4.3.2.1. Về sinh trưởng
Thông qua kết quả điều tra của các ÔTC đối với mô hình Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12) và mô hình Mỡ thuần loài (tuổi 9). Đề tài sử dụng phần mềm Excel tính toán và đồng thời dựa trên cơ sở biểu điều tra kinh doanh rừng trồng đối với 14 loài cây chủ yếu được ban hành kèm theo Quyết định số: 433/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/02/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả tính toán cho thấy tất cả chiều cao tầng trội (Ho) của các ÔTC đều nằm trong phạm vi cấp đất 2, cụ thể như sau:
*Sinh trưởng đường kính D1.3
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của các loài cây trong những mô hình được trình bày trong bảng 4.13
Bảng 4.13: Sinh trƣởng về đƣờng kính cây trồng trong các mô hình Mô hình D1.3(cm) D S% N Dmax Dmin
1. Mỡ thuần loài 11,55 1,28 10,88 1.419 13,33 8,83
2. Thông mã vĩ thuần loài 13,85 1,15 16,02 1.221 16,96 9,25
Qua kết quả tại bảng 4.13 (xem phụ lục 01,02), ta thấy Mỡ tuổi 9 (năm trồng 2003, đo đếm tháng 6/2012) thuộc cấp đất 2 có D1.3 đạt 11,55 cm, lượng tăng trưởng đường kính hàng năm (D) đạt 1,28 cm/năm, có độ biến động tương đối cao 10,88%, với đường kính Dmin đạt 8,83 cm, Dmax đạt 13,33 cm, Thông mã vĩ tuổi 12 có đường kính bình quân đạt D1.3=13,85 cm, lượng tăng trưởng đường kính hàng năm đạt (D)=1,15cm/năm, đường kính (Dmin đạt 9,25 cm và Dmax đạt 16,96 cm) với độ biến động cao 16,02%. Qua đó cho ta thấy rõ sức sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lập địa (cấp đất), có thể nói rằng trước khi xác định trồng các loài cây theo mục đích kinh doanh, yếu tố bắt buộc cần phải điều tra rõ về điều kiện lập địa trước khi quyết định đầu tư vào kinh doanh trồng rừng.
* Sinh trưởng chiều cao Hvn
Sinh trưởng chiều cao của những loài cây có trong các mô hình được thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14: Sinh trƣởng về chiều cao cây trồng trong các mô hình Mô hình Hvn(m) H S% N Hmax Hmin
1. Mỡ thuần loài 9,54 1,06 11,81 1.419 11,53 7,50
2. Thông mã vĩ thuần loài 9,57 0,79 11,19 1.221 11,25 7,25
Kết quả cho thấy (xem phần phụ lục 01, 02): Chiều cao của 2 loài cây trồng thuộc mô hình Mỡ thuần loài và Thông mã vĩ thuần loài thuộc cấp đất 2, tuy ở cấp tuổi khác nhau cho thấy sức sinh trưởng chiều cao bình quân gần tương đương nhau cụ thể là: Sinh trưởng chiều cao Hvn của Mỡ thuần loài (tuổi 9) đạt 9,54 m (Hmax đạt 11,53 m, Hmin đạt 7,50 m); Thông mã vĩ (tuổi 12)
Hvn đạt 9,57 m (Hmax là 11,25 m, Hmin là 7,25 m). Nhưng sinh trưởng chiều cao vút ngọn bình quân hàng năm của MH Mỡ thuần loài cao hơn MH Thông mã vĩ ( Mỡ H đạt 1,06m/ năm; Thông mã vĩ H đạt 0,79m/năm). Độ biến động về chiều cao của mô hình Mỡ là tương đối lớn 11,81%, còn của Thông mã vĩ là 11,19%.
* Sinh trưởng đường kính tán Dt
Thông qua chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ nước, bảo vệ đất của rừng. Chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tán được tổng hợp ở bảng 4.15.
Bảng 4.15: Sinh trƣởng về đƣờng kính tán cây trồng trong các mô hình Mô hình Dttb (m) Dt(m) S% N Dtmax Dtmin
1. Mỡ thuần loài 3,60 0,40 19,83 1.419 4,86 2,69
Sinh trưởng đường kính tán của mô hình Mỡ thuần loài (tuổi 9) trung bình là 3,60 m, độ tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính tán là 0,40 m/năm, đường kính tán trung bình của mô hình Thông Mã vĩ thuần loài (tuổi 12) là 3,50 m, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính tán là 0,29 m/năm. (phụ lục 01, 02)
4.3.2.2. Về năng suất
Từ số liệu điều tra về sinh trưởng của 2 mô hình trồng thuần loài Mỡ (tuổi 9), Thông mã vĩ (tuổi 12). Đề tài tiến hành tính toán năng suất dựa biểu quá trình sinh trưởng theo cấp đất 2 của từng mô hình. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.16
Bảng 4.16: Năng suất của các mô hình điển hình Mô hình Số lƣợng (cây/ha) M (m3/ha) M (m3/ha/năm) 1. Mỡ thuần loài 1.419 74,0 8,2
2. Thông mã vĩ thuần loài 1.221 109,0 9,1
Qua kết quả bảng 4.16 cho thấy mô hình trồng Mỡ thuần loài (tuổi 9) với mật độ 1.419 cây/ha đạt năng suất (M = 74,0 m3
/ha; M = 8,2 m3/ha/năm), với mật độ hiện tại 1.221 cây/ha, mô hình trồng Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12) đạt năng suất là (M = 109,0 m3/ha; M = 9,1 m3/ha/năm) (xem phần phụ lục 03, 04). Từ năng suất của 2 MH trên có thể thấy mô hình nào đạt mật độ tối ưu theo tuổi của lâm phần thì sẽ thu được năng suất cao nhất. Vì vậy trong quá trình kinh doanh rừng trồng cần chú trọng vào khâu điều chỉnh mật độ lâm phần sao cho phù hợp với tuổi rừng và theo đặc tính sinh thái của từng loài cây trồng.
4.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình điển hình