cái xã hội tư sản thành thị trước CMT8 là tiểu thuyết “Số đỏ”.
- Với lối văn châm biếm sắc sảo , các chương trong “Số đỏ” đều là những màn kịch đầy thú vị, đặc biệt là chương XV – “Hạnh phúc của một tang gia”.
II/ Thân bài :
1/ Trước hết , ý nghĩa trào phúng phê phán được thể hiện ngay ở tiêu đề của đọan
trích :“Tang gia” mà lại “hạnh phúc”.Thật là oái oăm, ngược đời.Bởi lẽ, “hạnh phúc”
là niềm vui của con người khi đạt đến một ước nguyện nào đó trong cuộc sống; còn “tang gia” là lúc mọi người buồn đau, khôn xiết khi người thân của mình ra đi vào cõi vĩnh hằng .Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một
đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp lại song hành , gắn kết với
nhau, tạo nên sự bi hài, đáng cười, đáng suy gẫm.
=> Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cười ra nước mắt.Từ đó, hai trục của mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia được triển khai suốt chương truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của đọan trích.
2/ Tiếp theo, sự trào phúng mang ý nghĩa phê phán còn thể hiện ở thái độ của đám
con cháu trong gia đình trước cái chết của cụ Tổ :
- Cụ Tổ chết , tuyệt nhiên trong gia đình không ai thương tiếc người quá cố.Mỗi thành viên đều thấy đây là một dịp may đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, thực hiện ý đồ riêng của mình:
+ Cố Hồng , một kẻ háo danh kỳ quặc ( chỉ năm mươi tuổi nhưng lại thích gọi là cụ cố” , thì muốn phô bày “sự hiếu thaỏ” của một kẻ làm con bất hiếubằng cách : cha chết, nhưng ông ta chỉ nằm bên bàn đèn hút thuốc phiện và “mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai…chống gậy lụ khụ vừa đi vừa ho khạc , khóc mếu” để thiên hạ chỉ trỏ mà khen tặng “Úi kìa , con giai nhớn đã già đến kia kìa!” ; mở miệng ra chỉ nói mỗi một câu “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”( tới 1782 lần) . bức ký họa của một kẻ bất hiếu, háo
danh .
+ Ông Văn Minh thì “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” nhưng không phải vì cái chết của ông nội , mà ông ta nghĩ đến làm thế nào để cái chúc thư của ông nội “sớm đi vào thời kỳ thực hành .Đặc biệt Văn Minh còn suy tính cách xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao khi hắn cùng lúc lại có ‘hai cái tội nhỏ” và “một cái ơn to” với gia đình ông và ông ta còn thầm cảm ơn Xuân tóc đỏ đã gây ra cái chết của một cụ già đáng chết. bản chất giả dối và bất nhân của một kẻ mang danh Âu hóa.
+ Ngoài ra , bà Văn Minh thì háo hức để được lăng xê mốt tang của cửa hiệu mình; cậu tú Tân cứ mãi sốt ruột để được trổ tài chụp ảnh… . những kẻ vô tâm , đáng lên
án.
+ Nhất là Phán mọc sừng thì sung sướng vì không ngờ cái “sừng” trên đầu mình lại có giá trị đến thế và mừng thầm vì được cha vợ nói nhỏ vào tai “rằng sẽ chia cho con gái
.Điều đáng cười là một gã đàn ông bị vợ “cắm sừng” mà không thể làm gì, không biết nhục, không thấy xấu hổ, trái lại còn tự hào về “giá trị của đôi sừng hươu vô hình trên đầu”… Chân dung biếm họa của một kẻ trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sỉ. => Như vậy, cụ Tổ chết, tuyệt nhiên không ai đau buồn.Đám tang không một giọt nước mắt.Tình người trong một gia đình thượng lưu đại từ sản đã hòan tòan thiếu vắng .Nhà văn vừa mỉa mai, vừa châm biếm vùa lên án sự suy đồi về đạo đức và tình người của con người trong xã hội thượng lưu PK.
3/ Sự suy đồi về đạo đức của đám con cháu trong gia đình cố Hồng còn lan sangcả những người ngoài tang quyến : cả những người ngoài tang quyến :
- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang , đã “sung sướng cực điểm”.Thật đáng cười (cảnh sát mà lại thích thú khi
được thuê giữ trật tự cho đám ma).
- Những ông bạn thân của cố Hồng , là những vị “tai to mặt lớn”, đến viếng tang mà trên ngực áo đeo đầy huân chương ‘Bắc đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao mên bội tinh,
Vạn tượng bội tinh…” ; và trên mép và và cằm họ xuất hiện đủ mọi kiểu râu : “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung , hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn…”, đám
tang mà như lễ báo công để trưng bày huân chương và như là một hội thi râu.--> Lố bịch,
kệch cỡm.
- Bạn của các bà, các cô , tòan “giai thanh gái lịch”, vẻ ngoài ai nấy ra vẻ buồn rầu, nhưng họ lại tranh thủ để “chim nhau, cười tình với nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau…” Gỉa tạo , thiếu văn hóa.
4/ Tính phê phán còn thể hiện ở cảnh tổ chức đám tang và cảnh đưa tang :
- Cách tổ chức đám tang lộn xộn, ô hợp phô trương theo lối “ta , Tàu, Tây…” ; có vài
ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa; đám đi đấn đâu thì huyên náo lên tới đó …
đua đòi , chạy theo lối sống văn minh rởm.
- Cách phục trang : các bà , các cô thi nhau mặc đồ xô gai tân thời …( Cô Tuyết mặc ý phục ngây thơ bằng ren , hở nách …” đám ma mà như một sàn diễn thời trang. - Cảnh đưa tang và cảnh hạ huyệt : nhốn nháo, giả tạo ( cố Hồng cũng ho, khóc , mếu, khạc…; Tú Tân và các bạb thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ; Phán mọc sừng thì oặt người, khóc Hứt! Hứt ! những vẫn không quên làm ăn bí mật với Xuân…)
=> Tất cả đều phơi bày rõ nét sự suy đồi về đạo đức của một bọn người thượng lưu nhưng thực hất là cặn bã của xã hội.
5/ Nhân vật Xuân tóc đỏ xuất hiện giữa lúc đám tang đang di chuyển, làm cho cảnh đưa đám thêm lố lăng.Hắn bộc lộ cáci tinh quái , láu lỉnh bên cạnh tính đểu cáng và dâm đãng vốn có .Hắn biết tự quảng cáo mình đúng lúc , đáp ứng đúng ý thích của những người mà hắn cần lấy lòng như bà Văn Minh, như cô tuyết
III/ Kết bài :
- Bằng ngòi bút trao phúng trào phúng bậc thầy, qua đọan trích, VTP đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền, đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại thời đó.