nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ từ phía thị trường
Thực tế cho thấy, để tạo ra sự phát triển của một hướng sản xuất trong nông nghiệp
có hiệu quả đã khó, nhưng để duy trì sự phát triển đó còn khó hơn, vì nó đòi hỏi phải tiêu thụ được nông sản phẩm. Chỉ có giải quyết tốt việc tiêu thụ sản phẩm mới kích thích được sản xuất nông nghiệp phát triển, đặc biệt là khuyến khích KTH đổi mới cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả.
Sau 20 năm thực hiện đường lối đỗi mới của Đảng và Nhà nước, nông, lâm, ngư nghiệp nước ta đã có bước phát triển rõ rét. San xuat tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu đang chuyền dịch theo hướng phát huy có lợi thế so sánh của các vùng, các
địa phương cũng như trong cả nước. Nhờ đó đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng
hoá tập trung tương đối lớn. Tổng kim ngạch xuất khâu hàng hoá 5 năm(2001-2005)
đạt gần 111 tỉ USD tăng 17, 5%/năm (kế hoạch 16%/năm) [4, tr.105], kinh tế nông thôn có những bước chuyển dịch khá. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng được cải thiện. Tuy
nhiên, vấn dé nổi cộm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là chất lượng sản phẩm còn thấp, tổ chức tiêu thụ nông sản còn nhiều yếu kém. Mặc dù khối lượng hàng hoá chưa
nhiều, nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng ứ đọng, nhiều khi không tiêu thụ kịp, nhất
là trong vụ thu họach, giá cả xuống thấp gây thua thiệt cho nông dân.
Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nước ta nếu nhiều vùng trước đây chỉ sản
xuất tự cung, tự cấp, thì nay nông dân tự bỏ công sức tiền của đầu tư phát triển thành sản xuất hàng hoá. Nhiều khu trồng các cây công nghiệp dài ngày, trồng cây theo dạng cây lâm
nghiệp tạo thành rừng, che phủ đất chống xói mòn, tạo môi sinh môi trường bền vững, góp phần hạn chế lũ lụt cho đồng bằng ra đời và phát triển. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã thay đổi, đời sồng nhân dân được nâng lên... Tuy vậy, những nơi xây dựng thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn đang nỗi lên nhiều vấn đề bức xúc, trong đó đáng lo ngại và khó khăn nhất là vấn đề tiêu thụ hàng hoá cho nông dân. Vì không giải quyết trọn vẹn vấn đề tiêu thụ hàng hoá cho nông dân cho nên đã dẫn đền tình trạng tồn đọng 8.000 tấn chè búp khô như năm 1995. Giá chè búp tươi bán bằng hoặc thấp hơn giá thành, (giá thành phổ biến 1.400-1.500 đ/kg, giá ban phd
biến 1.500 đ/kpg, có nơi chỉ được 1.000-1.100 đ/kg), Ngô hàng hoá vùng núi giá thành sản xuất
phổ biến từ 1.300-1.500đ/kg, có lúc chỉ bán được 700-800đ/kg dẫn đến người sản xuất bị thua
lỗ. Tình trạng này nếu liên tục lặp lại sẽ buộc nông dân phải chuyền sang trồng cây khác, hoặc quay về cách sản xuất tự cung, tự cấp hoặc bỏ đất hoang hoá dé kiếm sống bằng nghề khác.
Trong những hoàn cảnh như vậy vai trò hỗ trợ của tín dụng NHNo&PTNT trở nên cần thiết.
Tín dụng có thể cung cấp vốn vay giúp nông dan tiếp tục sản xuất hoặc chuyên hướng sản xuất thành công. Hơn nữa, trong những điều kiện cho phép, tín dụng sẽ hỗ trợ nông dân mua máy
móc thiết bị sơ chế hoặc chế biến nông phẩm để tiêu thụ ở thị trường xa hoặc xất khẩu. Giải quyết vân đề bức xúc này chính là tìm ra giải pháp đúng, hữu hiệu, bền vững để tiêu thụ hàng
hoá cho nông dân.
1.3. Kinh nghiệm duy trì và phát triển quan hệ tín dụng ngân hàng với kinh tế
hộ ở một số khu vực điễn hình có điều kiện tương đồng trong nước
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển quan hệ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực Tây Nguyên
ở Tây Nguyên quan hệ cho vay và huy động vốn giữa NHNo&PTNT với KTH đều
xuất phát từ lợi ích kinh tế mang tính cộng đồng trách nhiệm và cùng phát triển. Cụ thể,
vốn cho vay từng hộ phải phù hợp chỉ phí sản xuất kinh doanh của hộ. Các hoạt động tin dụng phái có quan hệ đồng bộ với hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, hộ sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và hộ làm dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Vốn tín dụng của NHNo&PTNT khi đầu tư đến hộ phải thật sự góp phần khai thác tiềm năng đất đai, tạo nên vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thế như: cà phê, cao
su, tiêu, đào lộn hột... luôn phải giữ vững, ổn định mảng lưới hoạt động ở địa bàn nông
thôn, nhất là các chỉ nhánh ở vùng sâu, vùng xa, cần ưu tiên vốn cho hộ nông dân.
Trong mối quan hệ giữa tín đụng NHNo&PTNT với KTH đã hình thành được sự phối
hợp với các đoàn thê từ tỉnh đến huyện, xã như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ. Thông qua mối
quan hệ này để tuyên truyền phố biến các chính sách, chủ trương của nhà nước, thủ tục vay
vốn của ngân hàng đến bà con nông dân và hội viên. Đồng thời, thực hiện uỷ thác từng phần cho các hội đoàn thê đối với những món vay dưới 10 triệu đồng thông qua các hợp đồng dịch
VỤ.
Để xây dựng tốt mối quan hệ này NHNo&PTNT đã tăng cường đạo tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động, cải tiến phương pháp lề lối làm
việc của cán bộ. Thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và đạo đức cán bộ, có thái độ giao tiếp khách hàng tốt, không gây nhũng nhiễu, phiền hà với khách hàng.
Thực hiện phân giao khoán theo tháng, quý và trách nhiệm địa bàn cho từng cán bộ
tín dụng, tổ chức hội nghị cán bộ tín dụng giỏi, gắn việc thực hiện nhiệm vụ được giao với
công tác thi đua khen thưởng.
Có thể nói, cho vay hộ nông dân ở vùng Tây Nguyên đã và đang đi vào cuộc sống, đây là một là bước tiến lớn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp. Với phương châm
“đi vay để cho vay” luôn hướng phát triển mở rộng nhiều hơn, nhanh hơn vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Coi nông dân là người bạn đồng hành chung thuỷ của mình. Từ
chỗ tín dụng chỉ là kênh dẫn vốn tới doanh nghiệp nhà nước, đến nay đã mở rộng tới cho vay hộ sản xuất, gắn đầu tư của tín dụng ngân hàng với quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhờ đó trong khó khăn đã trụ vững, cũng cố được vị thế và ngày càng phát triển.
1.3.2. Kinh nghiệm về phát triển quan hệ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực miền núi phía Bắc
Trên cơ sở ổn định lương thực bằng con đường thâm canh, sản xuất hàng hoá ở các tỉnh miền búi phía bắc đã từng bước phát triển. Nền sản xuất đang chuyển dần từ nền sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp, phân tán sang nền nông nghiệp hàng hoá, hình thành các
vùng tập trung, chuyên canh mới, tạo cơ sở cho công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập
của hộ nông dân trong vùng. Đây là một lợi thế cho hoạt động tín dụng tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, qua vận dụng lợi thế này trong cho vay hộ đã được đúc kết lại thành những kinh nghiệm:
Thứ nhất. Tô chức màng lưới các chỉ nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam có mặt đều khắp vùng miền và có chiến lược cho vay, đề án cho vay KTH phù hợp với đối tượng phát triển
nông, lâm nghiệp theo định hướng của từng địa phương.
Thứ hai: Cô cơ chễ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ, nhờ nắm bắt được vai trò của chăn nuôi là một ngành quan trọng đối với nhiều tỉnh miền núi, với tốc độ tăng trưởng hàng năm của vùng Tây Bắc đạt bình quân 3, 5%, đông bắc là 3% để định hướng
tín dụng. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT thông qua hoạt động tư vấn đối với KTH
trong vấn đề áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới trong chăn nuôi (giống mới, quy trình nuôi
tiên tiến, thức ăn tống hợp..) nên đã tạo được một bước phát triển mới trong chăn nuôi ở miền núi phía Bắc, nhờ đó tạo cho người nông dân có thu nhập cao, nên chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT luôn đảm bảo.
Thứ ba: áp dụng linh hoạt các phương thức cho vay, tạo lập mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền, đoàn thể trong việc hình thành các tổ nhóm vay vốn, lẫy hiệu quả của
phương án sản xuất là cơ sở để xem xét cho vay trên cơ sở ưu tiên đầu tư trang bị máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp tại chỗ, hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn.
Đây là những lợi thế đã được phát huy và được đúc kết thành kinh nghiệm rất cần
thiết để các chỉ nhánh NHNo&PTNT tại khu vực miền núi Tây Bắc Quảng nam nghiên
cứu vận dụng, góp phan dua KTH di lên sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và
có hiệu quả.