Những thành tựu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng (Hà Nam) trong giai đoạn hiện nay. (Trang 27 - 59)

2.1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh té nông thôn ở Kim Bảng đã đạt được

những thành tựu đáng kể

Thực hiện Nghị quyết 03 của Tinh ủy Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn đến nay, kinh tế huyện Kim Bảng đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới.

Rõ nhất đó là sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân tăng lên. Công nghiệp và và dịch vụ nông thôn phát triển với nhiều ngành nghề, hình thức đa dạng, phong phú.

Xu hướng cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện Kim Bảng là tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giảm tỷ trọng của nông nghệp trong cơ cấu giá trị sản xuất. Cụ thể năm 2005 nông nghiệp chiếm 49,3%, công nghiệp chiếm 32,5% và dịch vụ chiếm 18,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện. Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 31,7%, công nghiệp tăng lên là 39,4%, và dịch vụ cũng tăng lên 2§,9%.Đến năm 2011 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 30%, công nghiệp là 42%, dịch vụ

là 28%. (Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch Kim Bảng).

Qua sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ năm 2005 đến 2011 cho thấy sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng đã có những thay đối theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

® Trong nông nghiệp:

Kim Bảng là một huyện có nhiều xã miền núi của tỉnh Hà Nam. Trong nhiều năm qua, huyện Kim Bảng thực hiện hiệu quả chương trình 13 -

CTr/TU giúp sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển khá toàn diện. Tính đến năm 2010 cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đạt theo các lĩnh vực:

chăn nuôi thủy sản đạt 43,3%, trồng trọt 52,1% và dịch vụ là 4,6%; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,1% một năm.

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng).

+ Với trồng trọt tỷ lệ lúa lai đạt 40% diện tích, lúa chất lượng đạt 26%

diện tích; chuyển dịch đất cốt cao, đất mạ mùa sang trồng cây màu, cây hàng

hóa xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Năng suất lúa bình quân đạt 117,8 tạ/ha/năm

góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Huyện đã đây mạnh phong trào xây dựng cánh đồng trị giá 50 triệu đồng/ ha, đến nay đã đạt 80 triệu đồng/ ha;

diện tích được mở rộng từ 1060 ha (2005) lên 25.000 ha (2010), nâng gia tri canh tác trên lha canh tác dat 73 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực có

hạt năm 2010 là 70.517 tấn, duy trì diện tích cây trồng vụ đông từ 2800 đến

3000 ha, xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất 3 vụ, 2 vụ. (Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng).

Dựa vào tiềm năng đổi rừng, huyện khuyến khích bà con tích cực cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế như: nhãn, na, vải, xoai..., trồng cỏ voi để phục vụ chăn nuôi đê, bò, đồng thời cũng đã trồng được 170,64 ha rừng.

+ Bên cạnh đó, chăn nuôi thủy sản cũng phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi tập trung ở các trang trại, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, các vùng sản xuất đa canh. Huyện đã chỉ đạo một số vùng đất trũng sang sản xuất đa canh. Các điểm chăn nuôi thủy sản tập trung ở xã Thi Sơn, Nhật Tân, Đồng Hóa, Ba Sao, Văn Xá cho hiệu quả cao. Từ việc chuyển đối vùng đất trũng sang sản xuất đa canh làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyên dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trong chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Cụ thể năm 2005 trồng trọt là 75% giảm xuống con 52,1% năm 2010;

chăn nuôi thủy sản tăng từ 23% năm 2005 lên 43,3% năm 2010; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2% lên 4,6% năm 2010.

Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của UBND huyện Kim Bảng nên năm 2011 ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn huyện đã giành

được nhiều kết quả cao: tổng đàn lợn 77.600 con, tăng 119.000 con so với

năm 2005; đàn trâu 600 con tăng 25 con so với năm 2005; đàn bò 7300 con tăng 646 con so với năm 2005; đàn gia cầm 790.000 con tăng 43.000 con; đàn

dê 6.515 con; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1539,8 ha, sản lượng

cá tôm 4.597 tấn tăng I.566 tấn so với năm 2005. (Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng).

Như vậy, từ việc chuyên dịch các vùng đất trũng sang sản xuất đa canh làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Chính từ những sự thay đổi này đã làm diện mạo kinh tế huyện Kim Bảng có những bước phát triển khá làm xuất hiện nhiều công ty chế biến nông sản trên địa bàn huyện và dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

® Trong công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp:

- Công nghiệp:

Trên địa bàn huyện Kim Bảng có các công ty tư nhân chế biến nông sản đó là Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu nằm tại cụm công nghiệp Biên Hòa trên trục đường quốc lộ 2IB và công ty chuyên chế biến bảo quản lương thực và thức ăn chăn nuôi ở xã Ba Sao nằm trên trục đường 21A và một số doanh nghiệp, công ty Nhà nước khác. Sự xuất hiện của các công ty chế biến, bảo quản nông sản trên địa bàn huyện Kim Bảng đã làm cho nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịchvụ, chất lượng của nông sản được nâng cao.

- Tiểu thủ công nghiệp:

Phát triển các làng nghề, nghề tiêu thủ công nghiệp là định hướng lớn

của Đảng nhằm phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các làng

nghề, làng có nghề trên địa bàn huyện Kim Bảng từng bước phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Huyện Kim Bảng đã được tỉnh công nhận 3 làng nghề: Gốm Quyết

Thành, dệt Nhật Tân và làng nghề tổng hợp thu gom phế liệu ở Lạc Nhuế,

đồng thời huyện có 32 làng có nghề. Đến năm 2009, mỗi xã đã có ít nhất I làng có nghề, vượt mục tiêu đề án phát triển làng nghề của tỉnh trước một năm.

Sự phát triển của các làng nghề góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng sức mua, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại chỗ và góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

s Thương mại và dịch vụ nông nghiỆp:

Hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng ngày càng được phát triển, từng bước phù hợp với quy hoạch thị trấn, thị tứ, các điểm xây dựng nông thôn mới.

Trên địa bàn huyện Kim Bảng đã và đang cải tạo, nâng cấp 15 chợ hiện có, xây dựng mới chợ ở xã Tân Sơn và Hoàng Tây, các chợ còn lại cơ bản được chỉnh trang phục vụ cho việc trao đổi, mua bán nông sản của nhân dân trong huyện.

Tính đến năm 201 1, hầu hết các xã của huyện Kim Bảng đều có các trạm bảo vệ thực vật, có các đại lý, nhà phân phối giống cây trồng, vật nuôi, thuốc trừ sâu, phân bón..., từ đó làm cho quá trình sản xuất, nuôi trồng của người nông dân trở nên dễ dàng hơn, năng suất cũng như chất lượng nông sản ngày càng cao.

Mạng lưới bưu chính viễn thông, dịch vụ internet ngày càng được nâng cao, phát triển một số dịch vụ mới (email, ADSL...) nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống dân cư nông thôn.

Như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Kim Bảng theo hướng tăng tỷ trọng công nghệp, dịch vụ nông thôn, giảm tỷ trọng nông

nghệp đã gắn nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ góp phần đưa kinh tế nông thôn Kim Bảng phát triển.

2.1.2. Vấn đề ứng dụng tiễn bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn ở Kừùn Bảng ngày càng được thực hiện rộng rãi

Nông nghiệp là ngành kinh tế có năng suất và hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó có thể nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nhờ vào sự chủ động của con người trước tự nhiên.

Đây chính là vai trò của tiến bộ khoa học - công nghệ trong quá trình thúc đây sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Bảng có một trạm khuyến nông, mỗi xã có một khuyến nông cơ sở và có từ 5 đến 7 câu lạc bộ khuyến nông, để từ đó tiếp nhận, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học trực tiếp đến với người nông dân. Huyện tiếp nhận chuyên giao cho 16.770 lượt người các kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.

- Ứng dụng công nghệ sinh học:

+ Trong chăn nuôi, thực hiện cải tạo đàn bò vàng, đàn dê, đàn lợn nái giống ngoại; đưa các giống con nuôi thủy sản mới vào sản xuất chăn nuôi như tôm càng xanh, lợn siêu nạc, bò lai sind, ngan pháp, gà tam hoàng, gà quế lâm. Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, khuyến khích các hộ chăn nuôi bằng cách áp dụng nền đệm lót sinh học, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô vùa và lớn.

Thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm. Áp dụng nuôi bò sữa tại 2 xã Khả Phong và Ba Sao tính đến năm 2011 tổng số đàn hơn 100 con.

+ Trong trồng trọt, áp dụng nhiều giống lúa mới cho năng suất cao: lúa

lai Fl (tap giao 4), lúa lai 2 dòng, Khang dân 1§, Q5... Về sản xuất cây vụ

đông, trước kia chủ yếu là cây ngô, cây khoai, cây lạc thì nay áp dụng trồng cây vụ đông hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: Dưa chuột, dưa bao tử, bí

xanh, ngô ngọt... Và Hội nông dân của huyện còn khuyến khích người nông dân sử dụng phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường, không gây độc hại mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với những chân ruộng trũng, cấy lúa hiệu quả thấp, ngành đã chỉ đạo chuyên đổi chân ruộng trũng sang mô hình trang trại sản xuất đa canh đem lại hiệu quả kinh tẾ cao.

- Cơ giới hóa: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 máy gặt, và phấn đấu mỗi một xã sẽ có máy gặt đập liên hoàn. Ngoài ra còn có máy cày, máy kéo thay cho sức lao động của con người và sức cày kéo của trâu bò. Trong chăn nuôi còn thay thế các công đoạn thái rau cỏ, bơm nước đến nay đều sử dụng máy móc.

- Thủy lợi hóa: Xây dựng các trạm bơm ở từng xã, kiên cố hoá kênh mương, đáp ứng yêu cầu của sản xuất 3 vụ.

- Điện khí hóa: Đã đưa điện tới tất cả các xã, không những phục vụ cho sinh hoạt mà còn cho sản xuất.

- Hóa học hóa: Hội khuyến nông của huyện Kim Bảng đã và đang hạn chế các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu độc hại mà chỉ ưu tiên đưa các hóa chất ít độc hại vào đồng ruộng, bao gồm: Phân bón vi sinh vật, thuốc

bảo vệ thực vật sinh học, IBM (phòng dịch tổng hợp) và áp dụng các tiến bộ

trong quy trình thâm canh bảo vệ cây trồng.

2.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực của nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng ngày càng được nâng cao

Hiện nay có trên 70% dân số huyện Kim Bảng sống và làm nghề nông nghệp. Nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế cung cấp một bộ phận lực lượng lao động đông đảo cho xã hội. Đây cũng chính là lực lượng lao động chủ yếu tạo ra giá trị sản xuất toàn huyện. Nguồn lao động nông nghiệp đang có xu hướng được nâng cao chất lượng. Lao động qua đào tạo, có trình độ tay nghề tăng lên đã góp phần đây nhanh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.

Các cán bộ ở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kim Bảng đều

có trình độ đại học trở lên. Các cán bộ cấp xã thì 100% trình độ trung cấp trở lên.

Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được thiết lập rộng rãi trên địa bàn huyện với đội ngũ cán bộ đông đảo, nhiệt huyết để phố biến kiến thức khoa học - kỹ thuật và chuyên giao công nghệ cho người lao động ở

nông thôn bằng nhiều hình thức thích hợp như tập huấn, làm mẫu.

Toàn huyện có một trung tâm dạy nghề, Phòng Công thương và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề cho nông đân. Các cán bộ huyện thường xuyên xuống các xã phô biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như nuôi trồng cho nông dân.

Về cơ bản, nông dân Kim Bảng đã nắm được các quy trình sản xuất nông nghiệp, sử dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Mặc dù đa số nông dân chưa qua đào tạo cơ bản nhưng thực tế họ đã tự đào tạo bằng quá trình lao động, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tổ chức khuyến nông, các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Nhà nước và qua các chỉ hội thôn xóm.

Thực tế nhiều hộ nông dân bằng kinh nghiệm, bằng những điều học hỏi

được đã mạnh dạn làm những trang trại, mô hình VAC đưa kinh tế của gia đình trở nên khá giả. Và chính từ đây, đời sống của người nông dân được nâng cao, họ tiếp cận nhiều hơn vơi những khoa học - công nghệ hiện đại, họ truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và từ đó chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được nâng cao.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn Kim Bảng ngày càng được hoàn thiện

Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc tới các hạng mục công trình như: Đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh

hoạt, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, công trình văn hóa, thể thao, trạm y tẾ, trường học, thông tin liên lạc...

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ sự tập trung đầu tư của Tỉnh ủy Hà Nam, huyện ủy Kim Bảng cùng với sự đóng góp của nhân dân Kim Bảng, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, ăn, ở, đi lại, học hành... của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể. Bộ mặt kinh tế - xã hội của nông thôn Kim Bảng có sự thay đổi rõ rệt:

+ Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp và đưa vào sử đụng hiệu quả: Đường tỉnh 7,7 km (ĐT 498B, ĐT 9031), đường huyện 17,4 km (Nguyễn Uý - Kim Bình, Đại Cương - Nhật Tân), đường liên xã 4,2 km (Tân Sơn - Lê Hồ) và đường giao thông nông thôn 65,97 km. Xây dựng đường D2, D7,Thi Tran Qué, duong Cau Den - Miéu Chanh, duong Dang Xa, duong Hoàng Tây - đê sông Nhuệ, đường từ QL 38 - Thuận Đức (xã Nguyễn Uý), đường xã Thụy Lôi...

Cải tạo, nâng cấp xong sân vận động, bến xe khách, xây dựng trụ sở làm việc của Mặt trận Tổ quốc, UBND huyện, trung tâm dạy nghề, khu tái định cư

kè Thị Trấn Quế, hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Tam Chúc... Hầu hết,

đường làng, ngõ xóm trên địa bàn huyện đã được bê tông hóa.

+ Về thủy lợi: Tính đến năm 2011 trên địa bàn huyện Kim Bảng đã xây

dựng được 441,53 km kênh mương, 904 cống nước và toàn huyện có 44 trạm bơm phục vụ cho tưới tiêu. Nhờ các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp Kim Bảng có những bước phát triển khá. Hệ thống đê sông Đáy, sông Nhuệ đang được tu bổ, nâng cấp và kiên cố đã hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra.

+ Về hệ thống điện: Hầu hết các hộ nông dân được sử dụng điện lưới

quốc gia. Huyện đang từng bước bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý ở 9 xã để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Huyện xây dựng công trình cấp nước tập trung cho 13/19 xã, xây dựng 2 Nhà máy nước, 4 trạm tăng áp. Xã Khả Phong xây dựng Nhà máy nước sử đụng vốn WB.

Thu gom và xử lý rác thải đến 99%. Xây dựng 4 bãi rác tập trung chia đều bốn khu Đông - Tây - Nam - Bắc của huyện.

+ Trong lĩnh vực xã hội: Các công trình phục vụ sự nghiệp văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư, xây dựng mới 6 trạm y tế; cải tạo nâng cấp Bệnh viện Da khoa huyện. kiên cố hóa 406 phòng học, 9 nghĩa trang liệt sĩ, 5 nhà văn hóa xã, 99 nhà văn hóa thôn xóm. Xây dựng và thực hiện quy hoạch điểm dân cư nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tằng gắn xây dựng nông thôn mới.

+ Thực hiện tích cực công tác giải phóng mặt bằng, đã giao 612,2 ha đất thực hiện các dự án: dự án khu du lịch Tam Chúc, dự án kè sông Đáy, dự án nhà máy xi măng Tân Tạo, dự án nhà ở thấp tầng Tiến Lộc, dự án quốc lộ 38,

dự án đường vành đai kinh tế T3...

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã góp phần tích cực vào

lưu thông hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, thúc đây kinh tế - xã hội huyện Kim

Bảng phát triển.

2.2. Những hạn chế của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng trong giai đoạn hiện nay

Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn tồn tại một số hạn chế:

2.2.1. Mặc dù sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ớ Kùn Báng đã

đạt được một số thành tựu song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tễ ấy theo hướng CNH, HĐH diễn ra còn chậm so với yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Thực tế cho thay, co cau kinh tế nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng đang chuyên dịch nhưng còn chậm, chưa gắn kết có hiệu quả với thị trường. Cơ cầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng (Hà Nam) trong giai đoạn hiện nay. (Trang 27 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)