Do gặp nhiều tình huống và cách xử lý khác nhau nên vấn đề về góc đặt Kinect phù hợp vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Nếu chương trình áp dụng nhiều thuật toán, CPU sẽ phải xử lý nhiều thuật toán phức tạp dẫn đến độ trễ và có lỗi xảy ra thì chương trình sẽ bị treo, đây là một vấn đề khó chịu. Vì vậy, nhóm đề hướng các hướng giải quyết về kỹ thuật sắp xếp.
2.9.1. Mô hình bàn tương tác
Đây là hình thức đặt góc máy chiếu một cách đặc biệt, máy chiếu đặt từ trên cao chiếu xuống đối diện với mặt bàn, khi đó mặt bàn sẽ trở thành màn hình trình chiếu. Cảm biến Kinect sẽ được đính kèm với máy chiếu, lúc đó mặt phẳng sẽ biến thành mặt phẳng tương tác trực quan. Với hình thiết kế kiểu đặc biệt như vậy, nó phù hợp với những cuộc họp trong ngành địa chất, xem xét bản đồ.
Ưu điểm
- Phù hợp với công việc khảo sát địa chất, xem xét bản đồ, địa lý. - Góc đặt thiết bị không ảnh hưởng nhiều đến không gian xung quanh. - Cố định vị trí, hạn chế tác động từ ngoại cảnh.
Khuyết điểm
- Khó áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp vì nhu cầu sử dụng hạn chế. - Tính ứng dụng với thiết kết này vẫn chưa nhiều.
2.9.2. Kinect đặt cố định dưới nền nhà
Với trường hợp máy chiếu được gắn cố định trên trần nhà chiếu từ trên xuống thì cảm biến sẽ gắn lên chân đặt ở trên sàn nhà. Chân Kinect đặt cách màn chiếu 1.5m. Vị trí đặt thiết bị Kinect ở chính giữa trung tâm so với màn chiếu sao cho thu lại đầy đủ diện tích màn chiếu. là chiều dài của chân Kinect, với là tổng khoảng cách từ lề dưới của màn chiếu đến sàn nhà và nửa chiều cao của màn chiếu (60cm).
Ưu điểm
- Không ảnh hưởng đến góc chiếu của máy chiếu. - Tương tác thuận lợi với màn chiếu.
- Dễ chỉnh sửa khi có sự cố xảy ra.
Khuyết điểm
- Không gian tương tác phía trước màn chiếu bị chắn bởi chân đặt Kinect. Hình 2.27: Mô hình thiết kế đặt Kinect cố định ở sàn nhà
- Người theo dõi ngồi phía trước màn chiếu có thể bị ảnh hưởng bởi Kinect.
2.9.3. Nếu Kinect được gắn lên trần nhà
Máy chiếu đặt ở trên bàn làm việc, chiếu ánh sáng từ dưới lên màn chiếu. Khi đó cảm biến Kinect sẽ được để gắn lên một chân treo trên trần của căn phòng và đặt cách màn chiếu 1,5m. Vị trí đặt thiết bị Kinect ở chính giữa trung tâm so với màn chiếu sao cho thu lại đầy đủ diện tích màn chiếu. là chiều dài của chân treo Kinect, với là tổng khoảng cách từ lề trên của màn chiếu đến trần nhà và nửa chiều cao của màn chiếu (60cm).
Hình 2.28: Mô hình thiết kế Kinect đặt cố định trên trần nhà
Ưu điểm
- Cảm biến sẽ không ảnh hưởng đến góc chiếu của máy chiếu. - Không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người theo dõi.
- Người thao tác với màn chiếu sẽ có cảm giác thoái mái hơn với thiết kế này. - Cố định cảm biến, hạn chế tác động từ bên ngoài.
Khuyết điểm
- Khó chỉnh sửa Kinect khi có sự cố xảy ra.
Dù còn một số khuyết điểm, song cách thiết kế này cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các thiết kế còn lại như đã nêu ở trên .Do đó, nhóm đã chọn thiết kế hệ thống theo mô hình này.