Chứng trúng phong phát sinh ở tuổi trung niên trở nên. Bệnh phát ra đột ngột với chứng trạng là: hôn mê hoặc không, chân tay tê dại, liệt 1/2 người (bán thân bất toại), liệt mặt (khẩu nhãn oa tà) hoặc không, lưỡi cứng, nói khó hoặc mất tiếng, mạch huyền hoạt.
1.1. LIỆT 1/2 NGƯỜI (BÁN THÂN BẤT TOẠI ) 1.1.1/ Biện chứng luận trị: 1.1.1/ Biện chứng luận trị:
Bệnh do phong gây ra thường tác động vào các kinh dương và các kinh mạch âm dương đa khí đa huyết. Trong điều trị thường dùng những huyệt đạo chủ yếu ở các kinh thủ túc Dương minh, kết hợp với các huyệt đạo ở kinh Đởm và kinh Tỳ, kinh Bàng quang.v.v.. để khu phong, trừ thấp, bình Can, lợi Đởm, bổ Tỳ bình Vị, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu điều hoà khí huyết.
1.1.2/ Phương pháp điều trị:
Điều hoà kinh mạch, sơ thông khí huyết, châm các huyệt đạo các kinh thủ túc Dương minh, các đại kinh đồng danh, kết hợp với kinh Đởm và một số kinh khác. Mỗi lần châm chọn dùng thay đổi các huyệt đạo dưới đây, lưu kim từ 20 đến 40 phút, dùng thủ pháp Bổ hoặc Tả tuỳ theo bệnh lý.
1.1.3/ Các huyệt đạo sử dụng thay đổi
Giáp xa xuyên Đầu duy Ngoại quan xuyên Tam dương lạc
Quyền liêu xuyên Thính cung Hợp cốc xuyên Lao cung
Toản trúc xuyên Tình minh Thương dương xuyên Hợp cốc
Dương bạch xuyên Ngư yêu Khúc trì xuyên Kiên ngung
Quyền liêu xuyên Nghinh hương Kiên trinh xuyên Cực tuyền
Thừa khấp xuyên Địa thương Thần môn xuyên Thiếu hải
Đồng tử liêu xuyên Thái dương Dương khê xuyên Khúc trì
Địa thương xuyên Giáp xa Thiên tuyền xuyên Cực tuyền
ế phong xuyên Quyền liêu Kiên ngung xuyên Tý nhu
Đầu lâm khấp xuyên Thừa linh
Túc tam lý xuyên Thượng cự hư Trật biên xuyên Thừa phù xuyên Ân
môn
Túc tam lý xuyên Phong long Thừa sơn xuyên Uỷ trung
Trật biên xuyên Hoàn khiêu Tâm âm giao xuyên Trung đô
Hoàn khiêu xuyên Tất dương quan Huyết hải xuyên Âm liêm
Dương lăng tuyền xuyên Dương giao Giải khê xuyên Túc lâm khấp
Tâm âm giao xuyên Âm lăng tuyền Trật biên xuyên Hội dương
Huyết hải xuyên Khí huyệt Thái xung xuyên Giải khê
Miệng và mặt là nơi mà các kinh thủ, túc Dương minh chạy qua. Khi phong tà xâm nhập vào kinh mạch ở mặt gây khí huyết ứ trệ làm tê liệt thần kinh mặt. Dùng Mãng châm trực tiếp khai thông khí huyết sẽ khỏi bệnh.
1.2.2/ Phương pháp điều trị:
Khu phong hoạt lạc, thông kinh hoạt huyết
Chủ yếu châm huyệt và huyệt đạo của kinh Thủ túc Dương minh ở vùng cổ mặt, kết hợp với huyệt đạo ở xa. Thời gian lưu kimtừ 20-30 phút. Dùng thủ pháp Bổ là chính. Mỗi lần chọn dùng một số huyệt đạo dưới đây:
1.2.3/ Huyệt đạo thường dùng:
Toản trúc xuyên Tình minh Dương bạch xuyên Ngư yêu Địa thương xuyên Thừa khấp Thái dương xuyên Đồng tử liêu Địa thương xuyên Giáp xa ế phong xuyên Quyền liêu Quyền liêu xuyênThính cung Thương dương xuyên Hợp cốc Đơn huyệt: Nhân trung,Thừa tương.
II. CHỨNG NUY
Chứng trạng chủ yếu của chứng nuy là: cơ chân tay teo cơ, vô lực hoặc co cứng mất các chức năng vận động, gây liệt tứ chi hoặc liệt nửa người, liệt cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ).
Thường ở thời kỳ đầu có sốt cao, tiếp đó thì chi trên chi dưới bên phải hoặc bên trái hoặc cả hai bên bị liệt.
Trường hợp nặng thì liệt toàn thân, cơ teo dần, có khi kèm theo đau, có khi không đau, tuỳ chứng mà mạch phù, huyền, nhược, sáp, sác.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do phong nhiệt làm tổn thương tân dịch của Phế, gây bế tắc kinh mạch, cơ cân khô cằn..hoặc là do thấp nhiệt xâm nhập cơ thể, gây mất thăng bằng âm dương, khiến cân cơ suy yếu, cân cốt và khớp không thể vận động được. Cũng có thể do bệnh mãn tính làm cho cơ thể suy nhược, tinh khí của can thận suy tổn làm cho cân mạch, cơ nhục mất dần chức năng vận động gây ra chứng nuy.
3.1.Bại liệt trẻ em:
3.1.1.Biện chứng luận trị:
Bệnh do thấp nhiệt (siêu vi trùng) gây bệnh cho trẻ em, thường bị bại liệt một chi dưới hoặc một chi trên. Bệnh làm tổn thương trung khu thần kinh gây liệt chi và teo cơ.
Do đó, cần châm các huyệt ở mạch Đốc, mạch Giáp tích để tăng tuỷ sinh cơ, ích cân tráng cốt.
Đồng thời kết hợp châm các huyệt thuộc kinh Can và kinh Thận để bổ Can Thận, châm các huyệt thuộc kinh Dương minh (Đại trường và kinh Vị) để tăng bổ khí huyết, phục hồi cân).
Huyệt Dương lăng tuyền là huyệt hợp của Cân. Huyệt Huyền chung (Tuyệt cốt) là huyệt Hội của Tuỷ. Phối hợp 2 huyệt Dương lăng tuyền và Huyền chung với các huyệt khác trong điều trị thì kết quả rất tốt.
3.1.2.Huyệt đạo thường dùng:
Mệnh môn xuyên Yêu du Túc lâm khấp xuyên Khâu khư
Đại chuỳ xuyên Tích trung Dương lăng tuyền xuyên Huyền chung
Giáp tích L3 xuyên Giáp tích L5 Huyết hải xuyên Cấp mạch
Tích trung xuyên Yêu dương quan Trật biên xuyênThừa phù
Tích trung xuyên Mệnh môn Tam âm giao xuyên Trung đô
Giải khê xuyên Nội đình Trật biên xuyên Cự liêu
Kiên ngung xuyên Tý nhu Hoàn khiêu xuyên Trật biên
Ngoại quan xuyên Khúc trì Kiên ngung xuyên Khúc trì
Nội quan xuyên Đại lăng Hợp cốc xuyên lao cung
3.2.Liệt do viêm não:
3.2.1.Biện chứng luận trị:
Viêm não do ôn bệnh gây ra ở người lớn và trẻ em. Sau giai đoạn cấp sẽ để lại di chứng rất nặng nề: liệt toàn thân, teo cơ, liệt cơ tròn, nhiều trường hợp để lại mất tiếng, không nghe được, có trường hợp kèm theo teo gai thị, mất thị giác.
Mạch Đốc là mạch chủ chốt của toàn thân, điều chỉnh cả 6 kinh dương, phối hợp với kinh Tâm bào, kinh Can, kinh Thận có tác dụng bổ tuỷ ích não, tỉnh thần, thông kinh hoạt lạc, hồi phục thăng bằng của Âm Dương. Kinh Đởm có tác dụng đối với cân cốt, về kinh Dương minh thì Nội kinh đã viết “Độc thủ Dương minh” để chữa chứng nuy.
Do đó, di chứng viêm não tuy rất nặng, nhưng kết hợp các kinh nói trên với mạch Đốc, mạch Giáp tích có thể đạt kết quả tốt.
3.2.2.Phương pháp điều trị:
Phải phục hồi cân cốt, bổ tuỷ tăng cơ, ích não bổ thần, thông kinh hoạt lạc. Lấy huyệt của mạch Đốc, kinh Tâm bào, phối hợp kinh Đởm và đồng đại kinh Thiếu dương Tam tiêu, cùng với kinh Can biểu lý với kinh Đởm để điều trị.
Thủ pháp Bổ kết hợp Tả, hoặc bình Bổ bình Tả, lưu kim 20-30 phút
3.2.3.Huyệt đạo thường dùng:
Thần đình xuyên Bách hội Trung phong xuyên Trung đô
Đại chuỳ xuyên Phong phủ Huyền chung xuyên Dương lăng tuyền
Đại chuỳ xuyên Tích trung Hạ cự hư xuyên Túc tam lý
Giáp tích C1 xuyên Giáp tích C7 Tam âm giao xuyên Âm lăng tuyền
Giáp tích L3 xuyên Giáp tích L5 Hoàn khiêu xuyên Trật biên
á môn xuyên Phong phủ Huyết hải xuyên Âm liêm
Phong trì xuyên Phong trì Trật biên xuyên Thừa phù
Tích trung xuyên Yêu dương quan Dương lăng tuyền xuyên Tuyệt cốt
Nội quan xuyên Khúc trạch Thừa phù xuyên Uỷ trung
Khúc trạch xuyên Thiên tuyền Uỷ trung xuyên Thừa sơn
Khúc trì xuyên Kiên ngung Côn lôn xuyên Thái khê
Kiên liêu xuyên Kiên ngung Giải khê xuyên Khâu khư
KẾT LUẬN
ở nước ta Châm cứu ngày càng phát triển, ngoài các phương pháp cổ điển cần phát triển các phương pháp châm mới như: Thuỷ châm, Nhĩ châm, Trường châm,
huyệt để vận dụng trong điều trị, chúng ta đã ngày càng phát triển và đạt kết quả tốt, chữa được nhiều chứng bệnh nặng (đau, liệt...) và ứng dụng trong châm tê phẫu thuật, ngày càng mở ra cho châm cứu Việt Nam một con đường sáng sủa khoa học và đại chúng để phục vụ tốt sức khoẻ nhân dân.
Người xưa cũng đã đánh giá cao tác dụng của Mãng châm. Ngày nay, học tập kinh nghiệm của người xưa ứng dụng Mãng châm và phát triển Mãng châm, châm cứu Việt Nam đang được nhân dân trong nước và nhiều tổ chức châm cứu trên thế giới đánh giá cao Mãng châm như sau:
“Đại hề, Trường hề khiếu Mãng châm Giáng yêu, trảm quỷ khu tà phong Kinh giản, Điên cuồng, Hoán than, Tý Châm đáo bệnh tiêu, hiển thần kỳ”