D. Giáo viên có thể mở rộng và tạo ra những quy trình mới.
c. Tạo một buổi trình diễn rối.
Câu chuyện do học sinh tạo ra
Các em Hs lớp 4 hoặc lớp 5 có thể tạo con rối để diễn theo câu chuyện các em tự viết. Câu chuyện có thể là một tình huống trong cuộc sống thường nhật nhưng không dễ chia sẻ. Vì thế, khi các em dùng con rối để biểu diễn, con rối sẽ “nói thay” các em những tình cảm, tâm tư, suy nghĩ mà không dễ gì chia sẻ, ví dụ: tình yêu thương, niềm vui, nỗi buồn, nỗi sợ hãi, v.v.
hoạt ĐộNG 3: DiễN TậP, Biểu DiễN Và ĐáNH Giá Buổi TrìNH DiễN Múa rối
Mục tiêu
Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh:
• Tạo một câu chuyện từ sự hợp tác với các bạn khác; • Tích cực luyện tập và hỗ trợ các nhóm để vở diễn được rõ ràng mạch lạc hơn; • Mạnh dạn trình diễn trước đám đông. Kết Quả
Cuối hoạt động này học sinh có khả năng:
• Thảo luận và xây dựng được nội dung của buổi diễn;
• Tự làm và hỗ trợ thành viên trong nhóm giúp cho buổi biểu diễn dễ hiểu và rõ nét;
• Tự tin biểu diễn trước đám đông.
Học sinh tự chuẩn bị, tập kịch và trình diễn. Giáo viên có thể chuẩn bị bàn, lối đi hoặc sân khấu để tạo không gian cho các em làm việc với các con rối khi trình diễn.
các quy trình mĨ thuật
84
sự tập trung, tình cảm và phản ứng của học sinh sẽ thể hiện buổi biểu diễn có thành công hay không.
tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
85
GIớI THIỆU
Giáo viên dựa vào Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành để giảng dạy cho khối lớp 1 đến lớp 5 với các phân môn: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng và thường thức mĩ thuật. khi vận dụng phương pháp dạy học mới, các thầy cô có thể sắp xếp lại cũng như tích hợp một cách linh hoạt, hợp lý và sáng tạo những hoạt động dạy –học hiện tại trong phạm vi 5 phân môn nhằm đạt được mục tiêu dạy – học đề ra trong chương trình mĩ thuật ở Tiểu học. Cuối phần iii tài liệu có gợi ý về Tích hợp các bài học theo chủ đề dựa trên các bài học hiện hành của môn Mĩ thuật lớp 2 và lớp 5.
Hy vọng rằng các giáo viên sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ cần thiết để xây dựng kế hoạch giảng dạy theo cách linh hoạt và có sự tích hợp hài hòa các quy trình dạy - học mĩ thuật mới sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, quá trình học của học sinh, cũng như điều kiện thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó giáo viên cũng biết cách thêm chủ đề, đặt tiêu đề, xác định số lượng bài học/ tiết học và mục tiêu dạy và học một cách hợp lý hơn.
Dần dần, giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch áp dụng các quy trình dạy - học mới một cách hiệu quả nhằm phát triển 5 năng lực mĩ thuật cho học sinh như: trải nghiệm, kỹ năng và kỹ thuật, biểu đạt, phân tích và diễn giải, giao tiếp và đánh giá.
Phần III