Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau năm 1975 (LV thạc sĩ) (Trang 90 - 93)

Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng nhân vật

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Trong xây dựng nhân vật, ngoài miêu tả, tạo tình huống thì đối thoại là một cách thức để nhân vật hiện lên trong tâm trí người đọc trực tiếp nhất. “Đối thoại là lời giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước” [32, tr.

159]. Đối thoại trong tác phẩm văn học khác hoàn toàn với đối thoại thông thường, vì nó là một phương tiện mà nhà văn sử dụng nhằm để khám phá hiện thực cuộc sống.

Đọc truyện ngắn Lê Minh Khuê sau năm 1975, người đọc bị cuốn vào những đối thoại với lớp ngôn ngữ sắc sảo. Chẳng thế mà Hồ Anh Thái đã nhận xét “Lê Minh Khuê khéo viết đối thoại. Gọn gàng, chắc chắn, hiếm khi thừa lời và có ấn tƣợng”.

Theo khảo sát của chúng tôi, tỉ lệ đối thoại trong truyện ngắn của bà sau năm 1975 chiếm trên khoảng 70 %. Theo Cao Hồng “Đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê thường tái hiện lời nói trong tổng thể biểu hiện của con người (động tác, nét mặt, giọng điệu) và trong tổng thể hoạt động nội tâm của nhân vật. Nhà văn chọn lọc lời thoại đạt tới mức độ cao trong cá thể hóa tính cách nhân vật và bộc lộ nội tâm nhân vật” [35, tr. 113]. Những đối thoại trong truyện Lê Minh Khuê có khi chỉ là những mẩu nhỏ: (Đối thoại giữa hai bố con)

- Thán, quắn này mày vớ bẫm, hả?

- Cái chắc

- Qủa gì đậm thế?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 85 - Qủa c...!

(Anh lính Tôny D)

Đối thoại giữa hai mẹ con:

- Nó ở cữ chưa?

- Rồi. Hóng cái gì thế?

- Chả hóng gì. Việc của tao đâu mà tao hóng. Rõ dơ. Thế trai hay gái?

- Gái. Gái còn hơn. Nó là trai nó học mẹ thì tôi chết.

- Thằng khốn nạn. Mày như con chó dái chạy rông chả nặn cái gì nên hồn. Nhà này vô phúc đẻ rặt bọn oặt oẹo.

(Sân gôn)

Qua những đối thoại trên, ta thấy nhà văn đã bỏ hết các yếu tố rườm rà, những thành phần phụ nhƣng lời đối thoại vẫn hiện lên rất tự nhiên nhƣ những đối thoại trong cuộc sống đời thường. Thông qua đối thoại, chân tướng các nhân vật dần lộ diện: nhân vật vừa tự lột mặt mình nhưng cũng lột mặt cả người đối thoại. Trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau năm 1975, người đọc còn bắt gặp nhiều đoạn đối thoại rất sinh động, vì nó chất chứa nhiều nỗi niềm của nhân vật. Chẳng hạn nhƣ đoạn đối thoại giữa My và Đức khi họ kết thúc chuyến công tác (mà tại đây My đã gặp được tình yêu mới), và đang trên đường trở về nhà:

- Mấy giờ rồi anh?

- Khoảng sáu giờ hoặc hơn một tý.

- Em sắp về với thằng con em. Trời ơi, cả tuần nay em quên nó. Chết thật. T xưa đến giờ em đâu có như thế. Em hư hỏng mất rồi.

- Không sao đâu. Chuyện đó cũng bình thường thôi.

- Không bình thường được rồi. Tới đây em sẽ mang nó đi. Anh ấy bảo em mang nó đi theo.

- Đi đâu?

- Đâu cũng được hết. Anh ấy nói là bất cứ nơi nào hai đứa có thể sống cho nhau.

Bố mẹ anh ấy đang ở Thái Lan. Bọn em sẽ trốn qua đó.

- Qua đó rồi đi đâu nữa?

- Liệu sau vậy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 86 - Theo tôi, em bỏ ý nghĩ ấy đi. Em có đi lên mặt trăng, lên sao Hỏa, thì em cũng không thoát được. Con người như vậy đó. Thời gian sau, em sẽ quay lại tâm trạng như bây giờ. Tôi tin điều đó.

- Nhưng em sống với Bình?

- Với ai cũng vậy hết...

My im lặng một lúc lâu. Lúc sau tôi thấy cô thổn thức:

- Nhưng em chết mất. Cứ thế này mãi, mãi mãi, thế là chẳng còn gì hết. Ngày nào em cũng thấy mòn đi, mỗi ngày một tý, một tý... Em trở nên đần độn, trì trệ, quẩn quanh ở xó bếp xó cửa, trở nên xấu xa, khốn nạn, quát con, cãi nhau với hàng xóm, tính toán một cách chi li t ng đồng... Chỉ mươi năm nữa, em thành một mụ già bốn mươi tuổi, không ai nhận ra em nữa.

- Em yên tâm. Mười năm rất là dài. Em còn làm được nhiều việc.

- Anh ấy đánh thức em. Anh ấy bảo rằng anh ấy cũng như vậy. Anh ấy cảm ơn em đã cho anh ấy biết thế nào là tình yêu. Em yêu anh ấy vô cùng, chưa bao giờ như thế.

....

Một đoạn đối thoại gần kết truyện:

- Khó tránh thật!

- Rồi mình cũng là ruồi muỗi quấy đảo người khác.

- Không!

- Em sẽ viết thư cho Bình, bảo anh ấy thôi, đ ng tính chuyện ly dị vợ.

- Phải, không nên một chút nào, nên tiếp tục sống bình thường.

- Em không thể làm gì được nữa. Mọi thứ đã xong xuôi rồi.

(Cơn mưa cuối mùa)

Bằng những đối thoại liên tiếp, tác giả đã thể hiện đƣợc tâm lí ngổn ngang của người phụ nữ đầy cá tính với những dằn vặt, suy tư trăn trở về cuộc sống và tình yêu.

Ở truyện ngắn Làng xi măng, cuộc đối thoại giữa Na và thằng Roi đã cho thấy tính cách và lối sống của nhiều nhân vật:

- Mày không đi làm lấy gì mà ăn?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 87 - Móc túi anh già. Dạo này trúng đậm, dính được vào mấy vụ buôn đất công với mấy tay kễnh trên tỉnh, tiền vào như nước, nghe nói mở tài khoản riêng trên tỉnh. Đây biết chi li, đố qua mắt.

- Còn mẹ?

- Chị già có ô che, đánh mấy quả lậu qua thuế vụ bằng nước bọt, sướng không?

Không nộp tiền cho đây không xong. Một quả bộc phá tiêu ngay cái lô cốt này rồi vượt biên sang Hồng Kông làm dân tị nạn. Chỉ có chấm phẩy chậm chân đầu óc lại lai láng đạo đức của bà truyền cho mới không có gan ra biển, chứ Thanh Hùng đây chỗ nào cũng có đầu ra lo gì bế tắc?

- Thôi đ ng nói nữa!

Như vậy, trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, với đối thoại, các nhân vật dường như đang hành động, ứng xử trước mắt người đọc. Không chỉ có vậy, bản tính và mọi suy nghĩ của nhân vật cũng dần hé mở làm cho người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau năm 1975 (LV thạc sĩ) (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)