3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 20,17 14,21 28,37 20,24 8,
3.4. Phân tích triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN
trƣờng ASEAN
Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường ASEAN có thể được phân tích thông qua chỉ số bổ sung thương mại TCI. Chỉ số này cho biết liệu cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam có phù hợp với cơ cấu nhập khẩu nông sản của các quốc gia ASEAN hay không. Chỉ số này càng cao thì càng cho thấy sự phù hợp về cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam và cơ cấu nhập khẩu nông sản của ASEAN. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Chỉ số TCI về nông sản giữa Việt Nam và ASEAN
Quốc gia 1995 1999 2003 2007 2011 ASEAN-5 1,07 2,43 1,05 1,18 1,16 Indonesia 1,58 5,41 0,77 0,81 1,29 Malaysia 1,17 1,64 1,22 1,32 1,25 Philippines 0,61 1,77 0,83 1,95 1,07 Singapore 1,28 1,77 1,49 1,29 1,18 Thailand 0,42 0,57 0,88 0,92 0,88
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Qua bảng 3.14 ta thấy chỉ số TCI giữa Việt Nam và ASEAN-5 có sự biến thiên không rõ ràng. Cụ thể, năm 1995 chỉ sô TCI là 1,07. Giá trị của chỉ số này tăng lên 2,43 năm 1999, nhưng lại giảm xuống năm 2003, rồi lại tăng lên năm 2007, và cuối cùng lại giảm xuống năm 2011. Nếu so sánh giữa hai năm 2011 và 1995 thì chỉ số này tăng nhẹ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng không nhiều.
Trong các quốc gia thuộc ASEAN thì chỉ số TCI giữa Việt Nam và Indonesia là cao nhất, trong hầu hết tất cả các năm. Tuy nhiên, so với năm 1995 thì giá trị của chỉ số TCI năm 2003 giảm xuống khá nhiều. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thị trường Indonesia giảm xuống. Mặc dù vậy, chỉ số này lại có xu hướng tăng lên trong các năm kế tiếp, cho thấy tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thì trường này có xu hướng tăng lên.
Đứng thứ hai là Malaysia, chỉ số TCI giữa Việt Nam và quốc gia này đạt 1,18 năm 2011. Nếu so sánh với năm 1995 thì chỉ số TCI năm 2011 cao hơn, cho thấy sự tăng lên trong tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Malaysia. Tuy nhiên, nếu so với năm 2007 thì tiềm năng xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm xuống.
Đứng thứ ba là Singapore, chỉ số TCI giữa Việt Nam và quốc gia này đạt 1,25 năm 2011. Nếu so sánh với năm 1995 và tất cả các năm còn lại thì chỉ số TCI năm 2011 đều thấp hơn, cho thấy sự giảm xuống trong tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Singapore.
Tiếp đến là Philippines, chỉ số TCI giữa Việt Nam và quốc gia này đạt 1,07 năm 2011. Điều này cho thấy cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam và cơ cấu nhập khẩu nông sản của Philippines có tính bổ trợ lẫn nhau thấp. Nếu so sánh với năm 1995 thì chỉ số TCI năm 2011 cao hơn, cho thấy sự tăng lên trong tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Malaysia. Tuy nhiên, nếu so với năm 2007 thì tiềm năng xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm xuống.
Cuối cùng là Thái Lan, chỉ số TCI giữa Việt Nam và quốc gia này đạt 0,88 năm 2011. Đây là mức thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN. Điều này cho thấy cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam và cơ cấu nhập khẩu nông sản của Thái Lan không có sự bổ trợ lẫn nhau. Nếu so sánh với năm 1995 thì chỉ số TCI năm 2011 cao hơn, cho thấy sự tăng lên trong tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, nếu so với năm 2007 thì tiềm năng xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm xuống.