Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC HỢP TÁC
2.2. Một số định hướng dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học chương: „„Phương trình, hệ phương trình” cho học sinh THPT
- Các mô hình DHHT TN phải được hình thành trên cơ sở nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và giúp GV vận dụng linh hoạt SGK Đại số 10: Để thực tốt nhiệm vụ này người GV cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối
49
thiểu về kiến thức, kỹ năng, DH không quá tải và không quá lệ thuộc vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS và thể hiện được từng hoạt động của GV và HS.
- Dạy học hợp tác theo nhóm phải thể hiện rõ dụng ý tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và những yêu cầu đổi mới PPDH môn Toán THPT:
Dạy học Toán thực chất là dạy HS hoạt động, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt sẵn. HS được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, thông qua các hoạt động HTHT TN học sinh được phát huy vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của mình. Tổ chức DHHT TN ở THPT nên bao hàm việc kết hợp DHHT, học tranh đua và tư duy độc lập. Trong đó tư duy độc lập là nền tảng cơ bản, bối cảnh hợp tác là môi trường DH và ý thức thi đua là động lực. Hợp tác có tư duy hội thoại, có phê phán của từng cá nhân được tiến hành trong nhóm học tập và trên lớp học, không chỉ là đóng góp những thành công, mà kết quả học tập còn được đúc kết trên những sai lầm của người khác.
- Các nhóm học tập phải phù hợp với các điều kiện đáp ứng, có tính thiết thực và làm rõ được hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động DH hợp tác: Trong quá trình tổ chức DHHT TN, người GV định tổ chức cho HS học tập HTTN ở mô hình nào thì cũng phải phụ thuộc vào nội dung cụ thể của bài dạy như:
+ Chủ đề DH có thích hợp cho HTTT TN không?
+ Các phương tiện phục vụ cho HTHT TN như thế nào, có đảm bảo cho việc HTHT TN không?
+ Thời gian để tổ chức HTHT TN so với thời gian quy định của tiết dạy có phù hợp không?
50
+ Đối với Toán học, hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để HS cùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một vấn đề toán học, phân tích dữ kiện, rút kinh nghiệm, liên hệ với thực tiễn. Nó cũng là một biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong việc nghiên cứu một bài toán hoặc một vấn đề nào đó của Toán học.
Qua hoạt động nhóm trong giờ học, GV có cơ hội phát hiện vốn kinh nghiệm, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận toán học của từng cá nhân HS, từ đó có thể hỗ trợ cho từng em theo từng cách riêng phù hợp.
- Dạy học hợp tác theo nhóm phải thể hiện rõ việc xác định vai trò của người thầy với tư cách là người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa:
Có nghĩa là người dạy tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể, người dạy trở thành người đạo diễn, thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn, kích thích những hoạt động nhận thức, tạo điều kiện cho người học kiến tạo tri thức. Người dạy phải là người động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được hợp tác thảo luận với nhau một cách tích cực, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. Hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
- Các mô hình DH hợp tác không chỉ sử dụng trong DH đại số 10 mà còn có thể vận dụng được trong DH môn Toán cấp THPT: Với môn Toán THPT hiện nay, việc triển khai DHHT TN sẽ thuận lợi ở các hoạt động KT bài cũ, khám phá kiến thức mới, chứng minh, luyện tập, ôn tập chương, rèn luyện kỹ năng và các hoạt động thực hành. Ví dụ như:
+ Các bài tập rèn luyện kỹ năng tính toán;
+ Một số bài tập dạng trắc nghiệm;
51
+ Một số hoạt động thực hành với công cụ học tập trong lớp (máy tính bỏ túi,...);
+ Một số hoạt động thực hành ngoài trời.