Thí nghiệm xác định cường độ kéo uốn giới hạn (22TCN211-93)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ HỌC CỦA BÊ TÔNG NHỰA VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

P Tấm gia tảiMẫu thí nghiệm

2.6.1. Thí nghiệm xác định cường độ kéo uốn giới hạn (22TCN211-93)

a) Nội dung (nguyên lý) thí nghiệm:

Thí nghiệm được thực hiện trên mẫu dầm có kích cỡ không nhỏ hơn (4x4x16)cm, chế bị trong phòng bằng cách sử dụng tải trọng tĩnh có độ lớn 300daN/cm2 hoặc cắt về từ hiện trường.

Mẫu thí nghiệm Lực tác dụng (duy trì mẫu ở chiều cao cố định)

Tấm gia tải Tấm gia tải Phản lực Biến dạng cắt tích luỹ Lực tác dụng áp lực hông Mặt bên Mặt đứng Mẫu thí nghiệm Các tấm cao su

Trước khi thí nghiệm, mẫu được bảo dưỡng trong bể ổn nhiệt ở nhiệt độ 15oC trong khoảng thời gian 2 giờ.

Thí nghiệm uốn được thực hiện bằng cách đặt mẫu lên hai gối tựa cách nhau 14cm (một gối cố định, một gối di động), phần gối tiếp xúc với mẫu có dạng mặt trụ với bán kính 5mm. Chất tải ở giữa mẫu trên khắp bề ngang mẫu thông qua tấm đệm bằng kim loại dạng mặt trụ tròn bán kính 10mm hoặc có dạng mặt phẳng dày 8mm.

Gia tải cho mẫu với tốc độ nén là 100ữ200mm/phút cho tới khi mẫu bị phá hoại. Trong quá trình gia tải, theo dõi độ võng của dầm bằng các đồng hồ đo biến dạng đặt ở đáy giữa dầm và ở cả hai gối (để loại trừ biến dạng cục bộ của dầm tại gối).

Độ lớn của tải trọng tại thời điểm mẫu bị phá hoại được sử dụng để tính cường độ kéo uốn giới hạn (Rku) theo công thức (2.12):

) 12 . 2 ( ) / ( 2 3 2 2 daN cm bh PL Rku = Trong đó:

+ P : Tải trọng phá hoại mẫu (daN). + L : Khoảng cách giữa hai gối tựa (cm). + b, h : Chiều rộng và chiều cao mẫu (cm).

Hình 2.15. Mô hình thí nghiệm xác định cường độ kéo uốn giới hạn

b) ý nghĩa sử dụng:

Cường độ kéo uốn giới hạn của bê tông nhựa được sử dụng để: - Đánh giá chất lượng của bê tông nhựa.

- Thiết kế kết cấu mặt đường mềm theo 22TCN 211-93.

P

h

b) Nhận xét, đánh giá:

Trong số những thí nghiệm thường được sử dụng ở Việt Nam hiện nay, đây là thí nghiệm có trình tự tạo mẫu và thí nghiệm phức tạp, đòi hỏi phải có thiết bị thí nghiệm chuyên dụng mà nhiều phò`ng thí nghiệm hiện nay không có.

Nội dung phương pháp thí nghiệm này cũng đã được quy định trong 22TCN 211-93 nhưng rất sơ sài, chưa có mô tả chi tiết về thiết bị, trình tự tạo mẫu, trình tự thí nghiệm nên người sử dụng thường rất khó khăn khi sử dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ HỌC CỦA BÊ TÔNG NHỰA VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)