khoảng cách từ bờ trong của bản xương trong đến bờ ngoài của bản xương ngoài. Tuy
nhiên, phim này có rất ít giá trị khi cần đánh giá kích thước xương ở hàm dưới phía sau
và ở hàm trên.
Hình 3.5. Phim cắn hàm trên (A) và hàm dưới (B) với giải phẫu bình thường.
3- Phim toàn hàm Panorama
Năm 1948, Paatero (Phần Lan) và Siemens đã phát triển phương pháp chụp phim toàn hàm panorama đầu tiên. Những ưu điểm chính của phương pháp này là cung cấp hình ảnh giải phẫu của toàn bộ xương hàm và hai cung răng, lượng tia xạ thấp, thuận tiện
để sử dụng và thời gian chụp nhanh.
Phim chụp toàn hàm Panorama là phim được sử dụng nhiều nhất trong phẫu thuật cây ghép rang. Phim Panorama cung cấp hình anh day du vé xuong ham trén va xuong hàm dưới, các răng trên hai hàm, các yếu tố giải phẫu liên quan như xoang hàm trên, hốc mũi, ống răng dưới, tình trạng khớp thái dương hàm, đặc điểm xương của hai hàm, đánh giá sự cân đối của hai hàm. Phim Panorama giúp ích rất nhiều cho việc lập kế hoạch điều trị cũng như phát hiện các bệnh lý trong xương hàm.
Phim Panorama đặc biệt cần thiết trong việc lập kế hoạch điều trị cho việc đặt nhiều implant trên một hàm, và cũng ích lợi trong việc đặt một chiếc implant. Nguoi ta
có thể so sánh hình ảnh đối xứng giữa hai bên hàm, những bệnh lý liên quan đến răng hoặc khớp thái dương hàm mà có thể ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật cấy ghép
răng. Quan trọng nhất, phim có thể giúp đánh giá chiều cao của xương, là khoảng cách từ bờ sống hàm đến tổ chức giải phẫu quan trọng bên dưới (nền mũi, đáy xoang hàm, ống
thần kinh răng dưới) để lựa chọn chiều dài implant thích hợp nhất. Phim cũng giúp xác
51
ae
CAY GHEP RANG
định chiều rộng xương hàm của khoảng mất răng để lựa chọn số lượng và đường kính chân răng cấy ghép thích họp.
Tuy nhiên phim Panorama cũng có một số nhược điểm khi sử dụng trong cấy ghép răng. Phim không cung cấp được hình ảnh giải phẫu rõ ràng như một số phương tiện khác. Ngoài ra, phim không cung cấp được thông tin về chiều dày xương là yếu tố rất quan trọng trong cấy ghép răng. Việc đặt chồng phim để so sánh có thé dẫn đến chất lượng hình ảnh kém. Nếu trong miệng có mối hàn kim loại, chụp thép, hàm khung có thê làm ảnh hưởng chất lượng hình ảnh. Hình ảnh trên phim có thể bị biến dạng hoặc thay đổi kích thước so với kích thước thật cũng làm hạn chế tác dụng của phim khi cần xác định kích thước xương.
Hình 3.6. Phim Panorama với hình ảnh giải phẫu bình thường
A- Ngách mũi dưới; B- Ngách chung; C- Ngách mũi giữa; D- Phần mềm xoăn mũi dưới;
E- Phần mềm xoăn mũi giữa; F- Vách mũi; G- Đáy xoang hàm trên; H- Lồi củ hàm trên;
I- Thanh sau xoang hàm trên; J- Bờ dưới cung gò má; K- Mỏm gò má xương hàm trên;
L- Thành trước xoang hàm; M- ống thần kinh hàm đưới; N- Hõm sigma; O- Khe chân bướm hàm; P- Bản ngoài chân bướm; Q- Lỗ thần kinh hàm dưới; R- Lỗ cằm.
| HOANG TUAN ANH
CHUONG III - CHAN DOAN HINH ANH TRONG CAY GHEP RANG
kinh
17
E cay 14
long 6 rat chat thé thay
xac
Hình 3.7. Sơ đồ các chỉ tiết giải phẫu trên phim Panorama. I- Mỏm chũm; 2- Bờ dưới ổ mắt; 3- Cung gò má; 4- Vòm miệng cứng; 5- Mỏm trâm; 6- Vách ngăn xoang hàm trên;
7- Lồi củ xương hàm trên; 8- Bản trong ngành hàm xương hàm dưới; 9- Góc xương hàm
dưới; 10- Xương móng; 11- Hồ khớp thái dương hàm; 12- Củ khớp; 13- Lỗi cầu xương
hàm dưới; 14- Ống tai ngoai; 15- Mom vet; 16- Mỏm chân bướm; 17- Xoang hàm trên;
18- Bóng của vành tai; 19- Ông thần kinh răng dưới; 20- Lỗ cằm.
Nhược điểm lớn nhất của phim Panorama là chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng rất
lớn bởi tư thế chụp của bệnh nhân. Tư thế sai có thé làm biến dạng hình ảnh đáng kẻ.
Biến dạng này có thể chia làm hai phần theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Kích thước dọc phụ thuộc vào nguồn tia, được xem là tiêu điểm, với mức độ sai lệch được xác định bằng khoảng cách từ cung răng của bệnh nhân tới phim. Kích thước ngang ảnh hưởng bởi tâm quay của tia, được xem là tiêu điểm, và thay đổi rất nhiều theo khoảng
MỚI; cách từ hàm tới phim. Nghiên cứu cho thây phim Panorama có thể sai lệch kích thước ; AT ne Wars Bo : k ‘ ar ae ; ¡ ren; ngang tới 50%-70%, và 10%-32% đôi với kích thước dọc. Sự thay đôi kích thước này và i 4 i 2 gel ns 3 Rie dep eels, Ui) ren; sự phóng đại của phim không ôn định làm cho việc đánh giá kích thước xương đê chọn ; eat ‘ a ae : an ee re , iz
hân kích thước implant đặc biệt khó khăn.
Như vậy, nếu không sử dụng những phương tiện hiện đại hơn như chụp cắt lớp Tomography, chụp cắt lớp vi tinh CT scans, mà chỉ sử dụng duy nhất phim Panorama,
S3
CẤY GHÉP RĂNG
không hiếm trường hợp chỉ sau khi bộc lộ xương mới biết được xương có đủ chiều dày để đặt implant hay không.
Mặc dù có nhược điểm, phim Panorama vẫn là phim thường dùng nhất trong phẫu thuật cấy ghép răng. Người ta đã sử dụng nhiều phương tiện để giúp xác định chính xác chiều cao xương và qua đó xác định chiéu dai implant sé dat. Điều này giúp phẫu thuật viên tránh làm tổn thương xoang hàm trên, nền mũi, ống thần kinh răng dưới và tránh xuyên qua bờ dưới xương hàm dưới. Nguyên tắc chung là đo trực tiếp chiều cao xương trên phim, sau đó xác định mức độ sai lệch kích thước thông qua đo độ sai lệch kích thước của dụng cụ đặt lên hàm bệnh nhân trước khi chụp. Nguyên tắc chung này cũng giỗng như nguyên tắc khi đo chiều dài làm việc của ống tủy trong điều trị nội nha.
Thông thường, các nhà sản xuất implant làm sẵn các viên bi kim loại có đường kính 5mm. Trước khi chụp phim, bác sỹ sẽ làm một gối sáp hoặc răng giả bằng sáp tương ứng với vùng mắt răng. Sau đó, bác sỹ sẽ cấy viên bi vào gối sáp đó, lắp vào miệng bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân cắn gối sáp khi chụp phim. Bác sỹ cũng có thể làm nẹp hướng dẫn mũi khoan trước (surgical guide) va cấy viên bi vào nẹp hướng dẫn mũi khoan này, hoặc cũng có thể cấy vào hàm giả tháo lắp cũ của bệnh nhân nếu có. Sau khi chụp phim, viên bi này sẽ hiện ra trên phim, đo kích thước viên bi trên phim sẽ giúp xác định độ sai lệch kích thước giữa xương thật và phim.
Kích thước thật của xương H sẽ được tính theo công thức sau:
H=(Š:A)xB Trong đó:
- 5: Kích thước của bi làm sẵn.
- A: Kích thước của bi đo được trên phim - B: Chiều cao của xương đo được trên phim
Thay vì sử dụng viên bi kim loại, phẫu thuật viên cũng có thể sử dụng một chốt
kim loại có kích thước định trước để thay thế. Thay vì cấy viên bi, phẫu thuật viên cấy
một chốt kim loại dài 5mm vào gối sáp hoặc hàm giả cũ tại đúng vị trí định đặt implant, đúng trung tâm và đúng trục của răng đó. Nhược điểm của chốt kim loại là không giúp xác định được độ biến dạng theo chiều ngang, và phức tạp hơn về mặt kỹ thuật vì phải khoan và đặt chốt thép đúng trục răng và trung tâm răng, hướng về chính giữa sống hàm.
Tuy nhiên chốt thép lại có ưu điểm là rẻ tiền và giúp định hướng trục implant sẽ đặt. Xem