- Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa
c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
a) Nhận thức kinh nghiệm
Nhận thức kinh nghiệm
b) Nhận thức lý luận
Nhận thức lý luận mang lại tri thức lý luận có tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát cao cho phép hiểu được cái chung, tất yếu, quy luật, bản chất sâu sắc, bên trong của đối tượng.
c) Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận nhận thức lý luận
Nếu chủ nghĩa kinh nghiệm đề cao vai trò nhận thức kinh nghiệm, hạ thấp vai trò nhận thức lý lý luận, còn chủ nghĩa duy lý đề cao vai trò nhận thức lý luận, hạ thấp vai trò nhận thức kinh nghiệm, thì chủ nghĩa
duy vật biện chứng cho rằng, kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ
nhận thức đối lập nhau nhưng có liên hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Dù tri thức kinh nghiệm là cụ thể, sinh động, đầy tính thuyết phục,
nhưng nó chỉ mang lại những hiểu biết về từng mặt, từng quan hệ riêng rẽ, rời rạt, bề ngoài; vì vậy, cần phải khắc phục nó (phủ định biện
chứng) bằng cách xây dựng tri thức lý luận để có thể hiểu được cái tất yếu, quy luật, bản chất sâu sắc, bên trong của đối tượng.
• Khi nắm vững sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận sẽ giúp xây dựng nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn để đẩy mạnh hoạt động nhận thức khoa học đúng đắn và hoạt động thực tiễn cách mạng hiệu quả. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa quan điểm thực tiễn, nó yêu cầu phải coi trọng cả kinh
nghiệm thực tiễn lẫn lý luận, và biết gắn liền lý luận với thực tiễn.
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không cho phép tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm mà sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, đặc biệt là chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, nhưng cũng không cho phép cường điệu vai trò của lý luận mà sa vào chủ nghĩa giáo điều. Nó
chỉ ra rằng, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. 3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học