CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI THẤT NGHIỆP Ở HÀ NỘI
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội đến năm 2020
Hà Nội thời kỳ 2020- 2030 ta thấy được phương hướng phát triển Thành phố trong những năm tới.
- Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12,0 - 13% thời kỳ 2011 - 2020. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD (theo giá thực tế).
Cơ cấu lao động đến năm 2020: dịch vụ 54 - 55%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31%; nông nghiệp 14 - 16%.
- Về xã hội:
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể
chất, năng lực sáng tạo, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh và mức thụ hưởng văn hóa phong phú ngày càng cao; xã hội văn minh, an toàn, gắn kết các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo; giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị, về
cơ bản không có người nghèo tuyệt đối và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Quy mô dân số năm 2020 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người; cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng cao; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86 - 0,90; tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị năm 2020 dưới 5%.
- Về giáo dục và đào tạo:
Có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện, chuẩn hóa, tiên tiến và
hiện đại; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70 - 75%.
Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể lực và
tinh thần.
- Về kết cấu hạ tầng:
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, hợp lý, hiện đại; vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn, đạt tỷ lệ 50 - 55% vào năm 2020
Kết cấu hạ tầng thông tin tiện lợi, đa dạng, đồng bộ, tiên tiến và hiện đại được ngầm hóa.
Hệ thống cung cấp điện, cấp nước hiện đại, đồng bộ đáp ứng đầy đủ và an toàn nhu cầu về điện, nước cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân; hệ
thống thủy lợi, thoát nước đồng bộ, cơ bản không còn tình trạng ngập úng kéo dài.
Có đủ các công trình văn hóa, nghệ thuật, cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục - thể thao và nhà ở cho người dân.
Đảm bảo có được không gian xanh với hệ thống vườn hoa, công viên, công trình văn hóa - nghệ thuật, các vành đai xanh và hồ nước đẹp phân bố hợp lý trên các địa bàn.
Cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông, thông tin và truyền thông hiện đại, đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
Có hệ thống công trình ngầm được quy hoạch và xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển của một thành phố hiện đại.
3.2 Định hướng giải quyết thất nghiệp ở Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
Đảm bảo việc làm và an sinh xã hội.
Giải quyết việc làm, ưu tiên tạo việc làm mới có chất lượng, năng suất và hiệu quả cao; phấn đấu trong tổng số lao động làm việc, có 30% lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ trình độ, chất lượng cao; 10% lao động trong các lĩnh vực sáng tạo như khoa học và công nghệ, thiết kế, tư vấn, sáng tác văn học - nghệ
thuật… Trung bình hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 - 150.000 lượt người thời kỳ 2011 - 2020 ; giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội và tăng hệ số toàn dụng lao động ở khu vực nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp khu vực Hà Nội ở mức 4,0 - 4,5% năm 2020.
Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; từng bước rút ngắn khoảng cách về điều kiện sống giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành;
khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật.
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với tiềm năng, đặc điểm, yêu cầu và trình độ phát triển của Hà Nội; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội; phát triển mạnh và đa dạng hóa hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người có công và chính sách bảo trợ xã hội.
Đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội; giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ma túy;
xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội; duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
Phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại; xây dựng một số trường phổ thông chất lượng cao; đẩy mạnh dạy, học song ngữ trong các trường học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế; hiện đại hóa các trường năng khiếu để tạo nguồn hình thành và phát triển nhân tài cho tương lai.
Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70 - 75% năm 2020.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng một số trường đại học xuất sắc và trường đại học trọng điểm trên địa bàn; tập trung đào tạo nhân tài và
nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, quản trị doanh nghiệp, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo đại học, y học, văn hóa - nghệ thuật, thể thao thành tích cao và công nhân kỹ thuật bậc cao; có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý và khoa học - công nghệ
trình độ cao ở nước ngoài; tăng nhanh quy mô và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ
cao và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng các cụm trung tâm đào tạo ở ngoại thành để giảm tải cho khu vực nội thành; quy hoạch xây dựng các làng sinh viên có cơ sở vật chất đồng bộ, văn minh, hiện đại; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giáo dục, đào tạo.
3.3 Giải pháp giảm thất nghiệp ở Hà Nội.
Không chỉ riêng Hà Nội mà khu vực thành thị nói chung tình trạng thất nghiệp ngày càng khó kiểm soát để làm giảm tỷ lệ này em xin đưa ra một vài biện pháp.
3.3.1 Giảm cung lao động ở khu vực thành thị.
Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở khu vực thành thị, sau đó là khu vực nông thôn. Ở thành thị mức sống và khả năng nhận thức cúng khá cao nên công tác dân số
thực hiện cũng dễ. Điều chúng ta phải cần làm đó là giảm tỷ lệ này ở nông thôn, nếu
không sẽ xảy ra hiện tượng di dân từ khu vực này khác khu vực khác. Chúng ta có thể
sử dụng các biện pháp:
+Tổ chức tốt mạng lưới thông tin truyền thông dân số các cơ sở, cộng đồng dân cư.
+Huy động mọi nguồn lực từ xã hội như các tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã
hội , cá nhân tham gia vào công tác dân số. Vận động các cơ quan, các tổ chức lồng nội dung dân số vào điều lệ, mục tiêu, chương trình và kế hoạch hoạt động của mình để tạo sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng.
Giảm tỷ lệ di dân từ nông thôn ra thành thị: Phát triền kinh tế khu vực nông thôn khi khu vực nông thôn có đủ việc làm thì trình trạng di cư sẽ thấp. Ta có thể làm một số cách sau đây:
+Đa dạng hoá sản xuất nông, lâm ,ngư nghiệp. để tạo ra nhiều việc làm khu vực nông thôn. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phát triển thị trường hàng hóa, thị trường tín dụng và hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sản xuất.
+Phát huy thế mạnh của cách làng nghề, cụm làng nghề với vốn đầu tư ít thu được nhiều lao động, rất phù hợp với tiềm năng của khu vực. Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát huy các làng nghề mới. Để làm được điều này chính phủ nên có chính sách trong việc ưu đãi,hỗ trợ cho vay vốn, miễn giảm thuế cũng như hỗ trợ
tìm kiếm thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
+Tăng đầu tư cho xây dựng,cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển.
+ Mở rộng nguồn vốn, có chính sách khuyến khích nông dân vay vốn để
khuyến khích phát triển. Phát huy vai trò của hợp tác xã kiểu mới, phát triển các loại hình dịch vụ của khu vực nông nghiệp.
+ Triển khai các công tác đào tạo nghề tại nông thôn đặc biệt cho đối tượng là thanh niên và phụ nữ.
Bên cạnh đó chúng ta tác động thị trường lao động ở thành thị để tăng cầu để
giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị.
+Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh và mở rộng qui mô thông qua chính, cơ chế quản lý để tạo ra nhiều việc làm khu nội thành.
3.3.2 Năng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực.
Năm 2013 cả nước có hơn 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Qua đó ta thấy được hiện trạng đào tạo không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ta nên đào tạo đúng ngành nghề của nhu cầu thị trường tránh trường hợp “thừa thầy, thiếu thợ” để làm những điều đó thì:
-Cần dự báo những thay đổi thị trường lao động, để xác định nhu cầu nguồn lao động trong những năm tới từ đó mở các trường đạo tạo nghề phù hợp tránh đào tạo nhiều, tràn lan nhưng không hiệu quả.
-Nghiên cứu, ban hành các chính sách phân luồng học sinh khi từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông để có những định hướng chọn nghề phù hợp sau này.
-Hà Nội là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 khá cao 20,73% năm 2014 vì vậy cần tăng cường đào tạo nghề đặc biệt cho thanh niên. Cơ chế, chính sách tạo điều kiện làm việc cho các đối tượng yếu thế trong xã hội như sinh viên vừa ra trường, phụ nữ quay lại làm việc sau khi sinh, lao động phổ thông khi làm việc…
-Bản thân người lao động cũng phải phát triển vốn nhân lực phù hợp với phát triển của khoa học công nghệ. Có như vậy thì việc làm mới được duy trì.
-Nhà nước thông qua sức mạnh của mình để truyền tải những cơ hội và thách thức của hội nhập, và từ đó người lao động cũng chủ động để có kế hoạch thích nghi.
3.3.3 Hoàn thiện cơ chế chính sách
Nhà nước bảo vệ quyền lợi người lao động qua luật, nghị định , thông tư và
tiếp tục hoàn thiện hơn nữa luật bảo hiểm xã hội đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại thị trường lao động.
KẾT LUẬN
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại một cách khách và gây ra hậu quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ kinh tế. Vì vậy, vấn đề giải quyết thất nghiệp đặc biệt là thất nghiệp thành thị là vấn đề cấp bách hơn giờ hết, giảm bớt thất nghiệp không những tạo điều kiện phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã hội.
Một xã hội có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi, đời sông nhân dân được nâng cao.
Bởi vậy, các chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế- xã hội phải được kết hợp một cách đồng bộ và có hiệu quả với giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và đầu tư giải quyết công ăn, việc làm trong xã hội.
Hơn nữa Hà Nội là thủ đô của đất nước nên giảm thất nghiệp, phát triển kinh tế- xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, của chính quyền và nhân dân thủ đô. Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giảm thất nghiệp trong những năm qua. Các cơ quan chức năng của Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để giảm thất nghiệp. Xong biện pháp vẫn chưa hiệu quả vì hàng năm quy mô thất nghiệp của Thành phố vẫn tăng lên.
Mặc dù đã cố gắng, xong do trình độ còn hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm, em mong nhận được sự góp ý của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em trong quá trình thực hiện đề tài.