Khi thu hoạch lá dâu nuôi tằm sẽ ảnh huởng đến chức năng sinh lý bình thường cũng như sự sinh trưởng phát triển của cây dâu.
Vì vậy, để đảm bảo cây dâu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có sản lƣợng lá cao, chẩm chất lá đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh lý của tằm, ta cần phải chọn phương pháp thu hoạch hợp lý.
1.1. Số lƣợng lá dâu thu hoạch
Số lƣợng lá dâu thu hoạch nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
Số lƣợng tằm: Nếu nuôi tằm với số lƣợng nhiều cần tăng số lƣợng lá dâu lên để đảm bảo tằm không bị đói.
Tuổi tằm: Tằm tuổi lớn yêu cầu số lƣợng lá dâu nhiều hơn rất nhiều so với tằm tuổi nhỏ.
Phương thức nuôi tằm ở từng địa phương: Nuôi tằm theo phương pháp truyền thống yêu cầu số lượng lá dâu nhiều hơn so với phương pháp nuôi tằm có đậy giấy.
Đặc điểm thời tiết khí hậu: Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo. Vì vậy, trong điều kiện này, cần thu hoạch lá dâu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ăn dâu của tằm.
1.2. Phương thức thu hoạch lá dâu Có 2 phương pháp thu hoạch dâu:
Thu hoạch dâu lá.
Thu hoạch dâu cành.
1.2.1. Phương thức thu hoạch dâu lá
Thu hoạch dâu lá là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các cơ sở nuôi tằm nhỏ lẻ.
Ưu và nhược điểm của phương thức thu hoạch lá:
Ƣu điểm:
+ Chọn đƣợc lá dâu phù hợp với tuổi tằm.
+ Loại bỏ đƣợc những lá dâu kém chất lƣợng, lá bị sâu bệnh, chất lƣợng lá dâu đảm bảo.
+ Không gây xước thân dâu.
Nhƣợc điểm:
+ Tốn công lao động.
+ Năng suất lao động thấp.
Phương pháp thu hoạch dâu lá:
Hái lá dâu theo thứ tự từ trên ngọn xuống, hái từng lá một.
Có thể hái phiến lá chừa lại cuống (băng tằm) hoặc hái cả cuống.
Sau khi hái lá cần tỉa bỏ cành bên, cành nhỏ, cành la, cành kém phát triển để thúc đẩy mầm đỉnh phát triển.
Đối với tằm con hái chọn lá mềm phía trên.
Vị trí hái lá dâu đối với từng tuổi tằm:
Tằm tuổi 1 hái lá 1 – 2 tính từ ngọn xuống.
Tằm tuổi 2 hái lá 2 – 3 tính từ ngọn xuống.
Tằm tuổi 3 hái lá 4 – 5 – 6 tính từ ngọn xuống.
Tằm lớn hái lá thứ 7 đến gốc, loại bỏ lá già, vàng, sâu bệnh, lá kém chất lƣợng.
1.2.2. Phương thức thu hoạch dâu cành
Phương thức thu hoạch dâu cành thích hợp với việc nuôi tằm lớn. Tuyệt đối không cho tằm con ăn dâu cành.
Thu hoạch dâu cành có ƣu điểm:
Năng suất lao động tăng.
Lá dâu cành bảo quản tươi lâu.
Thích hợp nuôi tằm trong điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ cao.
Nhược điểm của phương pháp thu hài dâu cành.
Không loại đƣợc hết lá dâu kém chất lƣợng, lá vàng, lá già, lá bị sâu bệnh.
Gây xước thân dâu.
Phương thức thu hoạch này tiến hành như sau:
Bấm ngọn dâu trước khi thu hoạch dâu cành một tuần để tạo điều kiện cho lá mau thành thục và tập trung dinh dƣỡng.
Dùng dao, liềm, kéo để cắt cành, cắt sát thân để bảo vệ mầm và thân.
Dùng tay bẻ, vặn cành, tránh xước vỏ ảnh hưởng xấu đến mầm dâu.
2. Bảo quản lá dâu
Lá dâu đƣợc thu hoạch theo số lƣợng và chất lƣợng của từng lứa tằm.
Thông thường căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm đang nuôi để chuẩn bị hái đủ lƣợng lá dâu cho tằm ăn trong ngày và dự trữ bảo quản lá dâu cho các lần ăn sau.
Lá dâu tươi có hàm lượng nước và chất dinh dưỡng cao, nên tằm ăn khỏe và năng suất tơ kén cao, phẩm chất tơ kén tốt. Nhƣng trong thực tế thì không đáp ứng được lá dâu tươi cho tằm ăn từng bữa và từng ngày mà bao giờ cũng phải qua thời gian bảo quản nhất định.
Lý do phải bảo quản lá dâu:
Lá dâu khi hái về vẫn tiếp tục hô hấp, trọng lƣợng giảm đi do CO2 và hàm lượng nước mất, từ đó làm giảm chất lượng lá dâu.
Tằm lớn cần ăn một lƣợng lá dâu nhiều.
Thời tiết xấu, mưa bão kéo dài, cần hái lá dự trữ, để ráo nước cho tằm ăn.
Chất lƣợng lá dâu trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thời gian và phương pháp bảo quản:
Thời gian bảo quản: Không nên bảo quản lá dâu trong thời gian dài vì:
+ Trong thời gian bảo quản, lá dâu vẫn tiếp tục hô hấp làm tiêu hao dinh dƣỡng trong lá, làm cho chất dinh dƣỡng trong lá dâu bị hao hụt, phẩm chất lá dâu giảm sút, ảnh hưởng kết quả nuôi tằm.
+ Trong thời gian bảo quản dâu cành, các chất dinh dƣỡng vẫn vận chuyển chất dinh dƣỡng về cành dâu, làm giảm hàm lƣợng dinh dƣỡng trong lá dâu.
Phương pháp bảo quản: Nếu bảo quản lá dâu không đúng kỹ thuật, phương pháp bảo quản không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu.
Những biến đổi của lá dâu khi chọn phương pháp bảo quản không đúng là:
+ Lá dâu ôi héo, lá dâu bị héo do thoát hơi nước làm giảm lượng nước trong lá và giảm phẩm chất lá.
+ Nhiệt độ đống dâu cao sẽ làm tăng quá trình phân giải các chất, trong đó gluxit bị tiêu hao nhiều nhất. Sau khi bảo quản một tuần lƣợng gluxit tiêu hao tới 60% và prôtêin giảm 15%.
Vì vậy, để đảm bảo lá dâu đạt chất lƣợng tốt, ít tiêu hao dinh dƣỡng nhất, ta cần chọn phương pháp bảo quản phù hợp và không nên bảo quản dâu trong thời gian dài.
2.1. Điều kiện bảo quản lá
Cần có cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo quản lá dâu.
Nơi bảo quản lá dâu cần sạch sẽ, có khả năng thông thoáng và kín gió, nhiệt độ phòng bảo quản thấp, ẩm độ không khí cao, thuận tiện trong thao tác đảo lá dâu.
Không nên bảo quản dài ngày.
2.2. Phương pháp bảo quản
2.2.1. Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây
Sọt cần có chân cách mặt đất 10 – 12 cm. Cót quây trên nong hay nia đậy trên giá có chân cao 10 – 12 cm.
Nếu đặt sọt hay nong trực tiếp lên nền nhà cần xử lý kiến và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.
Cách xếp lá dâu vào sọt hoặc nong: Đặt lá dâu vào sọt lớp nọ sau lớp kia, cuống lá hướng ra ngoài, để một lỗ trống chính giữa miệng sọt hay miệng cót, xếp đầy sọt hoặc cót. Sau đó phủ lên bằng một tấm vải ƣớt, khi vải khô cần nhúng ƣớt trở lại.
Phương pháp này có thời gian bảo quản không được lâu, chỉ bảo quản cho tằm ăn cách bữa.
2.2.2. Bảo quản bằng thùng gỗ
Nếu số lượng lá dâu nhiều thì bảo quản trong thùng gỗ có kích thước lớn.
Thùng phải có chân cao 10 – 12 cm.
Dâu hái về đƣợc đảo đều lên, xếp vào trong thùng. Trên miệng thùng phủ vải ƣớt. Sau vài giờ tiến hành đảo dâu một lần để thùng dâu thoáng khí, hạ nhiệt độ trong thùng.
2.2.3. Bảo quản trong bể nước
Xây một bể nước trong phòng bảo quản dâu, đổ một ít nước khoảng 10 – 12 cm xuống đáy, đặt giá gỗ vào trong bể có chiều cao trên mặt nước, trên đó đặt một tấm phên đan bằng tre. Lá dâu xếp lên trên tấm phên, dùng vải ƣớt hoặc nong ướt nước đậy kín.
Với cách bảo quản này, trong bể đảm bảo mát, độ ẩm cao, có thể giữ lá dâu tươi trong thời gian dài.
2.2.4. Phương pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen
Khi cần bảo quản số lượng dâu lớn thì không thể dùng 2 phương pháp trên mà người ta tiến hành bảo quản trong màn polyetylen.
Dán Polyetylen thành màn nhƣ màn chống muỗi treo trong phòng bảo quản dâu, đỉnh màn cách trần 1 m và đáy tiếp xúc với đất.
Phương pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen đơn giản, dễ làm và có thể bảo quản với số lƣợng dâu lớn.
2.2.5. Phương pháp bảo quản đứng
Phương pháp bảo quản đứng thường được áp dụng để bảo quản dâu cành.
Phòng bảo quản cần rộng và sạch sẽ, thoáng khí, tránh gió.
Khi mang dâu từ ngoài đồng về đƣa vào phòng bảo quản nên dựng đứng bó dâu, hướng phần vết cắt xuống dưới, dựng bó cành dâu thẳng dọc theo vách, để thƣa tạo ra những khoảng trống giữa các bó cành dâu để đề phòng dâu tăng nhỉệt hấp hơi.
Nếu số lƣợng cành dâu không nhiều có thể cắm các cành dâu vào chậu hay bể nước sạch như cắm hoa sẽ bảo quản dâu tươi lâu hơn.
Phương pháp bảo quản này dễ làm, đảm bảo dâu tươi trong thời gian dài, nhƣng chất dinh dƣỡng sẽ vận chuyển về cành, làm giảm chất lƣợng lá dâu.
2.2.6. Phương pháp bảo quản xếp luống trên nền nhà xi măng
Dâu cành hoặc dâu lá khi hái về xếp thành luống dài trên nền bảo quản, ngang 1 – 1,2 m cao 40 – 60 cm, giữa các luống cách nhau 30 – 40 cm để đi lại chăm sóc bảo quản lá dâu, trên luống phủ vải ƣớt hoặc Polyetylen để đảm bảo lá dâu tươi.
Phương pháp bảo quản này đơn giản, dễ thực hiện, không cần trang thiết bị.
Nhƣng vì xếp thành luống cao, lá dâu hô hấp dễ phát sinh nhiệt làm dâu bị hấp hơi. Vì vậy cứ sau thời gian bảo quản 2 – 3 giờ cần đảo dâu một lần.
2.2.7. Phương pháp bảo quản vảy cá
Lá dâu hái về dỡ tơi, sau đó dùng hai tay bốc lá dâu giơ lên và thả nhẹ xuống thành từng tập nhƣ hình vẩy cá, chiều rộng 50 cm, cao 60 cm.
Bảo quản theo phương pháp này các lớp dâu thoáng, không tỏa nhiệt, nhƣng phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
Ở một số vùng nuôi tằm có thể xây dựng phòng bán địa để bảo quản dâu, trong phòng sẽ thường xuyên đảm bảo nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Với điều kiện như vậy dâu ít tỏa nhiệt, tươi lâu và hàm lượng các chất ít biến động.
Tùy theo điều kiện từng nơi mà có thể áp dụng một trong các phương pháp bảo quản lá dâu nhƣ trên.
Trong quá trình bảo quản cần chú ý:
Phòng bảo quản dâu phải ẩm và nhiệt độ thấp, thoáng mát, không khí trong lưu thông tốt.
Tránh nhiệt độ tăng cao do lá dâu hô hấp.
Trong phòng bảo quản dâu cần đảm bảo nhiệt độ khoảng 17°C và ẩm độ trên 90%, chiếu sáng mờ.
Ban ngày nên đóng kín cửa, chỉ thông gió vào ban đêm và sáng sớm khi trời mát.
Cách bảo quản này giữ lá tươi và chất dinh dưỡng được duy trì trong thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp bảo quản nào cũng làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá dâu. Vì vậy, thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt, chỉ nên giới hạn trong phạm vì từ 0,5 – 1 ngày và không quá 2 ngày nếu trời mƣa bão.