Phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 93)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển chính phủ điện tử ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

3.2. Giải pháp phát triển chính phủ điện tử ởCHDCND Lào

3.2.3. Phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội

Qua tìm hiểu quá trình phát triển CPĐT của các nước, có thể thấy một số kinh nghiệm về lộ trình phát triển chính phủ điện tử của các nước như sau:

1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT.

Một trong những mấu chốt cho sự phát triển ứng dụng CNTT trong CPĐT là xây dựng hạ tầng CNTT và bảo đảm an ninh thông tin. Hạ tầng xây dựng tốt, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý là bài toán đang được quan

91

tâm hiện nay. Bên cạnh đó, an toàn thông tin cũng là vấn đề mang ý nghĩa sống còn trong lộ trình ứng dụng CNTT khi mà tình hình mất an toàn thông tin diễn ra trong những năm gần đây đang diễn biến phức tạp với những hình thức tấn công xâm nhập gia tăng ngày một nhiều với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Theo đó, trong Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đề ra, an ninh thông tin được coi là một trong 5 trụ cột lớn cho sự phát triển CNTT được xem xét trên mọi góc độ nhằm xây dựng CPĐT hiệu quả và hoàn thiện hơn.

Hạ tầng cho CPĐT được tiếp tục phát triển. Tăng dung lượng và tốc độ cho mạng truyền thông của Chính phủ. Hạ tầng an ninh được củng cố tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ CPĐT. Các điểm truy cập công cộng được phát triển với nhiều hình thức truy nhập đa dạng hơn để phục vụ nhiều người dân với những điều kiện truy cập khác nhau và làm giảm khoảng cách số giữa các dân cư.

Đây là hai vấn đề quan trọng đối với việc xây dựng chính phủ điện tử.

Muốn xây dựng được hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì phải có tài chính đầu tư vấn đề này có thể giải quyết bằng nguồn vốn ODA hoặc lấy từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn mày được sử dụng hiệu quả thì phải có kế hoạch về việc phân bổ kinh phí và giải ngân, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai dự án.

Còn đối với hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thì chúng ta có thể xây dựng, nhập khẩu hoặc kêu gọi đầu tư . Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dụng và hạ tầng viễn thông – Internet phục vụ cho CPĐT, chúng ta có thể tận dụng những thiết bị còn có thể sử dụng được đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng mới phù hợp với trình độ công nghệ trên thế giới.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm:

- Phát triển mạng điện thoại cố định.

- Phát triển mạng di động.

92

- Phát triển chiến lược ICT quốc gia.

- Hợp tác với khu vực tư nhân trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

Chính phủ phải hỗ trợ người dân đến mức tối đa như: triển khai hạ tầng, nối mạng đến tận người dân, thiết bị giá rẻ, dự án phổ cập tin học. Như vậy mới có thể tạo ra được nền tảng để phát triển CPĐT và hướng tới một xã hội thông tin.

- Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn tốc độ cao, kết nối rộng (có thể sử dụng kết nối cáp quang, không dây) tới cơ quan nhà nước các cấp.

- Trước hết cần xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng phục vụ cho nội bộ CQNN, cũng như phục vụ người dân, doanh nghiệp như: dân cư, đất đai, thuế, đăng ký ô tô, xe máy…

- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, bảo mật, đặc biệt phải xây dựngđược hạ tầng khóa công khai, sử dụng rộng rãi chữ ký số trong giao dịch giữa các CQNN.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Trước hết cần ứng dụng hiệu quả, trên diện rộng các hệ thống trao đổi tài liệu, văn bản điện tử, thay thế tối đa việc lưu trữ, xử lý, truyền đưa văn bản giấy theo cách truyền thống.

- Tăng cường khả năng chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các thông tin chuyên ngành, liên ngành trên diện rộng, hướng tới giảm thiểu giấy tờ trao đổi giữa các CQNN.

- Xây dựng và triển khai hiệu quả trên diện rộng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý nội bộ trong cơ quan nhà nước như quản lý tài chính, cán bộ, chế độ, chính sách.

- Từng bước ứng dụng CNTT trong công tác tự động thu thập, xử lý thông tin, hỗ trợ quản lý, điều hành và ra quyết định.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Ứng dụng CNTT để đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp.

93

- Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ trực tuyến dựa trên nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, hướng tới tạo điều kiện thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp trong việc giao tiếp với các cơ quan công quyền (một cửa, mọi lúc, mọi nơi).

- Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ công của cơ quan chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)