Thực tiễn về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí theo hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “dao động” và “sóng” – vật lí 11 (ctgdpt 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

1.3. Thực tiễn về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí theo hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh

Để đánh giá thực trạng của việc DH nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11 (CTGDPT 2018) ở một số trường phổ thông trong thành phố Đà Nẵng, tôi đã tiến hành điều tra GV và HS ở một số trường phổ thông, số lượng GV và HS điều tra được tổng hợp theo bảng 1.3.

Bảng 1.3. Bảng thống kê các trường, GV và HS tham gia điều tra

Trường GV HS

THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Trần Phú, Thái Phiên, Nguyễn Khuyến, TTGDTX số 1…

13 29

1.3.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu các PPDH chủ yếu của GV khi tổ chức DH nội dung “Dao động” và

“Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) và tình hình các TBTN ở các trường phổ thông;

- Tìm hiểu việc thiết kế, chế tạo TN phục vụ cho việc DHVL;

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng TN tổ chức hoạt động DH;

- Tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng TN trong DHVL đối với hoạt động học tập của HS trong giờ học (hứng thú, tích cực tham gia xây dựng bài học,…).

1.3.2. Phương pháp điều tra

Để thu thập các thông tin cần thiết, tôi sử dụng phương pháp điều tra sau: Điều tra GV và HS ở một số trường phổ thông qua phiếu điều tra online (google form) (Xem tại phụ lục 2).

1.3.3. Kết quả điều tra

Về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm

Dựa trên thực tế khảo sát các phòng TN ở một số trường phổ thông, qua trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy bộ môn vật lí, và phiếu điều tra, tôi nhận thấy rằng:

Các TBTN dành cho nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) vì thuộc chương trình mới nên chưa được cung cấp đầy đủ so với các thiết bị trong danh

22

mục tối thiểu theo quy định của Bộ [6]. Có thể tận dụng một số bộ thí nghiệm cũ áp dụng cho chương trình mới song các TBTN này được sử dụng trong DH ở một số lớp nhưng không thường xuyên và nguyên nhân của việc sử dụng không thường xuyên là do các dụng cụ TN bị hỏng, thiếu đồng bộ.

Về phương pháp dạy học và sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Qua phiếu điều tra khảo sát ở một số trường phổ thông tôi nhận thấy rằng: trong tổ chức hoạt động DH, GV đã có sự thay đổi phương pháp dạy theo hướng tích cực, thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo trạm, dạy học giải quyết vấn đề, lớp học đảo ngược… phương pháp thuyết trình cũng chiếm vai trò quan trọng song không còn là thứ yếu kích thích được hứng thú học tập của HS, làm cho giờ học sinh động hơn. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của GV trong DH nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018).

Ngoài ra, các GV giảng dạy vật lí còn cho rằng việc sử dụng TN trong DHVL là rất cần thiết, góp phần vào việc phát triển năng lực vật lí của HS và đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy có gần 61,5% GV cho rằng việc sử dụng TN trong DHVL là rất quan trọng, có hơn 38,5% GV cho rằng quan trọng và không GV nào cho rằng không cần thiết. Như vậy, hầu hết các GV đều ý thức được vai trò quan trọng của TN trong DHVL. Bên cạnh đó, kết quả điều tra các mức độ sử dụng TN trong DH của GV còn được chúng tôi tổng hợp trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Tần suất sử dụng TN của GV trong dạy học vật lí Các mức độ sử dụng TN Tỷ lệ (%)

Rất thường xuyên 0

Thường xuyên 30,8

Thỉnh thoảng 61,5

Hiếm khi 7,7

Chưa bao giờ sử dụng 0

Với thực trạng TBTN không đồng bộ, bị hỏng không sử dụng được thì việc nghiên cứu tự tạo TN, khai thác thí nghiệm hiện hành kết hợp các phần mềm và sử dụng trong DHVL là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi được hỏi thì có nhiều GV cho rằng chỉ tự tạo TN hoặc khai thác TN hiện hành khi tham gia thi đồ dùng dạy học và thi giáo viên giỏi, ít người cho rằng chỉ tự tạo TN khi thao giảng và càng ít GV dùng cho việc dạy

23

học thường ngày. Bên cạnh đó, kết quả điều tra về những khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng thí nghiệm trong DH (GV được chọn nhiều phương án) được tôi tổng hợp trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong DH Những khó khăn khi sử dụng TN trong dạy học Tỷ lệ (%)

Số lượng và chất lượng thí nghiệm còn hạn chế 69,2 Thời gian quy định của bài học quá ngắn 69,2 Kĩ năng sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển

NL học sinh.

53,8 Cách thức tổ chức hoạt động học tập có sử dụng

thí nghiệm hướng phát triển NL học sinh.

76,9

Đối với HS, khi được hỏi trong giờ học vật lí rằng sử dụng TN thật để kiểm chứng các kiến thức đã thu nhận thì có gần 31% HS cho rằng rất quan trọng, có hơn 55,2%

cho rằng quan trọng, có gần 10,3 % cho rằng bình thường và 3,4% không quan trọng.

Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm thật sẽ giúp các em mạnh dạn hơn trong việc phát biểu ý kiến và tham gia xây dựng bài học được tổng hợp trong bảng 1.6.

Bảng 1.6. Các mức độ sử dụng TN thật tạo hứng thú trong DHVL Các mức độ sử dụng TN để minh họa kiến thức Tỷ lệ (%)

Hoàn toàn đồng ý 31

Đồng ý 62,1

Không đồng ý 6,9

Kết quả điều tra về thực trạng DH nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) ở trên cho thấy:

- Các TBTN nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) chưa được trang bị đầy đủ theo danh mục quy định tối thiểu của Bộ nên khi sử dụng bộ thí nghiệm cũ chất lượng không đảm bảo. Vì thế việc sử dụng chúng vào DH gặp khó khăn.

- PPDH mà GV sử dụng trong DHVL nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) chủ yếu là phương pháp thuyết trình, bên cạnh đó đã có sự vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo trạm, dạy học giải quyết vấn đề, lớp học đảo ngược….Do đó, HS học tập có sự năng nổ, hứng thú hơn trong quá trình

24

lĩnh hội kiến thức.

- Các hình thức tổ chức hoạt động DH cho HS chưa đa dạng, phong phú và vận dụng một cách linh hoạt nên chưa tạo ra được một môi trường học tập sinh động, sôi nổi và hứng thú.

- Một bộ phận GV chậm đổi mới, vẫn sử dụng chủ yếu PPDH truyền thống (truyền thụ kiến thức một chiều), do đó không phát huy được hết khả năng của HS trong quá trình học tập.

- GV rất ít tự tạo TN để sử dụng trong DH, nguyên nhân chung của việc GV ít sử dụng TN trong DHVL là

+ Chất lượng TBTN không đảm bảo, xuống cấp nên kết quả không chính xác;

+ TBTN thiếu đồng bộ;

+ Việc chuẩn bị TN mất thời gian.

- GV đều cho rằng việc tự tạo TN để sử dụng trong DHVL là rất cần thiết nhằm góp phần phát triển năng lực vật lí HS. Tuy nhiên, nhiều GV cũng cho rằng việc không thường xuyên tự tạo TN là do tốn nhiều thời gian, khó khăn trong việc tìm kiếm dụng cụ và chế tạo dụng cụ TN.

- Quan điểm “thi cái gì, dạy cái nấy” còn khá phổ biển ở nhiều GV và HS, trong khi đó việc thi cử không chú ý đến TN và kỹ năng thực hành TN của HS trong DHVL nên GV và HS thường xem nhẹ vai trò của TN.

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày rõ các đặc điểm của năng lực vật lí như: Khái niệm năng lực, năng lực vật lí; cấu trúc và tiêu chí đánh giá NLVL của học sinh. Định nghĩa, phân loại và nêu bật được vai trò của TN trong dạy học vật lí.

Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh gồm 7 bước: Xác định YCCĐ của thí nghiệm; tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm; đề xuất các phương án thí nghiệm; chuẩn bị vật tư, dụng cụ; gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm; hoàn thiện thí nghiệm. Xử lí kết quả và kết luận; đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực vật lí của HS.

Để đánh giá thực trạng của việc DH nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11 (CTGDPT 2018) ở một số trường phổ thông trong thành phố Đà Nẵng, tôi đã tiến hành điều tra GV và HS ở một số trường. Kết quả điều tra cho thấy, đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TN vật lí trong việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông. Các GV còn cho rằng việc ít hoặc không thường xuyên tự tạo TN để sử dụng trong DHVL là do gặp khó khăn về mặt thời gian, tìm kiếm và chế tạo dụng cụ TN.

26

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “dao động” và “sóng” – vật lí 11 (ctgdpt 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)