4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
Theo thông tin từ Website tỉnh Tiền Giang, năm 2009, kinh tế tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định và ở mức khá cao (9,2% - tăng trưởng chung của cả nước là 5,32%); tổng sản phẩm nội địa (GDP) của tỉnh tăng bình quân 9,2% so với năm 2008, trong đó giá trị tăng thêm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 4,9%, Công nghiệp - Xây dựng tăng 15,4%, Thương mại - Dịch vụ tăng 9,7%; cơ cấu kinh tế bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 48,3%, Công nghiệp - Xây dựng 23,4% và Thương mại - Dịch vụ 28,3%. GDP bình quân đầu người đạt 969 USD
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg, ngày 22-01-2009, Tiền Giang sẽ phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước, trong khai thác hải sản chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của tỉnh
2.1.3. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động đánh bắt hải sản tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua
Trong năm 2010, Tiền Giang khai thác được 80.000 tấn thủy sản các loại, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2009, chủ yếu khai thác trên biển cho sản lượng trên 79.270 tấn hải sản các loại. Tiền Giang phấn đấu năm 2012 khai thác 89.200 tấn thủy sản các loại, trong đó đánh bắt trên biển 85.400 tấn. Năm nay, nhìn chung ngư dân Tiền Giang trúng mùa đánh bắt hải sản. Sau mỗi chuyến đi biển, nhiều tàu cào xiêm đạt giá trị sản lượng 70 - 80 triệu đồng
Song song với việc phấn đấu tăng sản lượng khai thác như trên thì ngành thủy sản Tiền Giang cần phải phát huy tốt nghề truyền thống, giúp giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đồng thời Tiền Giang còn khuyến khích ngư dân phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, một mặt đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động hai cảng cá quốc gia: Cảng cá Mỹ Tho (Tp Mỹ Tho), cảng cá Vàm Láng (huyện Gò Công Đông). Mỗi năm, cảng cá Mỹ Tho và cảng cá Vàm Láng đón trên 16.000 lượt tàu đánh bắt của các tỉnh duyên hải miền Trung và Nam bộ với lượng hải sản trung chuyển qua cảng trên 59.000 tấn tôm cá các loại
Với 32 km bờ biển án ngữ giữa hai cửa sông lớn: Soài Rạp trên sông Vàm Cỏ ở phía Bắc và Cửa Tiểu trên sông Tiền ở phía Nam, khai thác hải sản không chỉ là mũi nhọn kinh tế mà còn là nghề truyền thống của nhiều địa phương: Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông, Tp Mỹ Tho,... Tỉnh có đội tàu đánh bắt 1.363 chiếc với tổng công suất 262.468 CV, trong đó trên 60% là phương tiện đánh bắt xa bờ. Dự kiến đến năm 2015 Tiền Giang tăng số lượng tàu khai thác biển lên 1.450 chiếc, tổng công suất 290.000 CV. Việc phát huy nghề đánh bắt hải sản không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội mà còn thiết thực khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương. Tuy nhiên để phát huy nghề đánh bắt hải sản này thì đòi hỏi phải nâng cao năng lực của các đội tàu, làm tăng sản lượng đánh bắt. Hay nói một cách khác, hoạt động khai thác hải sản phải phát triển cả về lượng lẫn về chất. Để đạt được
điều này thì đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động vào hoạt động đánh bắt, trong đó yếu tố về vốn sẽ là yếu tố mang tính then chốt nhất và đặt biệt là vốn vay. Vì vậy phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay này hỗ trợ cho bà con ngư dân và chủ tàu có vốn để phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hội nghị khoa học thuỷ sản toàn quốc lần thứ IV ngày 16/12/2011 tại trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, kỷ yếu trang 395-405, đề tài” Thực trạng và một số giải pháp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở tỉnh Tiền Giang” của tác giả Nguyễn Trọng Tuy đã đánh giá được thực trạng về hoạt động khai thác hải sản ở tỉnh Tiền Giang như thực trạng về nghề khai thác, về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành khai thác hải sản một cách lâu dài trong mối quan hệ với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cụ thể là: nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, vay ưu đãi cho tàu, tiếp tục miễn thuế khai thác hải sản và thuế tài nguyên cho ngư dân, tăng cường tổ chức thành lập và phát triển tổ, đội sản xuất để hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng như giảm thiểu rủi ro. Trên đây là những thành tựu đã đạt được của đề tài
Tuy nhiên vấn đề chưa được nêu ra của đề tài trên là để hỗ trợ về vốn thì cần có những giải pháp gì để giúp ngư dân và chủ tàu tiếp cận được. Do vậy Tôi thiết nghĩ để hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận được vốn vay, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho hoạt động đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Mô tả các biến
Theo kết quả nghiên cứu định tính, các biến số ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động đánh bắt hải sản theo nội dung xây dựng như sau:
2.2.1.1. Biến phụ thuộc
Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngư dân và chủ tàu: là thể hiện trong quá trình đánh bắt hải sản, ngư dân và chủ tàu tiếp cận được nguồn vốn vay như thế nào để phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản
2.2.1.2. Biến độc lập
Biến độc lập bao gồm các nhân tố: nhân tố pháp lý, nhân tố kinh tế, nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu, nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn. Cụ thể:
Nhân tố pháp lý bao gồm:
-Cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản, nghĩa là khi có chính sách của nhà nước như hỗ trợ về vốn cho ngành thuỷ sản, đặt biệt là cho hoạt động đánh bắt hải sản thì tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
-Cải cách cơ chế chính sách nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản như cải cách về thủ tục cho vay ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn vay không?
-Vướng mắc khi thực hiện chính sách đối với hoạt động đánh bắt hải sản, nhà nước đã có chính sách nhưng khi thực hiện, các ngân hàng thực thi chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến sụ tiếp cận vốn vay của ngư dân và chủ tàu
Nhân tố kinh tế bao gồm:
-Lãi suất cho vay có tác động đến nhu cầu vay vốn hay không?
-Giá nhiên liệu tăng sẽ tác động đến vốn lưu động phục vụ cho hoạt động đánh bắt trên biển, do đó ngư dân sẽ cần vốn vay như thế nào?
Nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu bao gồm:
-Năng lực khai thác của tàu thể hiện tính bền vững và sản lượng khai thác tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng.
-Công suất(mã lực) của tàu thể hiện thời gian khai thác của tàu trên biển nhằm xác định chi phí có đủ trang trải cho hoạt động đánh bắt dài ngày trên biển ảnh hưởng đến nhu cầu cần vốn vay của ngư dân và chủ tàu
-Máy móc thiết bị của tàu có đủ điều kiện phục vụ cho việc cấp đông sản phẩm cá sau khi đánh bắt được đảm bảo, giá bán ổn định tác động đến khả năng thanh toán nợ vay của ngư dân và chủ tàu
-Tuổi thọ của tàu thể hiện khả năng chịu đựng trước các rủi ro trong hoạt động đánh bắt hải sản, tuổi thọ của tàu cao sẽ hạn chế được rủi ro, ngân hàng dễ chấp nhận cấp tín dụng hơn
Nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn bao gồm:
-Tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng đánh bắt tác động đến doanh thu của chuyến đi biển, làm khả năng thanh toán nợ vay cao hơn, ngân hàng dễ chấp nhận cấp tín dụng
-Thiện chí trả nợ vay của chủ tàu, ngư dân thể hiện việc trả nợ vay đúng hạn, một nhân tố tạo niềm tin đối với ngân hàng, tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
-Khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt xa bờ thể hiện việc bảo quản sản phẩm cá sau thu hoạch đạt chất lượng, làm giá bán cao và ổn định, tăng thu nhập và doanh thu cho chủ tàu và ngư dân. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận vốn vay được thuận lợi hơn
-Tài sản đảm bảo tín dụng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hoạt động đánh bắt hải sản, vì hiện nay ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay phải có tài sản thế chấp
-Hiệu quả của hoạt động đánh bắt trước hết mang lại tính ổn định và phát triển đối với hoạt động đánh bắt. Từ đó ngư dân và chủ tàu mới có thể tái sản xuất, nhu cầu có vay vốn hay không và ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận vốn vay khi hiệu quả hoạt động đạt được, có chiều hướng tăng
-Chủ tàu và ngư dân là khách hàng thường xuyên thì khả năng tiếp cận vốn vay sẽ như thế nào?
-Nâng cao năng lực các đội tàu, nhằm tăng hiệu quả đánh bắt đồng thời hạn chế được rủi ro, làm tăng khả năng tiếp cận vốn vay đối với ngân hàng
-Sự rủi ro của hoạt động đánh bắt như thiếu ngư cụ dự trữ, thiếu bạn đi ghe, chịu ảnh hưởng của thời tiết... khiến ngân hàng e ngại khi cho vay tác động đến sự tiếp cận vốn vay
Bảng 2.1. Mô tả các biến
STT Ký hiệu Nhân tố pháp lý
1 A81 Cơ chế chính sách của nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản
2 A82 Cải cách cơ chế chính sách nhà nước về hoạt động đánh bắt hải sản
3 A83 Vướng mắt khi thực hiện chính sách đối với hoạt động đánh bắt hải sản
Nhân tố kinh tế
4 A84 Lãi suất cho vay
5 A85 Gía nhiên liệu
Nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu
6 A86 Năng lực khai thác của tàu
7 A87 Mã lực(công suất của tàu)
8 A88 Máy móc thiết bị của tàu
9 A89 Tuổi thọ của tàu
Nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn
10 A810 Tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng đánh bắt 11 A811 Thiện chí trả nợ vay của chủ tàu và ngư dân
12 A812 Khả năng cung ứng dịch vụ hậu cần đối với hoạt động đánh bắt xa bờ
13 A813 Tài sản đảm bảo tín dụng
14 A814 Hiệu quả hoạt động đánh bắt
15 A815 Khách hàng thường xuyên của ngân hàng
16 A816 Nâng cao năng lực các đội tàu
17 A817 Sự rủi ro của hoạt động đánh bắt khiến các tổ chức tín dụng e ngại khi cho vay
18 A18 Khả năng tiếp cận vốn vay của chủ tàu, ngư dân
Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bởi thang đo likert với các mức: mức 1(rất không đồng ý), mức 2(không đồng ý), mức 3(không có ý kiến, mức 4(đồng ý), mức 5(rất đồng ý)
2.2.3. Chọn mẫu
Tácgiả tiến hành khảo sát các ngân hàng , chuyên gia ngân hàng, chủ tàu và ngư dân trên địa bàn tỉnh Tiềng Giang. Đề tài chỉ nghiên cứu khảo sát 100 mẫu, các mẫu khảo sát ngẫu nhiên trực tiếp tại các ngân hàng, chuyên gia ngân hàng, chủ tàu và ngư dân. Sau khi khảo sát, các mẫu lấy này sẽ được phân tích dựa vào các công cụ phân tích kinh tế
2.2.4. Thu thập số liệu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1 tới tháng 04/2012 tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là tại các huyện ven biển của tỉnh và Tp. Mỹ Tho. Số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê các năm, thông tin và tài liệu do các cơ quan chuyên môn tại địa phương
Số liệu sơ cấp được thu thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát được soạn sẵn để phỏng vấn trực tiếp một cách ngẫu nhiên 100 mẫu(phụ lục 2.). Đối tượng khảo sát phỏng vấn trực tiếp là các ngân hàng, chuyên gia ngân hàng, chủ tàu và ngư dân. Sau khi khảo sát xong, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở các thang đo gồm 18 biến với kết quả khảo sát như sau:
Tổng số mẫu khảo sát là 100 mẫu Tổng số mẫu thu về là 100 mẫu Số mẫu không hợp lệ lá 10 mẫu
Qua quá trình khảo sát phỏng vấn trực tiếp các ngân hàng, chuyên gia ngân hàng, các chủ tàu, ngư dân trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với số mẫu 90. Như vậy số lượng mẫu thu thập qua điều tra khảo sát đạt yêu cầu cho phân tích dữ liệu
2.2.5. Xây dựng giả thiết
H1: nhân tố pháp lý có mối quan hệ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay H2: nhân tố kinh tế có mối quan hệ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
H3: nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu có mối quan hệ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
H4: nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn có mối quan hệ đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay
2.2.6. Thiết lập hàm nghiên cứu
Phân tích hàm hồi quy giúp ước lượng giá trị trunh bình của các biến phụ thuộc ; kiểm định các giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc cho trước các giá trị của biến giải thích; dự báo tác động của một biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi quy. Do đó hàm hồi quy tổng thể với các biến: nhân tố pháp lý(NTPL), nhân tố kinh tế(NTKT), nhân tố hiệu quả hoạt động của tàu(NTHQHĐCT), nhân tố tác động đến khả năng cho vay vốn(NTTĐĐKNCVV), nhân tố rủi ro khách hàng(NTRRKH) ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay(KNTCNVV) được biểu diễn như sau:
Y(KNTCNVV) = C + a1iNTPL + a2iNTKT+ a3iNTHQHĐCT + a4iNTTĐĐKNCVV + a5iNTRRKH (với i = 1,2,3,…n)
Trong đó:
C: là hệ số cắt; a1i, a2i, a3i, a4i, a5i: là các hệ số hồi quy riêng; n là quy mô toàn bộ tổng thể
2.3. SƠ ĐỒ BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ THUỘC THUỘC
H1 Nhân tố pháp lý
CCCSCNN về hoạt động đánh bắt HS hoạt
CCCCCSNN về hoạt động đánh bắt HS VMKTHCCCSNN về hoạt động ĐBHS
Nhân tố kinh tế
Gía nhiên liệu Lãi suất
H2 H3 H4
Kết luận chương 2
Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng ngư trường trọng điểm của cá nước về khai thác thuỷ sản, đó là khu vực Đồng Bắng Sông Cửu Long, là nơi có tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác cao nhất và đóng góp rất lớn trong tổng sản lượng khai thác thuỷ sản chung của cả nước. Năm 2000 sản lượng khai thác là 803,919 nghìn tấn và hiện nay đạt 900,000 nghìn tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 1.1%. Tỷ trọng sản lượng hải sản khai thác so với cả nước chiếm từ 37 – 40%. Ngành
Nhân tố HQHĐCT
Năng lực khai thác của tàu Mã lực của tàu
Tuổi thọ của tàu
Khả năng tiếp cận
vốn Máy móc thiết bị của tàu
TLTT về sản lượng đánh bắt Thiện chí trả nợ vay của chủ tàu KNCUDVHC đối với HĐ đánh bắt Tài sản đảm bảo tín dụng
Hiệu quả hoạt động đánh bắt
khách hàng thường xuyên của NH