1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại:
Có thể nói các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính NH nói chung đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế liên quan tới hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Ngân hàng thương mại: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vốn tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, với nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại:
Chức năng trung gian tín dụng:
Thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chức năng ngân hàng thương mại
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng chpo nền kinh tế.
Với chức năng này NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa là người cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các Người dư
thừa vốn
Ngân hàng thương mại
Người cần vốn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 4
bên tham gia, bao gồm người rút tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NH, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
Chức năng trung gian thanh toán:
NHTM thực hiện các chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa.... Ở đây NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi NH là người giữ tài khoản của họ.
Với chức năng này NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian lại được đảm bảo thanh toán an toàn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Đối với NHTM, chức năng này góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho NH thông qua việc thu phí thanh toán, nó cũng làm tăng nguồn vốn cho vay của NH thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
Chức năng tạo tiền:
Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo tiền tín dụng ( hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống NH có khả năng tạo nên số tiền gửi ( tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu.
1.1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn:
Tiền gửi: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trong đó
Tiền gửi không kỳ hạn:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 5
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào ( nên còn được gọi là “Tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demam deposit”). Với loại tiền gửi này người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Vì vậy người gửi chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được NH trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua NH. Loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua NH. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.
Tiền gửi tiết kiệm:
Là khoản tiền để dành của cá nhân được huy động vào NH nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được NH công bố sẵn.
Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm có 3 loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho NH.
Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này luôn được hưởng lãi nhưng đổi lại không được hưởng các loại dịch vụ thanh toán qua NH.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự với tiền gưỉ có kỳ hạn là không được phép rút trước hạn ( nếu rút trước sẽ bị phạt), được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua NH. Với dạng tiền gửi này người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng NH quy định.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 6
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục đích xây dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi thì người gửi tiền còn dược NH cho vay nhằm bổ sung thêm vốn cho mục đích xây nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm. Vốn tiền gửi là vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu để NH kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của NH là đi vay để cho vay. Chính vì vậy người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi.
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
Nghiệp vụ ngân quỹ: Đây là hoạt động đảm bảo cho khả năng thanh toán thường xuyên của NH. Khoản tiền bảo đảm này gồm:
- Tiền mặt tại quỹ của NH (vault cash): tùy theo mô hình hoạt động,tính thời vụ (ví dụ các đọt lễ tết khách hàng sẽ có nhu cầu rút tiền mặt nhiều), các NH phải duy trì mức tồn quỹtieenf mặt để chi trả trong ngày.
- Tiền gửi tại các NH khác: để thục hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.
- Tiền gửi tại NHTW: bao gồm tiền gửi đự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các NH thông qua vai trò trung gian thanh toán của NHTW.
- Tiền mặt trong quá trình thu: là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai giữa các NH, khi NH đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền.
Ngoài tiền mặt NH còn giữ các chứng khoán nhắn hạn, có tính lỏng cao để có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu ...
1.1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng:
Cho vay:
Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NH, thường đem lại cho NH khoản lợi nhuận cao, nhưng đây cũng là một hoạt động nhảy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể nói hoạt động tín dụng có rủi ro cao nhất do có đó để hoạt động có hiệu quả hoạt động này các NH cần phải có các biện pháp hạn chế những rủi ro bằng cách quản lý chặt chẽ các khoản vay.
Tín dụng thuê mua ( leasing):
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 7
Là hình thức tín dụng chung và dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác. NH sẽ dùng vốn của mình để mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuậnvà không được hủy bỏ hộp đồng trước hạn.
Khi hết thời hạn thuê bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các đieuuf kiện tõa thuận trong hợp đồng. Trong thực tế NH thường thành lập công ty con chuyên trách nghiệp vụ này còn gọi là công ty tài chính thuê mua. 1.1.3.4. Nghiệp vụ đầu tư:
Là nghiệp vụ mà các NHTM dùng vốn của mình mua các chứng khoán ( các chứng khoán chính phủ và một số chứng khoán công ty) hoặc đầu tư theo dự án. Ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng còn cho phép các NH được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay của các tổ chức tín dụng khác.
1.1.3.4. Nghiệp vụ trung gian:
Nghiệp vụ chuyển tiền – thanh toán hộ:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khác hàng, dùng phương tiện mà khác hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định trong hay ngoài nước ( thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền...)
Nghiệp vụ thu hộ:
Là nghiệp vụ mà NHTM nhận sự ủy thác của các khác hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào các chứng từ của khác hàng giao như séc, thương phiếu các chứng khoán... khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu phí của khách hàng, NH còn tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng.
1.1.3.5. Nghiệp vụ tín thác:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 8
đầu tư của tổ chức hay cá nhân thêo hợp đồng ( tài sản đang chanh chấp, tài sản thanh lý trong quá trình phá sản).
1.1.3.6. Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp:
Là nghiệp vụ mà các NHTM thu chi hộ lẫn nhau trên sơ sở NH này mở một tài khoản vãng lai tại NH kia và việc thanh toán giữa hai NH được tiến hành theo định kỳ sau khi đã bù trừ những khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kỳ đó. Trong nghiệp vụ này các NH không thu phí. Khi tiến hành thu chi hộ nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì NH này sẽ cung cấp tín dụng cho NH kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi.
1.2. Những vấn đề về tín dụng:
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Khái niệm tín dụng: tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( tài sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban dầu.
Tín dụng ngân hàng: là việc NH thõa thuận để khách ahngf sử dụng một tài sản với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu ( tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác.
Tín dụng NH phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản: thứ nhất, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích; thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
1.2.2. Phân loại tín dụng:
1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 9
Tín dụng trung hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới tài sản thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20, 30 năm. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây nhà, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Tín dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án.
1.2.2.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
Tín dụng có đảm bảo:
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sụ bảo lãnh của người thứ ba, mà việc bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
Tín dụng không có đảm bảo:
Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao.
1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng:
Tín dụng bất động sản:
Đây là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai; tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài.
Tín dụng công thương nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liêu, trả thuế, và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái 10
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trtj, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc.
Tín dụng tiêu dùng:
Đây là khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà...
1.2.2.4. Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
Tín dụng ứng trước:
Là hình thức cho vay trong đó NH cung cấpcho người đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc. Tín dụng ứng trước có 2 loại:
- Tín dụng ứng trước có bảo đảm:
Bảo đảm bằng các động sản như hàng hóa, tài sản hay chứng từ (cho vay cầm cố): là cho vay trên cơ sở cầm cố tại NH các tài sản, có thể là hiện vật như hàng hóa, hoặc giấy tờ như các giấy tờ sở hữu hàng hóa (giấy lưu kho, lưu bãi container...),các chứng từ thanh toán, chứng từ có giá,thậm chí cả vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ... số tiền cho vay bằng một tỷ lệ % của giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố trong suốt thời hạn vay và chỉ hoàn trả lại khi đủ nợ ( gốc và lãi). Trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, NH có quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.
Bảo đảm bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa ( cho vay thế chấp): là cho vay trên cơ sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản thế chấp. Trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụng tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.
Bảo đảm bằng bảo lãnh bằng bên thứ ba ( cho vay có bảo lãnh): bên bảo lãnh lập hồ sơ bảo lãnh tại NH và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng thanh toán. Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố, thế chấp tại ngân hàng.
- Tín dụng ứng trước không có bảo đảm ( cho vay tín chấp):