- Để phục vụ cho các công tác thi công công trình, chúng ta cần giải quyết các vấn đề vận chuyển ván khuôn và cốt thép cũng như vật liệu xây dựng khác lên cao. Do đó ta cần chọn phương tiện vận chuyển lên cao cho thích hợp với yêu cầu thực tế cũng như điều kiện thi công của công trường.
- Ngoài việc vận chuyển vật liệu rời ta còn phải giải quyết vấn đề vận chuyển người phục vụ thi công ở công trường.
- Hiện nay có rất nhiều loại máy móc thiết bị có thể phục vụ cho công tác vận chuyển lên cao có thể đáp ứng được cho công trường.Nhưng để đảm bảo về tính kinh tế trong thi công ta chọn máy vận thăng tải để vận chuyển vật liệu cho công trường.
- Chọn máy vận thăng MMGP 500 - 40 vận chuyển ngườivà vật liệu
2. Cần trục tháp
- Đối với công trình nhà chung cư này có chiều cao tương đối lớn (công trình thiết kế gần 50m) nên ta có thể áp dụngcác biện pháp thi công tiên tiến, ngoài việc chọn máy bơm bê tông, để phục vụ cho công tác bê tông, máy vận thăng để vận chuyển vật liệu rời và người chúng ta còn có thể chọn các phương tiện phục vụ thi công tiên tiến khác để phục vụ thi công ở công trường;
- Hiện nay với các nhà cao tầng phương tiện vận chuyển phổ biến nhất là cần trục tháp, đối với công trình ta chọn cần trục tháp sao cho thích hợp với yêu cầu vận chuyển thực tế và mặt bằng công tác cụ thể của công trình.
- Công trình có mặt bằng rộng do đó có thể chọn loại cần trục tháp cho thích hợp. Từ tổng mặt bằng công trình, ta thấy cần chọn loại cần trục tháp có cần quay ở phía trên; còn thân cần trục thì được gắn trên bánh xe để có thể di chuyển đến các góc xa công trình, thay đổi tầm với bằng xe trục. Loại cần trục này rất hiệu quả, thích hợp với điều kiện công trình.
- Đặt cần trục tháp giữa công trình. sử dụng để phục vụ công tác vận chuyển vật liệu lên các tầng nhà (xà gồ, ván khuôn, sắt thép, dàn giáo, bê tông... ).
+ Các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật khi chọn cần trục + Độ với lớn nhất của cần trục tháp là:
R = d + S <[R]
Trong đó:
S : khoảng cách bé nhất từ tâm quay của cần trục tới mép công trình hoặc chướng ngại vật: S ≥ r + (0,5÷1m) = 3 + 1 = 4m
d: Khoảng cách lớn nhất từ mép công trình đến điểm đặt cấu kiện, tính theo phương cần với, cần trục tháp thiết kế đặt trước mặt công trình nên ta có: d = 40m
Vậy R = 4 + 40 = 44m
_Độ cao nâng cần thiết của cần trục tháp H = hct + hat + hck +ht
Trong đó:
hct : độ cao tại điểm cao nhất của công trình kể từ mặt đất, hct= 50 m hat : khoảng cách an toàn (hat = 0,5 ÷1,0m)
hck : chiều cao của cấu kiện cao nhất (VK cột), hck = 3,5 m.
ht : chiều cao thiết bị treo buộc, ht = 3m.
Vậy: H = 50 + 1 + 3.5 + 3 = 57.5 m.
Với các thông số yêu cầu trên, chọn cần trục tháp KB - 403A.
- Các thông số kỹ thuật của cần trục tháp:
+ Chiều cao lớn nhất của cần trục: Hmax = 57,5 (m) + Tầm với lớn nhất của cần trục: Rmax = 38 (m) + Sức nâng của cần trục : Qmax = 5 (T)
+ Vận tốc nâng: v = 40 (m/ph) = 0,66 (m/s) + Vận tốc quay: 0,6 (v/ph)
+ Vận tốc xe con: v xe con = 30 (m/ph) = 0,5 (m/s).
3. Phương tiện vận chuyển bê tông
- Dựa vào khối lượng bê tông cột thực tế của công trình, ta thấy khối lượng bê tông cột cho một tầng tương đối lớn. Nên ta chọn biện pháp thi công bê tông là “bê tông thương phẩm”, bê tông được mua ở trạm trộn và vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng, sau đó dùng xe bơm bê tông di động bơm bê tông vào vị trí cần đổ bê tông.
- Việc thi công bê tông bằng máy sẽ cho năng suất cao, thời gian thi công ngắn, tính cơ giới cao. Nếu thi công theo phương pháp này thì có ưu điểm nổi bật là rút ngắn thời gian
- Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt. Bê tông thương phẩm có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi. Bê tông thương phẩm kết hợp với máy bơm bê tông là một tổ hợp rất hiệu quả.
- Hiện nay trên khu vực TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nơi cung cấp bê tông thương phẩm với số lượng ngày lên đến 1000m3. Mặt khác, mặt bằng công trình không đủ lớn để bố trí trạm trộn và khối lượng bê tông móng khá lớn , do vậy để đảm bảo thi công nhanh cũng như đảm bảo chất lượng kết cấu, chọn phương pháp thi công bằng bê tông thương phẩm là hợp lý hơn cả. Bê tông lót thì đổ bằng thủ công còn bê tông đài và giằng móng thì đổ bằng máy bơm bê tông.
4. Lựa chọn máy bơm bê tông
- Căn cứ vào khối lượng đã được tính toán, căn cứ vào lựa chọn biện pháp thi công bê tông dầm, sàn thì bê tông dầm, sàn được đổ bằng bê tông thương phẩm. Bê tông được mua ở trạm trộn sau đó vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng.
- Chọn máy bơm bê tông: Diện tích sàn khá lớn nên để bơm bê tông đến nơi xa nhất của dầm, sàn, ta bố trí máy bơm đặt giữa công trình và hướng đổ từ trục 1 đến trục 9.
+ Chọn máy bơm di động Putzmeister M43 có các thông số kỹ thuật Bảng: Thống kê thông số kỹ thuật máy Putzmeister M43
5. Chọn và tính số xe vận chuyển bê tông:
- Chọn ôtô mã hiệu KAMAZ - 5511 có các thông số kỹthuật như sau : Kích thước giới hạn: - Dài 7,38 m
- Rộng 2,5 m - Cao 3,4 m
_Tính toán số xe trộn cần thiết để đảm bảo công suất bơm:
+Áp dụng công thức:
Qmax L
n ( T)
V S
Trong đó:
n : Số xe vận chuyển.
V : Thể tích bê tông mỗi xe ; V = 6m3 L : Đoạn đường vận chuyển ; L =10 km.
S : Tốc độ xe ; S = 20km/h
T : Thời gian gián đoạn ; T = t1x t2= 5 x 10 = 50 phút = 0,83h (t2= 10phút/h) Qmax: Năng suất máy bơm ; Q = 90 x 0,4 = 36 m3/h (hệ số sử dụng thời gian k
= 0,4).
- Vậy số xe cần thiết là n = = 7,99 xe ⇒ chọn 8 xe