Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng từ sơ sinh đến 45 ngày tuổi tại một số trang trại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 44)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.3. Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016

TT Trang Trại

Mắc bệnh theo đàn Mắc bệnh theo cá thể Số đàn

theo dõi (đàn)

Số đàn mắc bệnh (đàn)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Số con theo

dõi (con)

Số con mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

1 Trần Văn Nam 6 4 66,67 65 19 29,23

2 Lưu Anh Đức 7 3 42,86 84 25 29,76

3 Trần Văn Hà 4 2 50 41 15 36,58

Tính chung 17 9 52,94 190 59 31,05

Bảng 4.3 cho thấy: Tỷ lệ đàn lợn theo mẹ mắc bệnh khá cao, chiếm 52,94% tổng đàn điều tra tại 03 trang trại của xã. Đó là do nhiều nguyên nhân gây ra: Sự thay đổi bất thường của nhiệt đô, độ ẩm chuồng nuôi quá cao, vệ sinh thú y không tốt… làm giảm sức đề kháng của lợn con, vi khuẩn E. Coli phát triển mạnh gây bệnh phân trắng.

Theo điều tra của chúng tôi, bệnh lợn con phân trắng chủ yếu xảy ra ở những đàn mà lợn mẹ bị thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột (do người chăn nuôi chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là chính: gạo, ngô, khoai, sắn…). Do giai đoạn này nguồn dinh dƣỡng chủ yếu của lợn con là sữa mẹ, cho nên khi lợn mẹ bị thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa. Mặt khác, do cấu tạo hệ tiêu hóa của lợn con chƣa hoàn thiện nên lợn con dễ bị rối loạn tiêu hóa, từ đó làm giảm sức đề

kháng. Vi khuẩn E. Coli tăng cường hoạt động và gây bệnh phân trắng. Qua điều tra thì ở những đàn này tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, chiếm khoảng 52,94%

tổng số đàn điều tra.

Nà Tranh có tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng thấp hơn so với 02 xóm trên là do: Các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản chăn nuôi chủ yếu bằng thức ăn hỗn hợp. Mặt khác, do ở đây bà con thường xuyên nghe phổ biến kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn nên hiệu quả chăn nuôi cao. Chính vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.

Xóm Ngòi Chẹo và xóm Bờ Suối có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn là do các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản theo hình thức tận dụng nguồn thức ăn có sẵn. Đặc biệt là chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng không tốt. Chính vì vậy, lợn con dễ cảm nhiễm với bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao.

Qua điều tra chúng tôi còn thấy mức độ cảm nhiễm với mầm bệnh của từng cá thể là rất khác nhau, cá biệt có những đàn có tỷ lệ mắc bệnh lên tới 100% (đó thường là những đàn còi cọc, sữa mẹ kém, khâu vệ sinh thú y không tốt hoặc sinh vào những ngày mƣa ẩm ƣớt). Bên cạnh đó có nhiều đàn chỉ có từ 01 – 02 con mắc bệnh phân trắng. Đó là do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển. Theo những nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho rằng E. Coli là loại vi khuẩn thường trực trong cơ thể lợn con cũng như lợn trưởng thành, khi sức đề kháng của con vật bị giảm do các yếu tố stress, chúng sẽ phát triển và gây bệnh.

Qua đó, chúng tôi kết luận rằng: Sự khác nhau về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con.

4.2.2. Tình hình bệnh phân trắng trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 45 ngày tuổi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Để so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh theo các giai đoạn tuổi của lợn con so với tổng số con nhiễm bệnh ở các giai đoạn tuổi, chúng tôi tiến hành điều tra để đánh giá xem tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở các lứa tuổi.

Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo độ tuổi Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi

Ngày tuổi Số lợn điều tra (con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

SS – 07 20 7 35,00

8 – 15 50 19 38,00

16 – 21 80 33 41,25

22 – 45 40 0 0,00

Tính chung 190 59 31,05

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi từ sơ sinh đến 16 – 21 ngày tuổi, dao động từ 35 – 41,25% và đến giai đoạn 22 – 45 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh gần nhƣ bằng 0% cụ thể là:

Ở giai đoạn từ 01 – 07 ngày tuổi trong đó 20 điều tra thì có 7 con mắc bệnh, chiếm 35%. Giai đoạn 08 – 15 ngày tuổi khi theo dõi 50 con thì có 19 con mắc bệnh, chiếm 38%. Giai đoạn 16 – 21 ngày tuổi theo dõi 80 con thì có 33 con mắc bệnh, chiếm 41,25%. Giai đoạn 22 – 45 ngày tuổi theo dõi 40 con thì có 0 con mắc bệnh.

Sở dĩ có sự chênh lệch nhƣ vậy do: Ở giai đoạn từ 01 – 07 ngày tuổi lợn ít mắc là do giai đoạn này dinh dƣỡng của lợn con chủ yếu là sữa mẹ. Nó đáp ứng nhu cầu cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng cho nhu cầu phát triển của

lợn con. Mặt khác sau khi sinh lợn con đƣợc bú ngay sữa đầu nên sức đề kháng cao, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh thấp.

Tuy nhiên, qua sự thay đổi của môi trường, nguồn sữa mẹ cung cấp không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển cho cơ thể. Nếu chăm sóc không tốt thì lợn con dễ mắc bệnh ở các giai đoạn tiếp theo.

Ở giai đoạn 16 – 21 ngày tuổi sự sinh trưởng và phát triển của lợn con diễn ra nhanh, nhu cầu về dinh dƣỡng rất cao. Lúc này có mâu thuẫn giữa cung và cầu, sữa lợn mẹ giảm dần cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đây là thời điểm dễ mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất.

Còn ở giai đoạn 22 – 45 ngày tuổi gần nhƣ lợn không bị nhiễm bệnh do thời kỳ này lợn con đã hoàn thiện về chứa năng miễn dịch, bộ máy tiêu hóa đã gần hoàn thiện. Qua kết quả điều tra ở trên cũng đã phản ánh đúng thực trạng đó.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nên tập cho lợn con ăn sớm, tốt nhất là vào 5 - 7 ngày tuổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời dinh dƣỡng cho lợn con.

4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng

Tháng

Số con điều tra

(con)

Số con mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ (%)

Số con chết

(con)

Tỷ lệ (%)

11/ 2015 37 10 27,02 00 00

12/ 2015 43 13 30,23 00 00

01/ 2016 45 11

24,44 01

9,09

02/ 2016 32 10

31,25 02

20,00

03/2016 20 9

45,00 03

33,33

04/2016 13 6

46,15 01

16,66

Tổng 190 59 31,05 7 11,86

Bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng không đồng đều giữa các tháng.

Cụ thể, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở tháng 11/2015 theo cá thể là 27,02%; tháng 12/2015: theo cá thể là 30,23%; tháng 01/2016: theo cá thể là 24,44%; tháng 02/2016: theo cá thể là 31,25%;tháng 3/2016: theo cá thể là 45,00%; tháng 04/2016 theo cá thể là 46,15%

Nhƣ vậy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con qua các tháng có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt. Trong đó, tháng 03/2016 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất theo cá thể;

tháng 11 có tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể là thấp nhất. Điều này đƣợc giải thích.

Tháng 03/2016, đây là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ và độ ẩm giữa các ngày có sự chênh lệch làm cho cơ thể lợn con chƣa thích nghi kịp. Trong khi đó công tác chăm sóc chƣa đƣợc chú ý, chuồng trại che chăn đơn sơ nên đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con cao.

Từ những kết quả trên, ta thấy nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. Vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng thì ngoài khâu vệ sinh phòng bệnh cần phải chú ý đến bầu tiểu, khí hậu chuồng nuôi và khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi lợn nái, sao cho chuồng nuôi luôn có nhiệt độ và độ ẩm tối ƣu nhất cho sự phát triển của mầm bệnh.

Trong tổng số 190 con điều tra thì có 59 con mắc bệnh và 07 con chết chiếm tỷ lệ 11,86%. Trong đó tháng 03/2016 tỷ lệ chết cao nhất chiếm 33,33% và tháng 11 – 12/2015 là thấp nhất chiếm 00%. Do tháng 02,03 thời tiết nồm ẩm xen kẽ những trận mưa thất thường trong tuần, công tác vệ sinh thú y không đảm bảo tốt dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn so với tháng 01/2016.

Bên cạnh đó, còn do chủ chăn nuôi phát hiện muộn, tự ý điều trị và chăm sóc nuôi dƣỡng không tốt trong thời gian điều trị cho vật nuôi nên dẫn đến tỷ lệ chết tương đối cao.

4.2.4. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng 02 loại thuốc Norcoli và fatra

Bảng 4.6. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc Norcoli và fatra

Phác

đồ Thuốc điều trị

Liều lƣợng và cách dùng (ml/kg TT)

Số con điều

trị (con)

Số con khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ khỏi (%)

Thời gian điều trị bình quân (ngày)

I

Norcoli - Tiêm bắp thịt hoặc dưới da

29 28 96,55 03 Vitamin C

- 10ml/50kg TT - Ngày tiêm 01 lần

B. complex

- 3ml/con - Tiêm bắp 01 lần/ngày

II

fatra

- Dưới 05kg:

0,5ml/lần. 02 lần/ngày - Trên 05kg:

1ml/lần

30 28 93,33 3,5 Vitamin C

- 10ml/50kg TT - Ngày tiêm 01 lần

B. complex

- 3ml/con - Tiêm bắp 01 lần/ngày

* Nhận xét:

- Sử dụng hai loại thuốc Norcoli và fatra để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên sử dụng thuốc Norcoli thì tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn và số ngày điều trị ngắn hơn sử dụng thuốc fatra

Phần 5

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng từ sơ sinh đến 45 ngày tuổi tại một số trang trại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)