"Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả
những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tỉnh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó" ( SGK Ngữ Văn 12, tap hai, trang 186)
Từ định nghĩa trên, có thể thấy giá trị thâm mĩ của văn học biểu hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, văn học phát hiện, miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương đất nước, vé đẹp tâm hồn con người, thậm chí vẻ đẹp của những sự việc nhỏ bé, bình thường nhất. Thứ hai văn học giúp con người có được những cảm nhận và rung động trước những vẻ đẹp đó khiến con người thêm mến yêu cuộc sống.
Chúng tôi phân tích một số ví dụ đề thấy được hiệu quả của những cách
dùng câu đối với việc làm nên giá trị thâm mĩ cho tác phẩm văn học.
VDII: “Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa.
Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kỹ cành hoa
rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non có đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa số.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nẵng:
- Oi, dep qua! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thể kia?"
(Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Tiếng Việt 3, tập một)
Những câu văn trên được trích trong tác phẩm Chú sẻ và bông hoa bằng lăng của nhà văn Phạm Hồ. Chủ đề của đoạn được gói gọn trong câu
văn đầu tiên : “Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. " Câu văn thứ hai kể
lại mong muôn của Sẻ non : “Nó muốn giúp bông hoa. ”
Ba câu tiếp theo miêu tả hành động của Sẻ non trong việc thực hiện ý muốn của mình: “Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kỹ cành hoa rỗi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại." Câu (6), một câu đơn rất ngắn gọn tái hiện sự cô gắng của chú chim nhỏ : “Sẻ non có đứng vững.”
Câu (7) tái hiện trạng thái hoạt động của bông hoa bằng lăng : "Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa số." Đặt câu 7 trong mạch truyện đã được tái hiện ở đoạn văn trước, bạn đọc sẽ thấy: để đưa một bông hoa bằng lăng lọt vào khuôn cửa số của bé Thơ với một chú Sẻ bé bỏng, non nớt là một việc không dễ dàng. Chính tình yêu hoa bằng lăng, yêu bé Thơ đã
cho Sẻ một sức mạnh lớn để làm được một việc thật diệu kì. Kết quả việc làm
của Sẻ non đã đem đến cho bé Thơ một sự ngạc nhiên, một niềm vui khôn tả.
Ở những câu cuối, nhà văn đã tái hiện tiếng reo của bé Thơ trước sự tòn tại của một bông bằng lăng nở muộn :
"Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nang:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?"
Sự kết hợp các câu kể với câu cảm thán và câu hỏi đã tạo được một đoạn văn sinh động diễn tá sâu sắc hình ảnh Sẻ non — một biểu tượng đẹp của tình bạn, của lòng vị tha. Chắc chắn đọc đoạn văn trên và toàn tac pham Chii sẻ và bông hoa bằng lăng, nhiều học sinh tiểu học rất ngưỡng mộ Sẻ non mà
từ đó có nhiều việc làm vun đắp tình cảm với những bạn thân của mình.
VDI2: " Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buỗn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban
đâu xếp lại, còn e ấp, dan dan xoè ra cho gió đưa đẩy"
(Hoa học trò, Tiếng Việt 4, tập hai)
Đây là những câu văn nằm trong tac pham Hoa hoc ¿rò của Xuân Diệu.
Với sáu câu văn trên, Xuân Diệu đã sáng tạo được một đoạn văn đẹp giàu chất thơ làm mê đắm lòng người. Vẻ đẹp của đoạn văn thể hiện trong cả nội dung và hình thức của các phương tiện biểu đạt.
Câu (1) là một câu ghép. Qua câu văn ấy, Xuân Diệu đã khắc họa mối
quan hệ tăng tiến về sắc màu giữa hoa phượng và lá phượng: "Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh”.
Câu(2) là một câu kê có cấu trúc đặc biệt. CN do hai cụm từ biểu thị hai
trạng thái đối lap “Vira buôn mà lại vừa vui”. VN của câu do một ngữ chỉ
tình thái kết hợp với cụm danh từ. Câu văn cuốn hút người đọc không chỉ ở cấu trúc cú pháp độc đáo mà ở chính cái hồn của nó “ới thực là nổi niềm
bông phượng. " Phép nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu khiến phượng
có tâm trạng giống như một con người đa cảm.
Câu (3) như có một sự chuyên đổi về giọng điệu . Nếu câu (2) đậm màu sắc biểu cảm, nó có sức gợi sự cảm thông sâu sắc của tác giả với tâm trạng
của bông phượng, thì câu (3), khi được sử dụng đề khẳng định nội dung thông
báo nó lại như nhuốm màu sắc của lí trí đầy lô gíc. Tuy vậy đọc kĩ câu (3) ta mới cảm nhận được tài năng của Xuân Diệu trong việc sử dụng câu văn nghệ thuật. Câu đăng thức hóa "Hoa phượng là hoa học trò” có tác dụng biểu đạt ý nghĩa : Hoa phượng và hoa học trò đều đẹp, đều đáng yêu và qua đó thê hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với loài hoa này.
Ba câu cuối là những câu tái hiện tính chất, đặc điểm và sự phát triển
của lá phượng vào mùa xuân :
” Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mắt rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban dau xếp lại, còn e ấp, dân dẫn xoè ra cho gió đưa đẩy"
Mùa xuân vốn là mùa cho cỏ cây hoa lá đâm chôi, nảy lộc. Phượng cũng chọn thời điểm ấy để phô ra những cánh lá xanh như chào đón mùa
xuân. Cả ba câu, câu nào cũng đẹp, đẹp trong những hình ảnh, đẹp trong nhịp
điệu biểu hiện, trong giọng điệu ngợi ca ngọt ngào.
"La xanh um, mat rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đâu xếp lại, còn e áp, dẫn dẫn xoè ra cho gió đưa đẩy". Hai câu văn miêu tả đặc điểm lá phượng. Bằng một loạt tính từ "xanh um, mát rượi, ngon lành" kết hợp với phép so sánh "ngon lành như lá me non", lá phượng hiện lên với vẻ đẹp vốn có của nó. Các biểu tượng thị giác, xúc giác và vị giác được tạo dựng trong câu văn "Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non." để diễn tả đặc điểm của lá phượng.
Bằng con mắt tỉnh tế, tác giả quan sát được cả quá trình vận động của lá cây từ "ban đẫu xếp lại, con e dp, dan dan xoé ra cho gió đưa đây."
Những câu văn như thế giàu giá trị thẩm mĩ bởi sự sâu sắc của nội dung thông báo, nội dung biểu cảm và bởi sức lay động lòng người đọc của chúng.
Qua đoạn văn, các em học sinh sẽ cảm nhận được loài hoa phượng gắn bó với tuổi học trò trở nên đáng yêu biết bao nhiêu.
VD13: "Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chỉm nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
(Nhớ lại buổi đầu di học, Tiếng Việt 3, tập mội)
Bốn câu văn trên được trích trong tác phẩm Nhớ lại buổi đầu di học của nhà văn Thanh Tịnh. Tác giả đã sử dụng ba câu kế để diễn ta lai tâm trạng của những người học trò ngày đầu tiên đến trường. Cả ba câu đều là câu đơn mở rộng thành phần phụ.
Ai buổi đầu đi học chang bỡ ngỡ, rụt rè dù có người thân bên cạnh. Từ cảnh thực đó, nhà văn nhớ lại thời ấu thơ :
"Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dam đi từng bước nhẹ ".
Ở đây, tác giả đóng vai trò là một học trò cũ đứng quan sát và ghi lại những cảm xúc của những người học trò mới- cái cảm xúc mà tác giả đã từng trải qua và bây giờ nhớ lại.
Hai câu cuối “Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người
học trò cũ, biết lớp, biết thây để khỏi phải rut rè trong cảnh lạ" đó là hai câu
văn miêu tá cụ thể những cảm xúc của người học trò mới.
Ở câu (2): “Họ như con chỉm nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng cũn ngập ngừng e sợ” hỡnh ảnh so sỏnh những người học trũ mới như “cứn chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ” đó là hình
ảnh tỉnh tế.
Giữa ngôi trường mới, thầy cô và bạn bè hoàn toàn xa lạ, các cô cậu học trò e sợ cũng như những chú chim nhỏ giữa bầu trời rộng lớn, chú muốn cất cánh bay nhưng sao khó quá. Cái khó đối với những cô cậu học trò mới ở đây chính sự bỡ ngỡ, rụt rè.
Câu thứ ba : “Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ" miêu tả tâm trạng của những người học trò mới một cách tinh tế, chân thực. Tác giả đã đi sâu vào tâm hồn những người học trò. Cái ước ao của họ mới giản dị biết bao
"“nhự những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cánh la"
Tác giả đã tập trung tình cảm, tâm tư của mình vào từng câu chữ. Đọc mỗi câu văn lên hẳn ai trong số chúng ta cũng không thể nào quên được cái cảm giác hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ của ngày đầu tiên đi học. Mỗi cảm xúc của
những người học trò là những nét đẹp trong tâm hồn trẻ thơ, là những cảm xúc đẹp nhất, chân thực nhất, đáng yêu nhất.
Qua một số ví dụ, chúng ta thay việc tác giả lựa chọn những kiểu câu kết hợp các biện pháp tu từ cú pháp đề cầu thành nên tác phâm văn xuôi nghệ thuật đã góp phần thể hiện rõ nét giá trị thâm mĩ chứa đựng trong mỗi tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm văn học đã đem lại cho các em học sinh những vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, đất nước, của những con vật, loài cây quen thuộc, gần gũi, những ki niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ...Những vẻ đẹp ấy khiến các em rung động, có được những tình cảm, cảm xúc chân thực nhất và khơi đậy ở các em lòng mến yêu cuộc sống này hơn.
% Như vậy, thông qua việc phân tích các ví dụ tiêu biểu trên đây, chúng ta có điều kiện hiểu hết hơn hiệu quả của các câu văn xuôi trong việc
góp phần tạo nên giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thâm mĩ cho tác phẩm văn học. Mỗi câu văn được tác giả chăm chút, gọt rũa, bởi đó là phương tiện nhanh nhất để truyền tải tới các em học sinh những giá trị cơ bản đó của văn học và gửi gắm tình cảm của tác giả trong mỗi tác phẩm văn xuôi nghệ thuật.