THCS huyện Lập Thạch
Số TT Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL Ý kiến của cán bộ quản lý Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung toàn trường 21 100.0
2 Lựa chọn chủ đề xây dựng kế hoạch chung cho khối lớp 21 100.0
3 Tổ chức hướng dẫn GVCN lớp thực hiện chương trình
HĐGDNGLL theo đơn vị lớp
8 38,09
4 Tổ chức Đoàn TN, Đội phối hợp tổ chức hoạt động chung toàn trường
21 100.0
Kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ quản lý chọn phương án 1, 2, 4. Điều này thể hiện rõ các nhà trường đều có sự triển khai bài bản và giống nhau trong tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn CBQL (62,1%) không đồng tình với phương án 3, điều đó cho thấy việc tổ chức hướng dẫn GVCN lớp thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo đơn vị lớp còn có nhiều hạn chế. Qua đây cũng bộc lộc những điểm còn hạn chế đó là: Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho GV còn bị xem nhẹ trong khi GV là lực lượng nòng cốt với vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà trường.
Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL của cán bộ quản lý các trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (Mẫu phiếu số 1) ở phần phụ lục và thu được kết quả như sau:
56
Bảng 2.12. Kết quả các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Lập Thạch. Số TT Các biện pháp chỉ đạo Ý kiến của cán bộ quản lý Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Chỉ đạo HĐGDNGLL theo chủ đề 21 100
2 Chỉ đạo tổ chức hoạt động chào mừng các ngày lễ trong
năm
21 100
3 Thực hiện phân công, phân nhiệm trong tổ chức
HĐGDNGLL
21 100
4 Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho GV 5 23,8
5 Bồi dưỡng năng lực tự quản cho tập thể HS trong tổ chức HĐGDNGLL
4 19,04
Kết qủa cho thấy 100% cán bộ quản lý chọn các biện pháp 1, 2, 3. Điều này thể hiện rõ các nhà trường THCS triển khai khá bài bản và giống nhau trong tổ chức chỉ đạo và thực hiện. Tuy nhiên, ở phương án 4 và 5 vẫn còn tỷ lệ lớn cán bộ quản lý (79%) chưa đồng tình, điều đó cho thấy việc bồi dưỡng năng lực cho GV và HS trong tổ chức HĐGDNGLL còn có hạn chế. Khi chúng tôi nêu vấn đề này ra thì được một GV ở trường THCS Đồng Ích
giải thích: “Việc bồi dưỡng, tập huấn tổ chức HĐGDNGLL cho GV chủ yếu
vẫn trông chờ vào chỉ đạo và tổ chức bồi dưỡng theo chương trình do Sở GD và ĐT tổ chức. Hoặc nếu có được quan tâm thì về tới cơ sở, với nhiều lý do điều kiện riêng của từng trường như vấn đề thời gian, điều kiện kinh phí cho việc tổ chức đã không thực hiện được một cách có hiệu quả”.
57
Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp chỉ đạo khi tiến hành tổ chức HĐGDNGLL của cán bộ GV các trường THCS, chúng tôi qua khảo sát ở 10 trường THCS trên địa bàn Lập Thạch, với câu hỏi số 3 (Mẫu phiếu số 2 - ở phần phụ lục) có kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13. Các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Lập Thạch
(Thực hiện khảo sát 10 Hiệu trưởng, 11 Phó Hiệu trưởng)
Số
TT Các biện pháp tổ chức
Ý kiến của cán bộ giáo viên Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Bám sát nội dung hướng dẫn trong sách GV theo chủ
đề của tháng 21 100
2 Dựa vào nội dung hướng dẫn của chương trình, chủ
động mở rộng nội dung hoạt động theo năng lực của HS 16 76.19
3 Thực hiện một cách đối phó vì không ai kiểm tra,
đánh giá 6 28,57
4 Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động 7 33.33
5 Tổ chức trò chơi, thi văn nghệ 18 85,71
6 Các biện pháp khác 0 0.0
Có 100% GV chọn phương án 1 bám sát nội dung hướng dẫn trong sách GV theo chủ đề của tháng; các phương án 2 và 5 được đa số GV lựa chọn (85%). Tuy nhiên, vẫn còn GV lựa chọn phương án thực hiện đối phó (28,57%) vì không ai kiểm tra, đánh giá và ít chọn phương án đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động (33%). Điều này cho thấy vẫn còn GV coi nhẹ việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL và chưa quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL. Ở phương án các biện
58
pháp khác không có GV lựa chọn điều đó cho thấy GV còn chưa tâm huyết. việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL còn thụ động, chủ yếu vẫn dựa vào nội dung hướng dẫn của sách GV mà chưa có sự tìm tòi mở rộng nội dung hoạt động.
Quy trình chung tổ chức một HĐGDNGLL cho HS ở quy mô lớp hoặc quy mô của 10 trường THCS thường tiến hành chỉ đạo theo các bước sau:
Bƣớc 1. Xác định tên chủ đề hoạt động, mục tiêu và nội dung hoạt động GD cần đạt được.
Sau khi xác định rõ tên chủ đề hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động để triển khai chỉ đạo đúng hướng và có hiệu quả. Việc xây dựng cần chú ý vào 3 yêu cầu GD sau:
+ Yêu cầu về kiến thức cần phải nắm được những thông tin tri thức gì + Yêu cầu về kỹ năng: cần bồi dưỡng hình thành ở HS những kỹ năng gì (Kỹ năng điều khiển hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử…)
+ Yêu cầu về GD thái độ: qua đó GD cho HS tình cảm, thái độ gì (yêu, ghét, hứng thú, hăng hái, tích cực…)
Bƣớc 2. Chuẩn bị cho hoạt động
Hiệu quả các HĐGDNGLL phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn chuẩn bị, đòi hỏi nhà GD phải vạch ra các phương án, yếu tố cần chuẩn bị trước cho hoạt động. Cụ thể là:
+ Xây dựng kế hoạch: thể hiện rõ công việc cần làm, người phụ trách, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động, dự kiến các công việc cần chuẩn bị và phân công người chuẩn bị.
+ Thiết kế nội dung, hình thức hoạt động, hình thức trang trí, hình thức thể hiện, những phương tiện vật chất, tiết mục văn nghệ, khách mời…
+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp vì đội ngũ này đóng vai trò chủ đạo và tích cực cho hoạt động. Đặc biệt chú ý cho HS về phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển…
59
+ Dự đoán các tình huống xảy ra trong khi tiến hành hoạt động để có cách ứng xử, giải quyết.
+ Tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường nếu cấn.
+ Đôn đốc kiểm tra và hoàn tất giai đoạn chuẩn bị.
Bƣớc 3. Tiến hành hoạt động
Tổ chức hoạt động theo kế hoạch với nội dung chương trình đã được chuẩn bị hoặc đã được duyệt. Với các hoạt động quy mô lớp, hoàn toàn do HS tự quản theo chương trình đã dược chuẩn bị. GVCN tham gia như một đại biểu, hoặc một thành viên của lớp và chỉ xuất hiện khi cần thiết khi xuất hiện các tình huống bất ngờ mà HS lúng túng không xử lý kịp.
Đối với hoạt động quy mô toàn trường, nên tạo điều kiện để HS điều khiển chương trình tự quản nhiều hơn. Cần đề cao vai trò tự quản của Đoàn, Đội trong các hoạt động toàn trường vì nó có ý nghĩa rất lớn.
Bƣớc 4. Kết thúc hoạt động
Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động, trao giải dự thi các hoạt động (nếu có), nói lời cảm ơn với đại biểu, các thầy cô giáo. Người điều khiển chương trình tóm tắt các nội dung chính đã tổ chức hoạt động, có thể cho các bạn tự nhận xét đánh giá trước rồi mời các thầy cô nhận xét đánh giá sau. Cuối cùng nên định hướng và chủ đề hoạt động kế tiếp.
2.3.3. Kiểm tra thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL được tiến hành từ trên xuống của Ban chỉ đạo HĐGDNGLL và kết hợp với việc tự kiểm tra đánh giá của các lớp HS. Việc kiểm tra đánh giá đã được Hiệu trưởng chỉ đạo dựa trên chương trình, kế hoạch đã được quy định và đã có xây dựng tiêu chí cho từng hoạt động sao cho phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
60
Để tìm hiểu về thực trạng công tác tự đánh giá của Hiệu trưởng với câu hỏi số 7 (Mẫu phiếu số 1) ở phần phụ lục có kết quả các biện pháp quản lý mà Hiệu trưởng đã thực hiện, qua khảo sát ở 10 trường THCS kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14. Kết quả điều tra việc tự đánh giá của Hiệu trưởng về các biện pháp quản lý đã thực hiện Số TT Các biện pháp đã thực hiện Làm tốt Làm khá Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % SL %
1 Xây dựng kế hoạch hoạt động
chung toàn trường 3 30 7 70 0 0.0 0 0.0
2 Lựa chọn chủ đề xây dựng kế
hoạch chung cho khối lớp 0 0.0 10 100.0 0 0.0 0 0.0
3 Tổ chức hướng dẫn GV chủ nhiệm lớp thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo đơn vị lớp 3 30 4 40 3 30 0 0.0 4
Tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức hoạt động chung toàn trường
6 60 4 40 0 0.0 0 0.0
5
Tập huấn nâng cao nghiệp vụ HĐGDNGLL cho GVCN, cán bộ Đoàn Đội, cán bộ chỉ huy liên đội
0 0.0 8 80 2 20 0 0.0
6 Tăng cường CSVC, trang thiết bị,
kinh phí phục vụ HĐGDNGLL 7 70 3 30 0 0.0 0 0.0
Hầu hết các Hiệu trưởng (86%) được hỏi cho ý kiến đều tự đánh giá các biện pháp quản lý được thực hiện ở mức độ tốt và khá, chỉ có một người
61
đánh giá mức độ trung bình ở biện pháp 3. Nhìn chung mức độ tự đánh giá khá là chủ yếu (55,6%); Tốt là 33,3%.
Các Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lập Thạch nhận thấy việc quản lý xây dựng kế hoạch soạn giảng theo phân phối chương trình và phân công trách nhiệm cụ thể với GVCN lớp, ban phụ trách Đội, có kiểm tra giám sát đã thực hiện ở mức độ khá tốt. Còn việc kiểm tra đôn đốc sơ tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng sau mỗi HĐGDNGLL và phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường: hội cha mẹ HS, đoàn thị trấn là chưa tốt.
Cùng với kết quả điều tra bằng phiếu hỏi như trên, chúng tôi cũng đã kết hợp với phương pháp trò chuyện, quan sát… với một số Hiệu trưởng trường THCS huyện Lập Thạch. Hiệu trưởng trường THCS Bắc Bình, Lập Thạch, Vĩnh Phúc cho rằng : “Để quản lý có hiệu quả HĐGDNGLL chúng ta cần lưu ý: Hiệu trưởng giao công việc cho cán bộ cấp dưới, giao quyền cho họ, giới hạn về thời gian để họ triển khai và thực hiện, kiểm tra đôn đốc không chỉ dừng lại ở mức độ quan sát xem xét mà phải điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Kiểm tra có căn cứ, cơ sở để đánh giá nhưng trước khi kiểm tra cần thống nhất nội dung hình thức quy định cụ thể làm việc và làm đến đâu để họ hiểu rõ nhiệm vụ học phải làm là gì và thời gian sau họ được kiểm tra cái gì thì từ đó mục tiêu mới đạt được’’ . Hiệu trưởng THCS Thái Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phúc đưa ra ý kiến sâu sắc, đó là: “Bất cứ một hoạt động nào sau mỗi đợt, tuần, tháng, chủ điểm, kỳ, năm học nhà trường cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc ở tất cả các khâu quản lý, hướng dẫn thực hiện, khẳng định những mặt đã làm được, kết quả của thầy trò đạt được, những cá nhân tập thể có thành tích cao cần được biểu dương khen thưởng kịp thời. Đồng thời cũng phải chỉ ra những mặt chưa làm được còn hạn chế, thiếu sót, tồn tại, những khuyết điểm khâu nào, đối tượng nào cần khắc phục sửa chữa có như vậy mỗi cá nhân, tập thể mới phát huy hết khả năng thực sự của mình mới có hướng phấn đấu vươn lên …”
Qua đó ta thấy một số Hiệu trưởng trường THCS ở huyện Lập Thạch đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như cách thức quản lý
62
HĐGDNGLL, tuy nhiên số CBQL này chưa nhiều, hơn nữa chỉ dừng lại ở mức nhận thức mà chưa biến thành hành động.
Tóm lại, việc đổi mới công tác quản lý chỉ đạo của lãnh đạo các nhà trường và việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL ngay từ đầu năm học còn chưa thực sự được chú ý và quan tâm, chưa có sự cải tiến mang tính sáng tạo và chưa khoa học khi tổ chức HĐGDNGLL.
Để tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDNGLL của cán bộ quản lý của 10 trường THCS, với câu hỏi số 6 (Mẫu phiếu số 1 ở phần phụ lục) kết quả thu được như sau:
Bảng 2.15. Nội dung đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Số
TT Các biện pháp tổ chức Ý kiến của cán bộ quản lý
Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Tri thức của học sinh 0 0
2 Kỹ năng hoạt động của HS 0 0
3 Thái độ tham gia hoạt động 0 0
4 Cả ba yếu tố trên 21/21 100
100% Hiệu trưởng được hỏi đồng ý với cả 3 yếu tố: tri thức, kỹ năng và thái độ. Như vậỵ, các cán bộ quản lý đều thống nhất cách đánh giá kết quả HĐGDNGLL đối với HS là phải đánh giá đầy đủ, tòan diện. Đây là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS bởi các nhà quản lý đều thống nhất về cách đánh giá kết quả HĐGDNGLL
Để tìm hiểu về thực trạng về các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐGDNGLL của HS đối với GV các trường THCS, chúng tôi qua khảo sát ở 10 trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch, với câu hỏi số 4 (Mẫu phiếu số 2) ở phần phụ lục. Kết quả thu được như sau:
63
Bảng 2.16. Cách thức tiến hành đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Số
TT Các biện pháp tổ chức Ý kiến của cán bộ GV Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Để HS tự đánh giá 0 0
2 Tập thể lớp đánh giá 0 0
3 GV nhận xét đánh giá 0 0
4 Kết hợp tất cả các biện pháp trên 100 100
100% cán bộ GV được hỏi cho rằng phải kết hợp tất cả các biện pháp: để HS tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá, GV nhận xét đánh giá.
Việc kiểm tra đánh giá đã được các nhà trường tiến hành thường xuyên hàng tháng, đã chỉ đạo các lớp tự kiểm tra dưới sự chỉ đạo giúp đỡ, tham mưu của GVCN đối với lớp và đối với cá nhân mỗi HS. Đồng thời việc tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của các HĐGDNGLL của các trường được thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm HS ở từng tháng trong năm học hoặc xếp loại theo từng học kỳ. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc động viên khích lệ HS tham gia hoạt động tích cực và chủ động hơn. Tuy nhiên, đánh giá đối với cả một tập thể HS là cơ bản, trong đó có tuyên dương đánh giá cá nhân HS nổi