Cái grotesques là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào cái huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại và sự kết hợp một cách quái dị, khác thường những cái tưởng chừng khó có thể kết hợp được [4;5]. M.Bakhtin nhận xét: "Nghệ thuật nghịch dị Trung cổ và Phục hưng gắn bó với văn hoá trào tiếu dân gian chỉ biết cái đáng sợ dưới hình thức những con giáo ộp nực cười, tức là những cái đáng sợ ở đây cũng hoá ra cái đáng cười đáng vui" Cảm xúc chủ đạo của nghệ thuật grotesques là phóng khoáng, tự do, hài hước, vui tươi ngộ nghĩnh. Điều đáng chú ý là: tiếng cười do hình tượng nghịch dị gây nên cũng mang tính hai chiều "nó vừa phủ định vừa khẳng
Bất cứ ai đọc tiểu thuyết "Đônkihôtê - nhà quý tộc xứ Mantra" của Cervantes, cũng đều bật lên tiếng cười hài hước qua những hành động điên rồ, hoang tưởng của Đônkihôtê và Xantrô, đồng thời cũng thật xót xa cay đắng trước những thất bại của họ. Cervantes còn dùng tiếng cười châm điếm chế giễu những lí tưởng mù quáng, phi thực tế của con người. Tiếng cười đã xâm nhập vào đời sống tinh thần xã hội làm trong sạch, làm mạnh hoá tâm hồn con người, giúp con người thoát khỏi những ảo tưởng viễn vông phi thực tế.
Thời đại Phục hưng là đỉnh cao của đời sống Carnaval. Carnaval là một thế giới đảo ngược, suồng sã hoá, đầy nhộn nhạo và vui vẻ. Lễ hội carnaval mà hai thầy trò thủ vai thật đặc biệt: vừa là người diễn trò, vừa là khán giả; nhưng lại không thuần nhất hoàn toàn, khi tỉnh khi điên, khi khôn ngoan khi rồ dại và đặc biệt là chất thơ buồn rầu xen kẽ nhau qua hình tượng nhân vật này. Cervantes đã trần thế hoá nhân vật bằng những tình huống thực tế gây cười không phải lúc nào cũng là "hạ thấp" nhân vật. Những tình huống điên rồ và chua xót nhất lại có thể là những tình huống thể hiện tính phi thực tế của chính lý tưởng cao đẹp nhất của chàng hiệp sĩ. "Tiếng cười nước đôi"(M.Bakhtin) vừa phủ định vừa tái sinh. Tiếng cười ấy không chỉ hướng về chủ thể hành động thiếu thực tế mà còn hướng tới cả thực tại tàn nhẫn và đắng cay. Khi cứu chú bé Anđres, Đônkihôtê bất chấp lời phản đối của thằng bé, kiên quyết gọi lão chủ Haldudos là hiệp sĩ và tin vào lời hứa của hắn bởi "Cả Haldudos cũng có thể trở thành hiệp sĩ!". Niềm tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người vốn là một trong những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa nhân văn. Niềm tin ấy không có điểm tựa trong thực tại phũ phàng hậu kì phục hưng, bởi vậy khi Đônkihôtê đi rồi thằng bé lại bị đòn đau hơn trước. Ngay cả nàng Đulxinêa là hiện thân của lí tưởng và muốn áp đặt lí tưởng ấy cho mọi người, thì có thể thấy hành động ấy không điên rồ hơn các nhà nhân văn chủ nghĩa thời đại Phục hưng muốn nhân loại thừa nhận lí tưởng về Con
Người Trần Thế toàn diện hoàn mĩ khi nhân loại còn chưa thể nhìn thấy điều đó trong thực tại. Cười nhân vật, người đọc cười những ước vọng cao cả nhất, nhưng cũng phi thực tế nhất của con người.Ta thấy tiếng cười xuất hiện khắp nơi, nơi nào có Đônkihôtê thì tất yếu có tiếng cười: tiếng cười tự do, sảng khoái từ những cô gái mà được chàng trân trọng như những bậc phu nhân, tiếng cười tình yêu vì nó quá xa vời thực tế, cười vì cái ngây dại của Đônkihôtê... càng cười bao nhiêu thì lại càng buồn bấy nhiêu, buồn như cái tên hiệp sĩ mặt buồn. Buồn vì đâu còn có những cái được trân trọng ấy, trân trọng phụ nữ... là khát khao yêu, tự do yêu. Cười bao nhiêu thì cũng đắng cay cho thực tế bấy nhiêu: cười vì cảnh "bò lê bò càng"; "khắp mình mẩm đầy vết đòn, chàng hiệp sĩ nằm thẳng cẳng, chết ngất trên đống giường gãy", đó là tiếng cười xót xa giữa ảo và thực; tiếng cười đắng cay xót xa cho lí tưởng cao đẹp của chàng đã bị vùi dập. Tiếng cười tự do của các cô gái, các nhân vật trong tiểu thuyết cộng với tiếng cười của độc giả đã tạo nên tiếng cười tái sinh. Cervantes rất thành công khi sử dụng tiếng cười hài hước và châm biếm để "phủ định" thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ độc hại đương thời, đồng thời tiếng cười cũng góp phần "tái sinh" thể loại tiểu thuyết mới "đặt nền móng vững chắc" cho các loại tiểu thuyết hiện đại sau này, tiếng cười trong tiểu thuyết là tiếng cười tình yêu nhân văn, tiếng cười dại lại để đả kích, châm biếm những tư tưởng hiệp sĩ, hành động hiệp sĩ điên rồ. Đônkihôtê trở lại là chính mình sau những trò chơi rồ dại, đó là chất thơ trong tiểu thuyết ''Đônkihôtê". Byron đã viết "Đó là cuốn truyện buồn nhất, và nó càng buồn vì làm chúng ta cười".