Tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của mô hình SANKYO NFI05 trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 53)

3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

•Địa điểm nghiên cứu: Khu vực thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh

Thái Nguyên.

•Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2014 đến

tháng 08/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

•Điều kiện tự nhiên

•Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.3.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ SANKYO NFI 05 tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

•Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu,

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cung cấp cho lò đốt công nghệ SANKYO NFI 05

•Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt công nghệ SANKYO

NFI 05 tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ SANKYO NFI 05 tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

•Hiệu quả xử lý chất khí

•Hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại

Hiệu quả kinh tế khi sử dụng lò đốt rác mô hình SANKYO NFI 05

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra xã hội học:

Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện mô hình xử lý rác thải sinh hoạt. Về phương pháp này sử dụng phiếu điều tra kinh tế - xã hội và phiếu điều tra sức khoẻ cộng đồng đến UBND xã Động Đạt và Trạm y tế xã Động Đạt để thu thập thông tin liên quan để phục vụ hoàn thiện báo cáo.

3.4.2. Phương pháp tham vấn cộng đồng:

Mục đích tổng thể của việc tham vấn cộng đồng là tìm hiểu mối quan tâm của cộng đồng về dự án, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc triển khai và vận hành dự án xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác công nghệ SANKYO NFI 05.

Trên cơ sở này, những mối quan tâm giúp cho việc đề xuất quản lý, lựa chọn giải pháp thiết kế và xây dựng các biện pháp giảm nhẹ tác động của dự án đến môi trường. Tham vấn cộng đồng, phổ biến thông tin cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án là một phần quan trọng trong công tác đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác tại địa phương.

3.4.3. Phương pháp chuyên gia

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc.

3.4.4. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Tham gia đánh giá chất lượng khí thải của lò đốt rác thị trấn Đu cùng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, đơn vị tư vấn là Chi nhánh Công ty Cổ phần Môi trường EJC tại Thái Nguyên với trung tâm Môi trường Công nghiệp tiến hành đo, lấy mẫu khí tại ống khói của lò đốt NFI 05

để phân tích một số chỉ tiêu môi trường như bụi tổng, CO, HCl, HF, SO2...

3.4.5. Phương pháp xác định khối lượng rác thải

Với phương pháp đếm số xe thu gom chuyên dụng và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng

ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.

3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên. + Xử lý số liệu bằng Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Hình 4.1: Bản đồ vị trí khu vực thực hiện dự án 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện về địa lý, địa chất

- Khu đất xây dựng dự án có diện tích 816 m2 nằm trong diện tích bãi

rác hiện tại của thị trấn Đu thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cách quốc lộ 3 khoảng 2km về phía Tây Nam. Xung quanh dự án chủ yếu là đồi thấp và rừng cây, dân cư thưa thớt, khoảng cách từ dự án đến nhà dân gần nhất khoảng 150m về phía Đông, trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, di tích lịch sử nào cần bảo vệ.

- Khu vực công trình nằm dưới chân dải đồi núi đất thấp, độ cao trung bình từ 20-40m. Thảm phủ thực vật ở đây chủ yếu là rừng tái sinh, cây thấp và chè.

- Địa hình đặt trên nền tương đối bằng phẳng và cao, cách xa khu dân cư. Theo kết quả điều tra hiện trạng thì với việc hiện có của khu đất không xảy ra hiện tượng ngập úng vào các mùa mưa lũ. Hầu hết các nguồn nước được dồn vào khu vực trũng và sau đó thoát ra ngoài bằng đường tiêu thuỷ và chảy ra các khu vực xung quanh. Với địa hình tương đối thuận lợi cho nên việc quy hoạch xây dựng khu lò đốt rác ở đây là rất phù hợp.

- Địa chất: Qua khảo sát thực tế cho thấy địa chất công trình đồng nhất. Đất đồi được hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ tạo thành. Đây là vùng đất xen giữa Nông nghiệp và Lâm nghiệp có độ dốc từ 20-250, một số bị rửa trôi kết vón và bị đá hoá. Hiện tại, chưa có một nghiên cứu chi tiết về điều kiện địa chất khu vực dự án, tuy nhiên các công trình có kết cấu nhỏ, dựa trên nền công trình đã có sẵn từ trước, điều kiện địa chất nơi xây dựng đồng đều, do đó chỉ cần trắc hội địa chất để đánh giá điều kiện xây dựng công trình.

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án môi hình thí điểm lò đốt rác trên địa bàn huyện Phú Lương - Công trình lò đốt rác thải thị trấn Đu).

Điều kiện về khí tượng

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây thì khu vực huyện Phú Lương có đặc trưng khí hậu của vùng bán sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 4 mùa, song chủ yếu chỉ có hai mùa chính rõ rệt: mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ

đạo là hướng Nam và Đông Nam, nhiệt độ thay đổi từ 170C đến 360C; mùa

lạnh (còn gọi mùa khô) mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió

chủ đạo là hướng Bắc, Đông Bắc, nhiệt độ trung bình từ 140C đến 260C.

Hiện tại khu vực chưa có các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ quét, sạt lở, ngập lụt đáng kể nào.

Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn đến tác động qua lại của dự án, nó có tác dụng làm cộng hưởng thêm hay giảm đi các thành phần ô nhiễm phát sinh do dự án hoạt động. Đặc biệt là quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực. Các yếu tố đó là:

 Nhiệt độ không khí.

 Độ ẩm không khí.

 Lượng mưa.

 Tốc độ gió và hướng gió.

 Nắng và bức xạ

- Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh.

N/Th Nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C)

Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2005 15,7 17,6 18,8 24,0 28,6 29,3 28,9 28,3 28,3 25,7 21,9 16,6 23,6 2006 17,7 18,0 20,0 25,1 26,5 29 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3 24,0 2007 16,2 21,6 20,7 22,9 26,7 29,4 29,6 28,5 26,8 25,4 20,3 29,5 24,0 2008 14,4 13,5 20,8 24 26,7 28,1 28,4 28,2 27,7 26,1 20,5 17,3 23,0 2009 15,1 21,9 20,5 24,1 26,5 29,2 28,9 29,4 28,3 26,2 21,0 19,4 24,2 2010 17,7 20,5 21,5 23,5 27,8 29,5 29,7 27,8 27,9 25,1 20,9 18,5 24,2

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thái Nguyên)

Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:

 Nhiệt độ trung bình năm: 23,83 oC.

 Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,08oC (tháng 6).

 Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 18,85oC (tháng 2).

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Độ ẩm không khí trung bình tháng N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2005 83 83 86 85 84 85 84 86 80 79 85 76 83 2006 78 86 87 83 81 82 85 88 78 82 79 78 82 2007 71 83 90 82 77 80 80 84 84 80 75 84 81 2008 83 77 86 87 80 83 83 85 86 85 79 75 82 2009 73 86 83 84 83 79 84 81 80 79 71 74 80 2010 79 79 80 86 84 80 81 85 83 77 74 79 81

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thái Nguyên)

Tại khu vực có:

 Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí: 81,5%

 Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 84,08%

 Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1, 11): 77,5%

- Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Tổng lượng mưa tháng (mm) N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 18,7 39,6 58,6 40,5 181,2 224, 5 328,2 410,9 292,3 9,0 93,0 47,9 145, 4 1744,4 2006 2.3,0 24,4 41,0 19,6 391,3 233, 5 262,7 328,5 215, 9 83,1 87,3 6,3 141,3 1695,9 2007 2,1 39,1 85,7 135, 4 160,2 238,1 317,2 120,8 273,3 45,7 9,9 23,8 120,9 1451,3 2008 12,3 18,4 24,6 129,7 120,8 238,8 523, 3 395, 7 207,1 154, 1 200,1 5,3 169,2 2030,2 26

2009 10,8 14,1 33,0 137,8 567,8 318,7 248,2 187,8 221,0 66,1 0,5 2,9 152, 9 1808,7 2010 83,4 5,8 49,7 119,6 206, 5 211,4 367,1 328,2 166,6 8,7 2,1 41,8 132,6 1590,9

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thái Nguyên)

 Lượng mưa trung bình hàng năm: 143,7 mm

 Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày

 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 341,1 mm (tháng 7)

 Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm (tháng 12)

 Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 – 100 mm/h

- Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm trong không khí càng lan tỏa xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao chùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất.

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

 Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1 m/s

 Tốc độ gió lớn nhất: 29 m/s

- Nắng và bức xạ

Bức xạ mặt trời và nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.

N/Th Tổng số giờ nắng trong tháng (Giờ)

Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG

2006 45 21 23 86 154 160 168 110 184 122 122 89 106 1274 2007 55 54 23 70 161 191 205 153 133 115 190 34 115 1374 2008 55 27 71 54 128 110 156 148 153 108 158 101 106 1269 2009 96 49 42 93 140 168 160 217 175 120 138 60 122 1458 2010 33 88 36 51 107 136 178 147 166 142 117 81 107 1282

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thái Nguyên)

 Số giờ nắng trong năm: 1.269 - 1.458 giờ/năm.

 Số giờ nắng trong ngày: 4 - 5 giờ/ngày.

 Bức xạ: Lượng bức xạ bình quân: 125,4 Kcal/cm2.

(Nguồn: Trạm Khí tượng - Thuỷ văn Thái Nguyên).

Điều kiện thuỷ văn

Khu vực dự án nằm trên một phần khu đất của bãi rác thị trấn Đu được xây dựng năm 2003, được bao quanh bởi đồi núi thấp. Chế độ thuỷ văn của khu vực chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của khe nước ngay cạnh dự án sau đó là sông Đu cách dự án khoảng 2km.

- Khe nước nhỏ này chỉ có nước về mùa mưa, còn mùa khô thì lưu lượng hầu như không có hoặc có rất ít. Tại thời điểm khảo sát khe nước có nước chảy rất nhỏ. Khe nước có chiều rộng khoảng 1- 2m, chiều sâu khoảng 2m.

- Sông Đu: Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm (Phú Lương). Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13,3%. Tổng lượng nước sông Đu

khoảng 264.106 m3, lưu lượng trung bình là 8,37m3/s.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện về kinh tế

- Về kinh tế

Theo số liệu thống kê năm 2012, xã Động Đạt có tổng diện tích 3988,71ha. Tổng số dân ở trong khu vực Xã là 10.281 người /2.724 hộ, số khẩu trung bình trong 1 hộ là 3,8 người với mức tăng dân số trung bình là 1,47%. Số dân trong độ tuổi lao động là 6.275 người chiếm 61,03%.

Dựa vào đặc thù của Xã, hiện nay xã đang tích cực chuyển đổi cơ cấu góp phần tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay trên toàn xã có số hộ làm

nông nghiệp 2.452 hộ, số hộ phi nông nghiệp 272 hộ, với mức thu nhập bình quân khoảng 750.000 đồng/người tháng.

- Về cơ sở hạ tầng

 Về giao thông: Xã Động Đạt có hệ thống đường giao thông khá

hoàn chỉnh, nhưng chủ yếu là đường đất và một số ít đường bê tông và đường cấp phối.

 Về cấp nước: Về cấp nước sạch chủ yếu các hộ dân trong xã sử

dụng nước giếng để sinh hoạt. Trong đó số hộ được cấp nước sạch của hệ thống cung cấp nước sạch là 162 hộ.

 Về cấp điện: 100% các hộ dân trong Xã đều đã có điện sử dụng cho

sinh hoạt và sản xuất.

Điều kiện về xã hội

- Về dân cư

Với tổng diện tích tự nhiên là 3988,71 ha. Khu vực xã Động Đạt có mật độ dân cư thưa, chủ yếu sống sống bằng nghề nông nghiệp dịch vụ. Thành phần dân tộc phần lớn là người Kinh. Ngoài ra có một số dân tộc ít người như Tày, Nùng, Hoa…Tổng số dân của Xã là 10.281 người với 2724 hộ. Số người

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của mô hình SANKYO NFI05 trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w