2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
* Phương pháp xác định độ ẩm đất bằng phương pháp sấy khô tuyệt đối
- Dùng đĩa petri sây khô tuyệt đối, sau đó cho 100g đất vào đĩa petri, mỗi mẫu nhắc lại 3 lần. Cho vào tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ 1050C đến khi khối lượng không đổi.
- Khối lượng nước bay hơi = (Khối lượng đất tươi + đĩa) - (Khối lượng đất sấy + đĩa), đây chính là lượng nước đất mất. Từ đó xác định được lượng nước đất chứa tối đa (đất ngập nước) và đất thường.
* Phương pháp xác định diện tích lá
Dùng kéo và thước cắt mẫu lá của ô TN và ô ĐC với diện tích mỗi phiến lá là 4cm2 (dài x rộng = 2cm x 2cm). Mỗi mẫu nhắc lại 10 lần. Cân khối lượng các phiến lá bằng cân kỹ thuật, lấy giá trị trung bình 1cm2
= m (gam) khối lượng lá từ đó tính được diện tích lá toàn bộ từng ô cỏ.
Công thức: Diện tích là (m2) = m' 10000 m x
Trong đó: m: khối lượng trung bình 1cm2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39
m‟: khối lượng toàn bộ lá trong ô cỏ
* Phương pháp xác định khối lượng khô phần trên và dưới đất bằng phương pháp sấy khô tuyệt đối
- Xác định hàm lượng nước trong cỏ
Hàm lượng nước (%) là tỷ lệ phần trăm lượng nước mất đi (khi sấy mẫu ở 1050C đến khi khối lượng mẫu không đổi) và lượng mẫu đem thử (TCVN 4326 -86) [32].
- Phương pháp phân tích hàm lượng chất khô
Chất khô (%) = 100% - hàm lượng nước trong cỏ (%)
* Phương pháp rửa khối đất lấy rễ
Khối đất lấy mẫu của từng ô cỏ được chia 3 tầng với độ sâu 10cm. Ngâm khối đất trong dung dịch axit axetic 7% trong vòng 8 - 10h cho đất vữa ra, rồi rửa lấy rễ của từng tầng. Sau đó phơi khô không khí rồi cân tổng khối lượng rễ tươi từng ô và từng tầng. Sấy khô xác định khối lượng khô.