Lí thuyết của Brow và Levinson

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 34 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Lí thuyết của Brow và Levinson

Dựa vào những lí thuyết trên, Brow và Levinson đã xây dựng nên lí thuyết về lịch sự của mình. Hai ông cho rằng: "lịch sự chính là tổng thể những cách thức mà người hội thoại dùng để giữ gìn thể diện cho nhau".

Theo hai ông, các hành động ở lời khi thực hiện đều tác động đến thể diện âm tính hoặc dƣơng tính của ngƣời tham gia giao tiếp.

Thể diện âm tính: là lãnh địa của cái tôi, bao gồm cả không gian, thời gian, tài sản vật chât hay tinh thần.

Thể diện dƣơng tính: là tổng thể những hình ảnh tự đề cao của mình mà những ngƣời hội thoại xây dựng nên về mình và cố gắng áp đặt cho ngƣời trong tƣơng tác.

Căn cứ vào sự tác động đối với thể diện, các hoạt động ở lời đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm hành động đe dọa thể diện (Face thretening acts, viết tắt là FTA - do Brown và Levinson đặt ra) và hành động tôn vinh thể diện (Face Flattering acts - thuật ngữ do C.K.Orecchioni giới thiệu, viết tắt là FFA).

Các hành động đe dọa thể hiện đƣợc Brown và Levinson chia ra thành bốn nhóm:

- Những hành động đe dọa thể diện âm tính của ngƣời thực hiện: tặng, hứa, cho...

- Những hành động đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời thực hiện: thứ nhận (thú tội), xin lỗi, tự trách...

- Những hành động đe dọa thể diện âm tính của ngƣời nhận: hỏi những cái thuộc đời sống riêng tƣ của ngƣời đƣợc hỏi, các hành động điều khiển nhƣ sai khiến, ngăn cấm hay khuyêm bảo...

- Những hành động đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời nhận: phê phán, từ chối, chửi mắng, trách móc, chế diễu...

Hoạt động ở lời tôn vinh thể diện là những hành động mà khi thực hiện thể diện âm tính hay dƣơng tính của ngƣời tiếp nhận hay ngƣời thực hiện đƣợc đề cao, ví dụ: khen một ngƣời nào đó làm tăng giá trị của anh ta trƣớc tập thể.

Trong chiến lƣợc lịch sự, để lảng tránh một hành động đe dọa thể diện, hoặc bù đắp thể diện, chúng ta có thể:

- Thay thế hành động đe dọa thể diện bằng một hành động khác.

- Dùng biện pháp dịu hóa các hành động đe dọa thể diện nhƣ: biện pháp nói giảm, dùng các phƣơng tiện tiền dẫn nhập (các lời nói ƣớm); sử dụng các

biểu thức xin lỗi, thanh minh, giảm thiểu, giảm mức độ khẳng định của nội dung một hành động xác tín...

Để tôn vinh thể diện của ngƣời nhận, tỏ ra quan tâm đến ngƣời này có thể sử dụng những cách nói nhƣ: nói quá, dùng những từ xƣng hô thân tình hoặc xƣng hô của ngƣời cùng nhóm xã hội. Cách nói này bày tỏ sự quan tâm của mình đến SP2.

Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện, cho nên lịch sự trong giao tiếp, chủ yếu là sự điều phối các thể diện bằng hoạt động ngôn ngữ tức là phải làm sao để các hoạt động ngôn ngữ không làm mất thể diện cho ai, kể cả thể diện của chính mình.

Nhƣ các hoạt động ở lời khác, hành động hỏi khi đƣợc thực hiện cũng tác động đến thể diện của ngƣời tham gia giao tiếp ở hai mặt tiêu cực hoặc tích cực.

Đây là hành động nói có tính chất áp đặt, xâm phạm tới không gian, thời gian tự do của ngƣời nghe, ngƣời nhận.Những câu hỏi tò mò hỏi không đúng lúc, đúng chỗ nhƣng vẫn buộc ngƣời nghe, ngƣời nhận phải ngừng cả suy nghĩ, ngừg cả công việc, thậm chí ngừng cả nghỉ ngơi để trả lời, giải thích. Nghĩa là, khi sử dụng hành động hỏi, SP1 đã ràng buộc SP2, làm mất tự do của SP2.

Ví dụ (13): Em buồn cười nhỉ! Cứ yên chí là tôi đi làm cái việc ấy! Đến vợ mà cũng nghĩ như thế, nói gì được người ngoài? Hay là tại hôm chú mất,

chú mắng tôi mà nghi cho tôi? [19, tr 72: đối thoại Ngọc - Thơm].

Ví dụ (14): Tôi biết chắc rồi. Cụ mất, anh không có nhà, họ hàng không có

, người ta bó chiếu đem chôn. Anh giấu làm gì? [19, tr 92: đối thoại Cửu - Thái].

Ví dụ (15): Tôi thấm vào đâu với anh! Này anh Thái, tôi hỏi thật, anh đừng giấu tôi.Có thật cụ bà mất rồi không?Cụ mất vì chết đói phải không?Sao

anh cứ phớt đi như không thế? [19, tr 92: đối thoại Cửu - Thái].

Vận dụng phép lịch sự vào việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn tìm ra cách Nguyễn Huy Tƣởng đã sử dụng các hình thức hỏi nhƣ thế nào để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)