Những tiếp cận và phương pháp bảo tồn nguồn gen: có hai tiếp cận chủ yếu để bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật là In – situ (bảo tồn nội vi) và Ex-situ (Bảo tồn ngoại vi). Mỗi phương pháp tiếp cận đều có những ưu nhược điểm nhất định. Trong thời gian qua rất nhiều loại nguồn gen thu thập, duy trì với sự hỗ trợ của kho cất trữ, nó có thể kéo dài sự sống của các hạt. Sự bảo tồn này đến một mức nào đó nó làm mất đa dạng di truyền ( Frankel và Hawkess, 1975). Bảo tồn bằng cất trữ duy trì độ thuần di truyền nhưng vấn đề gặp phải là sức sống khác nhau của các loài trong cất trữ. Bảo tồn In situ lại chịu ảnh hưởng của các thế hệ chọn lọc, nhận phấn ngoài với các dòng khác và trôi dạt di truyền ( Allard,1970). Điều kiện cất trữ tốt kết hợp với gieo trồng phù hợp sẽ giảm ảnh hưởng của những vấn đề này đến bảo tồn Ex situ. Bảo tồn vật liệu cây trên đồng ruộng : là một hình thức bảo tồn ngoại vi đối với nhiều loài cây trồng quan trọng như cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp rất khó hoặc không thể bảo tốn bằng hạt. Như vậy chúng cần được bảo tồn bằng gieo trồng trên đồng ruộng. Bảo tồn trên đồng ruộng rễ tiếp cận cho nghiên cứu cũng như sử dụng. Một số loài phương pháp bảo tồn khác thay thế không hiệu quả (Ramanatha Rao,1995). Nó cũng là một quan điểm chiến lược để bảo tồn nguồn gen cho nhiều loài thực vật. Đồng thời cũng cần cố gắng hoàn thiện phương pháp bảo tồn khác như bảo tồn In vitro
Trong mỗi phương pháp tiếp cận đã có một số phương pháp bảo tồn đã được nghiên cứu phát triển và ngày càng hoàn thiện.
Phương pháp tiếp cận 1:Bảo tồn nội vi( In – situ = on-site)
Bảo tồn nội vi là duy trì các quần thể thực vật trong điều kiện tự nhiên nơi xuất hiện tiến hóa của loài cây trồng đó. Nguồn gen thực vật được bảo tồn ở nông trại, vườn gia đình hoặc trên đồng ruộng. Các loài cây lâm nghiệp và cây hoang dại thường được tạo các vùng bảo tồn tự nhiên như vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn. Ba phương pháp bảo tồn nội vi chính là:
1) Bảo tồn trên nông trại (farm conservation)
2) Bảo tồn trong vườn gia đình (home garden conservation)
3) Bảo tồn cây lâm nghiệp và cây hoang dại ở khu bảo vệ hoặc vườn quốc gia (Conservation of wild and forest plants)
Phương pháp tiếp cận 2: Bảo tồn ngoại vi (Ex – situ = off-site)
Bảo tồn ngoại vi là đưa nguồn gen ra khỏi điều kiện tự nhiên sinh sống của nó hoặc ra khỏi hệ thống sản xuất về bảo tồn ở các Trung tâm (trung tâm tài nguyên di truyền, các Viện nghiên cứu…). Phương pháp và kỹ thuật bảo tồn phụ thuộc vào loài cây trồng, hiện nay có 6 phương pháp bảo tồn khác nhau gồm:
1) Ngân hàng gen hạt (seed genebanks) lại bao gồm ngân hàng hạt ở các cơ quan bảo tồn và ngân hàng hạt cộng đồng (Community seed banks)
2) Ngân hàng gen đồng ruộng (field genebanks), các loài cây trồng khác nhau phương pháp này cũng chia ra thành 3 phương pháp nhỏ :
a) Các loài cây tạo ra hạt
b) Các loài cây ít hoặc không kết hạt
c) Các loài cây có thể lưu giữ bằng vật liệu vô tính có chu kỳ sống lâu năm 3) Bảo tồn In vitro với hai nhóm cây trồng, cây trồng kết hạt và cây trồng sinh sản
sinh dưỡng và chia thành hai loại bảo tồn tế bào/mô và bảo tồn hạt phấn 4) Ngân hàng AND (DNA bank)
5) Bảo tồn lạnh (cryoconservation bank) 6) Vườn thực vật (botanical gardens)
Ngân hàng gen (Genebanks ): ngân hàng gen là lưu giữ, duy trì và tái sinh các mẫu sống của các giống thực vật và các loài hoang dại đa dạng lớn của thế giới. Nguồn gen đó đảm bảo rằng các giống cây trồng cải tiến, giống địa phương và họ hàng hoang dại của chúng, củng cố vững chắc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và nhà nghiên cứu sử dụng.
Trong chương này thảo luận những phương pháp và những kỹ thuật của bảo tồn In-situ, ứng dụng của nó trong bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật trên thế giới và Việt Nam.