Vấn đề sử dụng năng lượng ở các ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tiêu hao năng lượng ngành Nông nghiệp, công nghiệp (Trang 22 - 29)

2.1. Công nghệ và sử dụng năng lượng trong nông, lâm nghiệp

Tiêu thụ năng lượng Việt Nam và GDP một số ngành năm 2012 TTNLTM

(KTOE)

TT điện (KTOE)

Tỷ trọng GDP %

Tổng 47.874 9.063,5

Công nghiệp 18.494 /38,6% 4,757 /52,5% 32,5

Trong đó:

-Xi măng+VLXD 7.441 1.009

-Thép 719 341

Nông-Lâm-Ngư nghiệp 617/1,28% 128/1,4% 20

GTVT 11.149 448

DVTM 1.335 429 3,7

Dân dụng 15.711 3.300

Nông Nghiệp:Về hoạt động của các nhà máy xay xát, chế biến gạo, theo báo cáo của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất lúa sau thu hoạch của Việt Nam lên đến gần 14%, cao hơn Ấn Độ (6%), Nhật Bản (3,9% – 5,6%). Đứng sau mức tổn thất lúa sau thu hoạch gây thiệt hại gần 10.000 tỷ đồng/năm, là công nghệ phơi sấy rất lạc hậu, suất tiêu thụ điện cao, đòi hỏi phải đầu tư công nghệ mới

Hệ thống tưới tiêu của nông nghiệp Việt Nam cũng đang làm hao tổn điện năng đáng kể. Trên thực tế, có những xí nghiệp chế biến nông sản, hoa quả, thủy sản, mỹ nghệ thủ công, các dịch vụ sửa chữa cơ khí nông nghiệp… thường phải lấy điện từ trạm bơm tạo, nên mạng đường dây điện quá dài. Đây là nguyên nhân chính gây ra tổn thất điện năng và sụt áp ở cuối đường dây.

Hai ngành trên có phạm vi hoạt động kinh tế khá rộng, từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt và bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Bởi vậy, chúng có điểm chung là thường xảy ra sự lãng phí năng lượng

Cụ thể, lãng phí thường xảy ra ở các hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, thông gió, làm lạnh và điều hoà không khí. Tuy nhiên, đây cũng là những nơi có tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao nhất.

Tỉ trọng tiêu thụ năng lượng ở 4 hệ thống nêu trên luôn có sự thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và vai trò mà hệ thống đó đảm nhận. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết một vài thông tin cụ thể:

Hoạt động Khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng

Nghề làm vườn Hệ thống sưởi ấm tiêu thụ đến 90% năng lượng trong một nhà kính

Chăn nuôi lợn

Năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống trộn thức ăn cho vật nuôi, hoạt động vệ sinh chuồng trại, quản lý chất thải và kiểm soát khí thải.

Chăn nuôi gia cầm Duy trì điều kiện môi trường ổn định bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí trong chuồng.

Sản xuất sữa Toàn bộ hệ thống làm lạnh, đun nóng (phục vụ việc tiệt trùng sữa), chiếu sáng và bơm.

Bảo quản nông phẩm

Lượng tiêu thụ năng lượng phụ thuộc trực tiếp vào độ dày của lớp cách nhiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài kho chứa và dụng cụ chứa.

Trong cả nước, sản phẩm phụ của nông lâm nghiệp có khả năng cung cấp nhiên liệu cho điện sinh khối từ 8 – 11 triệu tấn. Riêng sản lượng trấu có thể thu gom ở Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Theo tính toán, cứ 2-4kg nhiên liệu sinh khối tương đương với 1kg than. Như vậy nếu sử dụng vỏ trấu làm nhiên liệu thì gía thành chỉ bằng 5 – 10% so với dùng than. Vùng Tây Nguyên có thể cho phụ phẩm từ cà phê 0,3 đến 0,5 triệu tấn. Đặc biệt là chất thải từ các nhà máy mía đường đã cho chúng ta nguồn nguyên liệu sinh khối rất lớn. Tuy nhiên,

hiện nay vẫn còn khoảng từ 10 – 15% tổng lượng bã mía không được sử dụng. Vùng Tây bắc có 55.000 đến 60.000 tấn mùn cưa từ công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.

Dạng chuyển đổi phổ biến nhất khi sản xuất nhiệt và điện từ chất thải nông nghiệp khô là:

- Đốt nhiệt trực tiếp rơm rạ và kết hợp với lò hơi truyền thống

- Nhiệt phân/Khí hoá r phân/Khí hoá rơm rạ để tạo ra dầu nhiệt phân ho t phân hoặc khí sinh h c khí sinh học dùng trong c dùng trong tuốc bin chạy bằng ga, IGE hay FC’s

- Công nghệ Khí hoá than (BIGCC - Biomass Integrated Gasification Combined Cycle) Dạng chuyển đổi phổ biến nhất khi sản xuất nhiệt và điện từ chất thải nông nghiệp ướt là:

- Hệ thống biogas (bể phản ứng yếm khí kín nối với bể CSTR và UASB).

Ví dụ: Phân tích vòng đời cây lúa và chi phí sử dụng năng lượng Vòng đời của cây lúa:

Ngâm thóc giống-> Gieo mạ -> Chăm sóc và bón phân->Thu hoạch ->Vận chuyển vào kho

Ngâm thóc giống cần chuẩn bị thóc,nước ,…Năng lượng sử dụng chủ yếu là sức người, ngoài ra còn có điện,nước.

Gieo mạ: các công việc cần chuẩn bị là làm đất và bón phân,các công việc này sử dụng năng lượng là sức người,điện để chạy bơm nước,…xăng và dầu DO để chạy máy cày, máy bừa.

Chăm sóc và bón phân:dung sức người và điện để bơm nước tưới tiêu cho lúa,điện để bơm thước trừ sâu,xăng dầu chạy máy,….

Thu hoạch:cần chuẩn bị máy móc và các vật dụng cần thiết để thu hoạch,sử dụng nhiều năng lương như:sức người để gặt hái,xăng dầu để chạy máy tuốt lúa,phơi lúa thì cần ánh sang mặt trời còn nếu sấy thì cần có điện để chạy máy sấy,máy say sát,…

Vận chuyển vào kho:sử dụng cá năng lượng xăng dầu DO để động cơ máy chạy cho việc vận chuyển diễn ra thuận lợi

Ngoài ra sau khi lúa đi vào thu hoạch thì có một phần lớn phụ phẩm nông nghiệp đó là rơm rạ ,nó được sử dụng để tạo ra nhiệt:dùng để đun nấu hay sưởi ấm,hoặc tạo ra điện

2.2. Công nghệ và sử dụng năng lượng trong chăn nuôi thủy hải sản

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

Năm 2014, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các ban ngành quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóng tầu công suất lớn đi khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc…cùng với yếu tố thời tiết thuận lợi đã mang lại những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm…

Trên bờ, các hoạt động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Ước sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1 % so với năm 2013, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.712 ngàn tấn, tăng 4%.

Chuỗi công nghệ trong ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản

Ví dụ: Vòng đời cá Ba Sa và phân tích sử dụng năng lượng trong từng giai đoạn

Vòng đời:mua cá giống->thả xuống ao->nuôi,chăm sóc,cho ăn->đánh bắt,thu hoạch->vận chuyển đên nơi chế biến->tiêu thụ

-Mua cá giồng là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời:người nông đan nuôi cần chuẩn bị một khoản chi phí bằng tiên để mau cá giống,năng lượng sử dụng trong đây là sức người ,xăng dầu nếu như đi mua cần vận chuyển cá giống.

-Thả xuống ao:cần sức người đi thả cá,ngoài ra còn cần xăng hoặc dầu để chạy thuyền,điện để bơm nước cho cá

-Nuôi,chăm sóc cho ăn:cần chuẩn bị thức ăn,huốc phòng chống bệnh ,để có chúng cần có điện để sản suất thức ăn cho cá,công nghệ để chăm sóc cá,..xăng dầu để vận chuyển thức ăn cho cá từ kho đến ao

-Đánh bắt và thu hoach:sử dụng sức người để đánh bắt hay điện nếu đánh bắt bằng điện,xăng dầu Do để vận chuyển cá từ hồ đến nơi thu mua hoặc chế biến.

-Chế biến tiêu thụ:sử dụng điện để bảo quản cá,hệ thống chiếu sáng trong phân xưởng,sử dụng công nghệ chế biến ,bảo quản,đóng gói sản phẩm,xăng dầu để vận chuyển đi tiêu thụ,…

Diện tích hiện nuôi trong 5 tháng ước đạt 2.999 ha (bằng 100,1% so với cùng kỳ), sản lượng thu hoạch ước đạt 346.636 tấn (bằng 101,9% so với cùng kỳ). Diện tích cá tra sự gia tăng liên tiếp trong giai đoạn 2012 đến 2014 và có xu hướng ổn định từ 2014 đến nay.

Hình 4: Diện tích, sản lượng cá tra 5 tháng đầu năm

Hiệu quả thâm canh trong nuôi cá tra hiện không cao như những năm 2012, 2013.

Nguyên nhân do người dân không còn thả mật độ dày như những năm trước để hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, do các thị trường nhập khẩu cũng còn tồn tại nhiều khó khăn chưa giải quyết được, người dân cũng hạn chế thả nuôi.

Một phần của tài liệu Tiêu hao năng lượng ngành Nông nghiệp, công nghiệp (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w