Đặc điểm cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ luật học) Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1.2. Đặc điểm cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Xuất phát từ các khái niệm có liên quan đến cơ chế kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam đã luận giải ở trên, đồng

thời từ việc đánh giá, nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm tra văn bản trong thời gian qua, có thể nhận thấy cơ chế kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Một là, cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm tổng thể các yếu tố cấu thành do pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam được thực hiện đúng mục đích, yêu cầu.

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam có đặc điểm này, bởi lẽ, bất kỳ một cơ chế nào cũng được cấu thành bởi các yếu tố, bộ phận tạo nên nó, đồng thời, nội hàm của khái niệm cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng đã chỉ ra điều này. Các yếu tố cấu thành cơ chế không phải tùy tiện đặt ra, mà phải do pháp luật quy định và cơ chế này cũng có tính hướng đích, đó là nhằm đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam được thực hiện đúng mục đích, yêu cầu. Các yếu tố của cơ chế kiểm tra văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam và sự vận hành của nó nhằm mục đích xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp đối với thông tư, thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, nhằm phát hiện và xử lý đối với những văn bản trái pháp luật, đồng thời, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó, qua đó góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản thuộc đối tượng kiểm tra trong hệ thống pháp luật. Mỗi yếu tố của cơ chế có một vai trò nhất định và có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải làm rõ các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các

yếu tố của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam.

Hai là, cơ chế đó đảm bảo cho hoạt động của một hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên trách công tác kiểm tra và được tổ chức tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bất kỳ một chủ thể nào khi đặt ra một cơ chế, thiết chế để phục vụ cho hoạt động hướng đích của mình cũng đều có động cơ, mục đích riêng và phải phù hợp, tương thích với điều kiện, khả năng tổ chức thực hiện nó. Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng vậy, nó đảm bảo cho hoạt động của một hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên trách công tác kiểm tra và được tổ chức tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ đặc điểm này cho thấy, vấn đề đặt ra đối với pháp luật về kiểm tra văn bản là, phải quy định đầy đủ, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời, cũng phải quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản, qua đó giúp các chủ thể thực hiện, vận hành nhiệm vụ được giao một cách đúng nguyên tắc, nhanh chóng, thuận lợi và bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Ba là, cơ chế này được thực hiện bằng một hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng nhất định, gắn với quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền, cũng như công vụ của các công chức trong bộ máy đó.

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam do các chủ thể đã được pháp luật trao quyền thực hiện, ở đây là các quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản, như: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ

tịch Ủy ban nhân các cấp. Các chủ thể thực hiện thẩm quyền kiểm tra đối với đối tượng rõ ràng, cụ thể, đối tượng đó ở đây chính là văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản phải gắn với quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền, cũng như công vụ của các công chức trong bộ máy đó. Như vậy, đặc điểm này cũng chính là yêu cầu đối với cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam, một mặt vừa phải bảo đảm rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản, một mặt, cũng phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan đã ban hành văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.

Bốn là, mục đích của cơ chế kiểm tra là nhằm làm cho quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước, cũng như công vụ của các công chức trong bộ máy đó đạt được hiệu quả cao, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận của nhà nước pháp quyền và được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xã hội.

Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm các yếu tố do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và vận hành, đương nhiên nó phải phục vụ mục tiêu mà chủ thể đặt ra nó hướng tới và phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mục đích của cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là nhằm làm cho quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước, cũng như công vụ của các công chức trong bộ máy đó đạt được hiệu quả cao, qua đó có thể kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác đối với các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, đồng thời, phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xã hội, qua đó, tránh sự tùy tiện, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình

thường của cơ quan có văn bản được kiểm tra hoặc "bỏ sót" văn bản kiểm tra, cũng như việc không xử lý hoặc xử lý không triệt để đối với văn bản trái pháp luật được phát hiện qua kiểm tra v.v...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ luật học) Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)