CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Một phần của tài liệu Đổi mới dạy học thực hành nghề kỹ thuật điện tại trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang hà nội theo năng lực thực hiện (Trang 71 - 86)

3.4.1.1 Nội dung xin ý kiến chuyên gia

Để đánh giá kết quả nghiên cứu và tính khả thi của đề tài qua ý kiến chuyên gia, tác giả xác định nội dung trọng tâm của ý kiến chuyên gia là:

- Khái niệm và cơ sở lý luận về dạy học theo năng lực thực hiện.

- Định hướng và đề xuất nội dung chương trình môn học thực hành kỹ thuật điện.

- Quan điểm và đề xuất phương pháp dạy học môn học thực hành kỹ thuật điện theo năng lực thực hiện.

3.4.1.2 Tiến trình thực hiện a) Chuẩn bị hồ sơ:

- Phần tóm tắt nội dung chính của luận văn về cơ sở lý luận; định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tích cực theo năng lực thực hiện:

Đề xuất đổi mới nội dung chương trình môn học và một số thiết kế bài giảng đặc trưng của môn học thực hành kỹ thuật điện hệ cao đẳng kỹ thuật [12], - Xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia (phụ lục 20)

b) Tiến hành xin ý kiến chuyên gia:

Cùng với việc xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu, tác giả đã trực tiếp trao đổi nội dung của đề tài cần đánh giá

Các chuyên gia cho ý kiến đều là những nhà khoa học trong lĩnh vực lý luận dạy học, quản lý đào tạo, các trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn hoặc các giảng viên đang giảng dạy chuyên môn ngành công nghệ kỹ thuật điện hệ cao đẳng tại các trường kỹ thuật nghề.

Danh sách các chuyên gia trình bày ở (phụ lục 22) 3.4.1.3 Kết quả ý kiến chuyên gia

Ngoài việc trao đổi và xin ý kiến của giảng viên tham gia dạy thực nghiệm sư phạm, giảng viên dạy bộ môn và chuyên ngành của khoa Cơ Điện, trường Cao đẳng công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội, tác giả đã sử dụng phiếu lấy ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý của các trường có đào tạo nghề hệ cao đẳng, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện về quan điểm, tính cấp thiết của việc đổi mới nội dung chương trình môn học, mục tiêu của môn học; kết cấu, khối lượng nội dung chương trình môn học: Cũng thông qua phiếu xin ý kiến, tác giả còn nhận được sự góp ý, bổ sung của các chuyên gia, các nhà chuyên môn và quản lý mà tác giả đã sử dụng rộng rãi hơn. Tập hợp số lượng 25 phiếu xin ý kiến chuyên gia về phương pháp dạy thực hành kỹ thuật điện hệ cao đẳng có kết quả như sau:

- Có 23/25 = 92% ý kiến đánh giá phương pháp đề xuất đã xác định đúng và cụ thể hoá mục tiêu môn học theo mục tiêu đào tạo nghề hệ cao đẳng, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội đang cần.

- Có 24/25 = 96% ý kiến đánh phương pháp dạy học này đã thể hiện được kiến thức chuyên môn cơ bản, nâng cao, có hệ thống, đảm bảo tính hiện đại và phát triển.

- Có 21/25 = 84% ý kiến đánh giá khối lượng kiến thức và phương pháp dạy học mới áp dụng trong chương trình môn học vừa phải, đủ để cho sinh viên tiếp thu, rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo, tay nghề. Đồng thời nhanh chóng tạo lên tác phong thái độ cũng như phẩm chất nghề nghiệp của một người giáo viên dạy nghề tương lai.

Nhìn chung về mặt hiện thực hoá, việc áp dụng các phương pháp mới vào dạy môn học này ở tất cả các trường kỹ thuật có đào tạo nghề chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, chúng ta có thể thấy rõ kết quả, tính đúng đắn về quan điểm, xu hướng của việc đổi mới quá trình dạy học thực hành môn học

kỹ thuật điện trong đào tạo nghề, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện như đề xuất đúng đắn và cần thiết.

3.4.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm a) Nhiệm vụ, đối tượng và cơ sở thực nghiệm

- Xác định đối tượng và phương pháp tổ chức thực nghiệm - Tiến hành thực nghiệm

- Tổng hợp kết quả thực nghiệm và xử lý thống kê - Đưa ra kết quả, nhận xét, két luận.

b) Đối tượng và cơ sở thực nghiệm:

- Đối tượng thực nghiệm là quá trình dạy học môn học thực hành kỹ thuật điện trong dạy nghề hệ cao đẳng, ngành công nghệ kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội.

- Cơ sở thực nghiệm: Năm học 2008 - 2009 tại trường Cao đẳng công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội.

3.4.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm a). Sinh viên:

- Năm học 2008 - 2009: Sinh viên năm thứ hai: gồm một lớp CĐNĐ1-K2 và một lớp TCĐ1-K4

- Các lớp sinh viên tham gia thực nghiệm đang có tiến độ học tập đúng như kế hoạch đào tạo, có trình độ tương đối đồng đều, cùng điều kiện đầu vào và kết quả học tập qua các kỳ đều đạt trung bình trở lên.

- Bố trí các lớp thành các ca thực tập: một ca dạy học thực nghiệm gọi là ca học thực nghiệm và một ca dạy học đối chứng gọi là ca đối chứng. Cụ thể phân ca thực nghiệm sư phạm ở năm học 2008-2009 như (bảng 3.3).

b). Giảng viên:

- Giảng viên tham gia giảng dạy thực nghiệm được chọn trong số giảng viên có kinh nghiệm của khoa cơ điện, trường Cao đẳng công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội

- Bồi dưỡng cho giảng viên tham gia thực nghiệm về phương pháp dạy học tích cực theo năng lực thực hiện.

- Đề cương, giáo án các bài giảng của môn học c). Nội dung các bài thực nghiệm

Hai bài thực nghiệm thể hiện tương đối đầy đủ các thao động tác thực hành cơ bản và đặc trưng cho chuyên môn nghề điện.

- Bài thực nghiệm 1 thể hiện các thao động tác , kỹ năng lắp ráp và kiểm tra, sửa chữa một mạch điện cơ bản.

- Bài thực nghiệm 2 thể hiện các thao tác, kỹ năng vận hành, kiểm tra và sửa chữa một mạch điện tương tự một mạch điện máy công nghiệp thực tế.

Nội dung về kiến thức , kỹ năng ở các baìo thực nghiệm đã được luyện tập, tích luỹ và đào tạo cở sở hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, phẩm chất và tác phong của một kỹ thuật viên nghề điện tương lai.

Các bài thực nghiệm được thực hiện ở các thời điểm khác nhau của năm học 2008-2009 tại trường Cao đẳng công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội, theo sát chương trình đào tạo dạy nghề hệ cao đẳng là các lớp CĐNĐ1-K2 và TCĐ1-K4

- Hai bài giảng của các ca đối chứng có nội dung chưa được nghiên cứu hoàn thiện và dạy học theo phương pháp truyền thống.

- Hai bài giảng của các ca học thực nghiệm có nội dung đã được nghiên cứu đổi mới và dạy học theo các phương pháp tích cực theo năng lực thực hiện.

d). Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học

Được chuẩn bị đầy đủ theo tiêu chuẩn và điều kiện môn học tại phòng học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật điện, trường Cao đẳng công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội.

3.4.2.2. Nội dung thực nghiệm

Nhằm minh hoạ cho phần lý luận về đổi mới phương pháp dạy học môn thực hành kỹ thuật điện theo năng lực thực hiện, nội dung thực nghiệm sư phạm là tổ chức các bài giảng điển hình của môn học trên cơ sở bài thực nghiệm và đối chứng.

a. Bài thực nghiệm

Sinh viên lớp thực nghiệm được bồi dưỡng làm việc theo phương pháp năng lực thực hiện. Nền tảng chủ yếu của phương pháp là đàm thoại gợi mở, mô phỏng, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, sử dụng algorit và tổ chức các nhóm học tập thực hành. Sinh viên chủ động, tích cực, sáng tạo làm việc độc lập kết hợp với sự hợp tác các nhóm học tập để hoàn thành bài học.

b. Bài đối chứng

Sinh viên tham gia các ca đối chứng của thực nghiệm sư phạm như các bài thực hành bình thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

3.4.2.3. Tiến hành thực nghiệm 1. Bồi dưỡng thực nghiệm

Được tiến hành trong năm học 2008 – 2009 từ ngày 10/11/2008 đến ngày 8/1/2009. Tác giả đã trực tiếp tham gia giảng dạy với hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

a. Về giảng viên

- Thống nhất quan điểm là sử dụng đàm thoại gợi mở, mô phỏng, Agorit, đặt vấn đề và giải quyết tình huống có vấn đề, khai thác triệt để khả năng tư duy logic, sáng tạo của sinh viên và việc tổ chức hoạt động nhóm thực hành với sự hỗ trợ của trang thiết bị dạy học hiện đại.[7]

- Thống nhất cách sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học - Thống nhất cách đánh giá kết quả học tập.

b. Về sinh viên

- Ca thực nghiệm được tập huấn cho sinh viên biết cách sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học, khơi gợi tính tự giác, chủ động sáng tạo trong tư duy cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành bài học.

- Ca đối chứng cho sinh viên thực học bình thường theo tiến độ của chương trình đào tạo.

Trước khi thực giảng tác giả đã tổ chức giảng thử để tránh bỡ ngỡ, sai sót không đáng có và tránh kết thực nghiệm không chính xác

2. Kế hoạch bài giảng

Các bài giảng được thực hiện trong học kỳ 3 năm học thứ hai của sinh viên lớp CĐNĐ1-K1 ngành công nghệ kỹ thuật điện, trường Cao đẳng công nghiệp - Dệt may thời trang Hà nội

Trong quá trình giảng dạy tác giả có mời thêm một số giáo viên giảng dạy ở các lớp khác cùng dự, sau mỗi bài giảng tiến hành bình giảng và đánh giá ngay. Thông qua phiếu đánh giá (phụ lục 18), tác giả trao đổi và nhận các kết quả bài giảng, từ đó có cơ sở, số liệu để đánh giá, so sánh kết quả thực nghiệm và đánh giá chung.

3.4.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 1. Các phương pháp đánh giá:

a. Đánh giá định tính:

- Thông qua dự giờ, quan sát lớp, theo dõi sự hứng thú, sự tập trung chú ý và tinh thần tham gia luyện tập các nội dung bài học của sinh viên

- Lấy ý kiến của các giáo viên tham gia dự giờ của tổ và khoa chuyên môn.

b. Đánh giá định lượng

Giảng viên đánh giá kết quả học tập bằng quá trình luyện tập kết hợp với sản phẩm làm ra với sự thuần thục và sáng tạo. Kết quả học tập sẽ được quy ra điểm số, thông qua phương pháp toán thống kê, [2] để rút ra kết luận về tính ưu việt và trở ngại của đề xuất nêu trên.

2. Kết quả thực nghiệm a) Đánh giá định tính:

Thông qua 12 buổi dự giảng của 02 bài chính thức cùng một số bài giảng ứng dụng trong năm học 2008-2009 tại trường Cao đẳng công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội; qua kết quả nhận xét đánh giá của bộ môn và các giảng viên tham gia giảng dạy, dự giờ; đồng thời thông qua quan sát, trao đổi với sinh viên, tác giả rút ra được một số vấn đề khái quát như sau:

- Việc sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực là đàm thoại gợi mở, mô phỏng, Algorit, đặt vấn đề trong dạy học môn học thực hành kỹ thuật điện hệ cao đẳng đã tạo ra một cách dạy học thực hành kỹ thuật có hiệu quả hơn. Trong học tập, sinh viên đã tiếp thu kiến thức và luyện tập kỹ năng. Từ việc định hướng để sinh viên nhận thức hoặc tự tìm được vấn đề trong công việc luyện tập; sau đó đưa ra được các phương án giải quyết từng công việc; tiến hành lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch luyện tập kỹ năng thông qua công việc và các tiêu chuẩn thực hiện. Trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong việc học của từng sinh viên với việc tổ chức của nhóm đã làm cho sinh viên hứng thú, say mê hơn học tập tốt hơn.

- Cùng với việc sử dụng các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại;

việc tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất; những gợi ý, kể cả thao tác mẫu và sự hỗ trợ sinh viên khi cần thiết đã từng bước làm cho sinh viên mạnh dạn, tự tin hơn, ý thức hơn trong việc học ngày càng trở lên cố gắng và chủ động hơn.

- Việc tiếp thu và sửa chữa sai sót trong quá trình học tập của sinh viên kể cả khi có hoặc không có sự giám sát của giảng viên đã kịp thời và nhanh chóng.

- Thông qua nhóm học tập, sinh viên đã hỗ trợ lẫn nhau trong việc học tập - Mọi sinh viên đều cho rằng, việc sử dụng các phương pháp tích cực theo năng lực thực hiện ở môn kỹ thuật điện đã thực sự giúp họ hứng thú, tích cực hơn so với các phương pháp dạy học thông thường.

- Những giảng viên tham gia giảng dạy thực nghiệm là hợp lý, có chất lượng và rất hiệu quả. Ban đầu sinh viên có bỡ ngỡ nhưng sau một thời gian nhất định, sinh viên rất hứng thú, chủ động, tích cực; nhiều sinh viên có những sáng tạo trong học tập và có triển vọng cả tầm thế và phong cách sư phạm. Đồng thời, chính bản thân giảng viên cũng học thêm được nhiều điều ở sự sáng tạo của sinh viên.

b) Đánh giá định lượng:

Kết quả thu được qua phiếu đánh giá 2 bài thực hành được xử lý theo phương pháp thống kê toán học với các cụ thể như sau:

- Lập bảng phân phối, bảng tần suất hội tụ (tích luỹ) - Vẽ các đường đặc trưng phân phối

- Tích các tham số đặc trưng thống kê, bao gồm:

+ Điểm trung bình ∑

=

= n

i

Fi N Xi

X

1

1 .

+ Phương sai s2 = (Xi X) Fi

n

n i

1 .

1 2

∑1

=

− −

+ Độ lệch chuẩn σ = s2

+ Hệ số biến thiên CV% = .100% X σ + Sai số của số trung bình mx =

n σ

Với n = tổng số sinh viên được đánh giá

Kết quả đánh giá định hướng thông qua các bài giảng ở các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.

Tính toán định hướng thực tế của các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm:

Nhóm Lớp Số lượng sinh viên

ẵ lớp CĐNĐ1-K2 15 Thực nghiệm

ẵ lớp TCĐ1- K2 15

ẵ lớp CĐNĐ1-K2 15 Đối chứng

ẵ lớp TCĐ1- K2 15

Bảng 3.3. Bảng phân ca thực nghiệm và đối chứng

Điểm Xi

Nhóm

2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số SV (n)

X

Đối chứng 4 8 3 5 3 2 3 2 0 30 4.767

Thực nghiệm 0 1 2 4 5 8 4 5 1 30 6.800

Tính các tham số thống kê

- Tính các trung bình mẫu ( hay kỳ vọng mẫu) Nhóm đối chứng X DC = 4.767

Nhóm thực nghiệm X TN = 6.800

- Tính phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, sai só của số trung bình Nhóm đối chứng

Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30

Fi 4 8 3 5 3 2 3 2 0

Xi - X -2.767 -1.767 -0.767 0.233 1.233 2.233 3.233 4.233 5.233 (Xi - X )2 7.654 3.121 0.588 0.054 1.521 4.988 10.454 17.921 27.388 (Xi - X )2.Fi 30.618 24.969 1.763 0.272 4.563 9.976 31.363 35.842 0.000 139.367

+ Phương sai: s2 = n n (Xi X) Fi

i

1 .

1 2

∑1

=

− − = 4.806

29 367 ,

139 =

+ Độ lệch chuẩn σ = s2 = 2.192

+ Hệ số biến thiên CV% = .100% X

σ = 45.990%

+ Sai số của số trung bình mx =

n

σ = ± 0.400

Nhóm thực nghiệm

Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Fi 0 1 2 4 5 8 4 5 1

Xi - X -4.800 -3.800 -2.800 -1.800 -0.800 0.200 1.200 2.200 3.200 (Xi - X )2 23.040 14.440 7.840 3.240 0.640 0.040 1.440 4.840 10.240

(Xi - X )2.Fi 0.000 14.440 15.680 12.960 3.200 0.320 5.760 24.200 10.240 86.800

+ Phương sai: s2 = n n (Xi X) Fi

i

1 .

1 2

∑1

=

− − = 2,993

29 800 ,

86 =

+ Độ lệch chuẩn σ = s2 = 1.730

+ Hệ số biến thiên CV% = .100% X

σ = 25.442%

+ Sai số của số trung bình mx =

n

σ = ± 0.316

Từ tính toán thống kê trên ta thấy: trung bình mẫu của các nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng; đồng thời phương sai mẫu, độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm lại nhỏ hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ kết quả học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn, đồng đều và ổn định hơn nhóm đối chứng.

c) Kiểm định mức độ khác nhau của phương sai hai nhóm:

Qua so sánh Fisher – Snedecor: Ở mức ý nghĩa α = 5%, ta kiểm định giả thuyết H0: X DC = X TN với đối thuyết H1: σDC ≠σTN

Ta chọn thống kê: F = 1.606 993

, 2

806 , 4

2 2

=

=

TN DC

s s

Tra bảng F30,30(0,05) = 1,84 [ 20, tr 252, bảng VII]

Suy ra F > F30,30( 0,05)

Từ đó ta bác bỏ giả thuyết và kết luận phương sai của 2 nhóm khác nhau là hiển nhiên. Như vậy có thể kết luận phương sai của nhóm thực ngiệm nhỏ hơn phương sai của nhóm đối chứng. Điều đó khẳng định kết quả học tập của nhóm thực nghiệm ổn định hơn và đồng đều hơn nhóm đối chứng

d. Kiểm định mức độ khác nhau của điểm trung bình giữa hai nhóm.

Ở mức ý nghĩa α = 5%, ta kiểm định giả thuyết H0 : àTN = àDC với đối thuyết H1 :

àTN > àDC

Ta chọn thống kê: u = 3.988

2

2 =

+

n s n s

X X

DC DC TN TN

DC TN

Tra bảng u(α) = u (0,05) = 1,65 [ 20, tr 252, bảng I]

Suy ra u > u (0,05) . Ta bác bỏ giả thuyết và chấp nhận đối thuyết. Từ đó ta kết luận với độ tin cậy 95% thì điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

e. Xác định khoảng tin cậy của điểm trung bình giữa 2 nhóm Với độ tin cậy 1 - α, ước lượng khoảng đối với kỳ vọng à là:

(X −ε;X +ε) với

n

tn s

2

1 )

(α2

ε = − với α = 5%, ta có:

Nhóm đối chứng: với bậc tự do n – 1 = 29 suy ra: tn-1(α2)=2,045 suy ra ε = 0.818 [ 20, tr 242, bảng III]

Vậy với độ tin cậy 95% khoảng tin cậy đối xứng của điểm trung bình nhóm đối chứng là: (3.948; 5.585)

Nhóm thực nghiệm: với bậc tự do n – 1 = 29 suy ra: tn-1(α2)=2,045 suy ra ε = 0.646 [ 20, tr 242, bảng III]

Vậy với độ tin cậy 95% , khoảng tin cậy đối xứng của điểm trung bình nhóm thực nghiệm là: (6.154; 7.446)

Nhận xét: qua ước lượng khoảng tin cậy trên của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, ta thấy độ chính xác của ước lượng trong nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, đồng thời các giới hạn trên và giới hạn dưới của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó có nghĩa là sinh viên học theo phương pháp đổi mới thường có điểm số cao hơn so với học theo phương pháp truyền thống.

f) Vẽ biểu đồ tần suầt, và tần suất tích lũy

Từ các số liệu trên, ta thu được bảng dữ liệu sau:

Bảng 3.5. Phân bố tần suất f và tần suất tích luỹ fi

Nhóm đối chứng ( n = 30) Nhóm tực nghiệm (n = 30) Xi

Fi fi fi↑ Fi fi fi↑

2 4 13.333 100.000 0 0.000

3 8 26.667 86.667 1 3.333 100.000 4 3 10.000 60.000 2 6.667 96.667 5 5 16.667 50.000 4 13.333 90.000 6 3 10.000 33.333 5 16.667 76.667 7 2 6.667 23.333 8 26.667 60.000 8 3 10.000 16.667 4 13.333 33.333 9 2 6.667 6.667 5 16.667 20.000 10 0 0.000 0.000 1 3.333 3.333

Tổng 30 30

Một phần của tài liệu Đổi mới dạy học thực hành nghề kỹ thuật điện tại trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang hà nội theo năng lực thực hiện (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)