KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Xác định đồng thời Paracetamol, Clopheninamin Maleat, Vitamin B1 trong thuốc viên nén Paracetamol FB bằng phương pháp trắc quang (Trang 44 - 48)

3.1. Khảo sát sơ bộ phổ hấp thụ phân tử của paracetamol và clopheninamin maleat, vitamin B1

Tiến hành khảo sát phổ hấp thụ phân tử và xác định khoảng bước sóng cực đại của PRC, CPM và B1.

Pha dung dịch PRC cú nồng độ 8 àg/mL, dung dịch CPM cú nồng độ 20 àg/mL, và dung dịch B1 cú nồng độ 10 àg/mL trong mụi trường HCl 0,1 M. Tiến hành quét phổ của các dung dịch đó trong khoảng bước sóng từ 200 đến 900 nm. Cứ 0,5 nm ta đọc một giá trị. Kết quả đo độ hấp thụ quang theo bước sóng được thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1. Phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn PRC (1) và CPM (2), B1 (3) Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy phổ hấp thụ của PRC, B1 và CPM, xen phủ nhau gần như hoàn toàn, do đó không thể xác định được đồng thời PRC, B1 và CPM trong một hỗn hợp theo phương pháp trắc quang thông thường. Muốn xác định được chúng bằng phương pháp trắc quang cần phải tách chúng ra khỏi nhau. Tuy nhiên việc tách chúng ra khỏi nhau là rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy mục tiêu của luận văn là nghiên cứu cách xác định nồng độ PRC, B1 và CPM khi có mặt trong hỗn hợp mà không phải tách ra khỏi nhau.

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1

210 212 214 216 218 220 222 224 226 228 230 232 234 236 238 240 242 244 246 248 250 252 254 256 258 260 262 264 266 268 270 272 274 276 278 280 282 284

A

λ (nm) (1)

(2) (3)

PRC có độ hấp thụ quang cực đại tại λ = 244 nm , CPM có độ hấp thụ quang cực đại tại bước sóng λ = 264 nm, B1 có độ hấp thụ quang cực đại tại bước sóng λ = 246 nm. Trên cơ sở khảo sát trong khoảng bước sóng từ 300-900 nm, PRC, CPM và B1 gần như không hấp thụ ánh sáng. Do đó chúng tôi lựa chọn bước sóng để thực hiện các phép đo độ hấp thụ quang của dung dịch PRC, B1 và CPM trong khoảng từ 210-300 nm để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

3.2. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 vào pH Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 chúng tôi tiến hành khảo sát độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 trong dung dịch HCl, HNO3, H2SO4 ở các giá trị pH 1, 2, 3.

Pha 3 dóy dung dịch gồm 9 mẫu dung dịch PRC cú nồng độ 8 àg/mL, 9 mẫu dung dịch CPM cú nồng độ 20 àg/mL, và 9 mẫu dung dịch B1 cú nồng độ 10 àg/mL trong cỏc mụi trường HCl, H2SO4, HNO3 cú pH =1, 2, 3. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trong khoảng bước sóng từ 210-300 nm ở các môi trường khác nhau, tại thời điểm khác nhau sau khi pha .

Bảng 3.1 là kết quả độ hấp thụ quang của PRC tại bước sóng 244nm , CPM tại bước sóng 264 nm và B1 tại bước sóng 246 nm ở các giá trị pH, tại thời điểm 30 phút sau khi pha và ở nhiệt độ 250C. Các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần đo.

Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của PRC ,CPM và B1 ở các giá trị pH

Môi trường HCl HNO3 H2SO4

MẪU 1 2 3 4 5 6 7 8 9

pH 1 2 3 1 2 3 1 2 3

PRC 0,532 0,530 0,527 0,521 0,520 0,519 0,524 0,521 0,520 Abs CPM 0,431 0,429 0,428 0,428 0,417 0,406 0,376 0,374 0,371 B1 0,450 0,448 0,445 0,399 0,397 0,394 0,437 0,435 0,432 Nhận xét: Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1, chúng tôi nhận thấy độ hấp thụ quang đo được là không ổn định trong môi trường HNO3 có pH = 1, 2, 3, có lẽ do HNO3là chất oxy hóa mạnh . Qua kết quả ở bảng 3.1, chúng tôi nhận

thấy độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 trong môi trường axit HCl 0,1M là tốt hơn cả. Chúng tôi chọn môi trường để nghiên cứu tiếp theo cho cả PRC, CPM và B1 là dung dịch HCl 0,1M.

3.3. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 theo thời gian.

Chúng tôi tiến hành khảo sát độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 trong khoảng thời gian 90 phút sau khi pha. Công việc khảo sát cụ thể như sau:

Pha dung dịch PRC có nồng độ 8 g/mL, dung dịch CPM có nồng độ 20g/mL và dung dịch B1có nồng độ 10 g/mL trong HCl 0,1M. Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trong khoảng bước sóng 210-300 nm tại các thời điểm khác nhau sau khi pha và ở nhiệt độ 250C.

Bảng 3.2 là kết quả độ hấp thụ quang của PRC tại bước sóng 244nm và CPM tại bước sóng 264 nm, B1 tại bước sóng 246 nm ở các thời điểm khác nhau sau khi pha và ở nhiệt độ 250C. Các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần đo

Bảng 3.2 Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC và CPM theo thời gian

Thời gian

(phút) 5 10 15 20 25 30 35 40 45

PRC 0,542 0,543 0,541 0,538 0,538 0,532 0,534 0,535 0,536 A CPM 0,397 0,402 0,419 0,426 0,426 0,426 0,425 0,425 0,423 B1 0,432 0,434 0,439 0,440 0,441 0,440 0,441 0,440 0,437 Thời gian

(phút) 50 55 60 65 70 75 80 85 90

PRC 0,536 0,536 0,536 0,536 0,536 0,536 0,536 0,536 0,536 CPM 0,421 0,424 0,425 0,423 0,424 0,424 0,424 0,423 0,423 A

B1 0,438 0,437 0,438 0,437 0,438 0,436 0,439 0,438 0,438 Từ kết quả ở bảng 3.2, xây dựng đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang cực đại của PRC ở bước sóng 244nm và CPM ở bước sóng 264 nm, B1 ở bước sóng 246 nm theo thời gian, thu được hình 3.2

Hình 3.2. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC(1), CPM(2) và B1(3) theo thời gian.

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.2, hình 3.2 nhận thấy, trong khoảng thời gian 30  90 phút độ hấp thụ quang của dung dịch PRC, CPM và B1 trong dung môi HCl 0,1M tương đối ổn định. Sự thay đổi chủ yếu xảy ra trong khoảng từ 5÷25 phút sau khi pha, nhưng sự thay đổi này không đáng kể. Như vậy, có thể nói dung dịch PRC và CPM, B1 có độ hấp thụ quang ổn định trong khoảng thời gian từ 30÷ 90 phút sau khi pha. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thời gian đo quang là từ 30 phút sau khi pha.

3.4. Khảo sát sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của paracetamol và clopheninamin maleat, vitamin B1 theo nhiệt độ.

Tiến hành pha các dung dịch PRC có nồng độ 8 g/mL và CPM có nồng độ là 20g/mL, B1 có nồng độ 10g/mL. Sau khi pha dung dịch 30 phút tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trong khoảng bước sóng từ 210- 300 nm ở các nhiệt độ khác nhau.

Bảng 3.3 là kết quả độ hấp thụ quang của PRC tại bước sóng là 244nm và CPM tại bước sóng 264 nm, B1 tại bước sóng 246 nm ở các nhiệt độ khác nhau sau khi pha 30 phút. Các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình của 3 lần đo.

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90

A

t (phút)

(1)

(2)

(3)

Bảng 3.3. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC, CPM và B1 theo nhiệt độ

Nhiệt độ 250 C 300 C 350 C 400 C 450 C 500 C

APAR 0,529 0,531 0,538 0,527 0,528 0,526

ACPM 0,419 0,423 0,426 0,426 0,425 0,423

A B1 0,444 0,445 0,450 0,450 0,450 0,449 Từ kết quả ở bảng 3.3, xây dựng được đường biểu diễn sự phụ thuộc độ hấp thụ quang cực đại của PRC ở bước sóng 244nm và CPM ở bước sóng 264 nm theo nhiệt độ thu được hình 3.3.

Hình 3.3. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang của PRC(1), CPM(2) và B1(3) theo nhiệt độ

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.3, hình 3.3 nhận thấy độ hấp thụ quang của dung dịch PRC, CPM và B1 ổn định trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 500C, nên có thể tiến hành các thí nghiệm ở nhiệt độ phòng. Do đó chúng tôi lựa chọn nhiệt độ thích hợp để tiến hành thí nghiệm là nhiệt độ phòng (25÷ 300C).

Một phần của tài liệu Xác định đồng thời Paracetamol, Clopheninamin Maleat, Vitamin B1 trong thuốc viên nén Paracetamol FB bằng phương pháp trắc quang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)