Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp và các chỉ số tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu Hoạch định tài chính cho công ty cổ phần sông đà 7 giai đoạn 2011 2015 (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp và các chỉ số tài chính cơ bản

a. Quy trình phân tích tài chính doanh nghip Sơ đồ 1.3.2: Quy trình phân tích tài chính doanh nghip

(Nguồn: Giáo trình cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp – TS Nghiêm Sỹ Thương) b. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản và ý nghĩa của chúng

Phân tích khái quát báo cáo tài chính

• Bảng cân đối kế toán cho biết số liệu về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, cho biết sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp thông qua các biến động về tài sản và nguồn vốn.

• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo thu nhập cho biết kết quả kinh doanh: doanh thu, chi phí, lãi vay, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận của chủ sở hữu.

BẢNG CĐKT

Bảng KQKD

Báo cáo LCTT

P H Â N TÍ

C H

K H Á I Q U Á T

- Sự biến động của TS và nguồn vốn

-Biến động của doanh thu, CF và lợi nhuận -Kết quả của hoạt động KD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính - Số dư thuần tiền mặt trong kí và số dư cuối kì

Hiệu quả tài chính -Khả năng sinh lời -Khả năng quản lý tài sản

Rủi ro tài chính -Khả năng thanh khoản -Khả năng quản lý nợ PT tổng

hợp -Phân tích Du-Pont -Phân tích các đòn bẩy

Các chỉ số tài chính hiện

nay

BC dự kiến sau giải pháp

VỊ THẾ TÀI CHÍNH

SAU KHI CÓ GIẢI PHÁP

Các chỉ số mục tiêu

So sánh, nhận xét và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 30

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết:

+ Số dư tiền mặt thuần của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

+ Khái quát về điểm mạnh và điểm yếu của từng hoạt động trên + Số dư tiền mặt cuối kì

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn + Cơ cấu tài sản: các loại tài sản và tỷ trọng

+ Cơ cấu nguồn vốn: Các loại nguồn vốn và tỷ trọng

+ Mức độ biến động và mức độ phù hợp của các cơ cấu này

+ Đặc trưng của công nghệ sản xuất và chính sách tài trợ của doanh nghiệp Phân tích các cân đối tài chính

+ Cân đối tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn: TSNH nên được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn

+ Cân đối giữa TSCĐ và nguồn vốn dài hạn: TSCĐ nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn

Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh =

(Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh

toán tức thời =

Tiền Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp. Tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt, phải thu và hàng tồn kho nhiều. Nhiều tiền mặt sẽ mất

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 31

đi chi phí cơ hội từ việc sử dụng tiền, phải thu nhiều gây ứ đọng vốn, không có vốn quay vòng hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho nhiều khiến chi phí lưu kho lớn không quay vòng vốn nhanh và sản phẩm dễ bị hỏng, kém phẩm chất.

Khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao. Tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSNH được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSNH nhỏ, ROA và ROE có thể tăng.

Phân tích khả năng quản lý nợ

Chỉ số nợ : Mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh

Chỉ số nợ = Tổng nợ

Tổng tài sản

Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính DFL (đòn bẩy nợ) trong hoạt động kinh doanh.

Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh

toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).

Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp.

Phân tích chỉ số về hiệu quả hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK): một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

VQHTK = Doanh thu

HTK bình quân

Số chu kì sản xuất được thực hiện trong một năm. VQHTK cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. VQHTK thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 32

Kì thu nợ bán chịu

Kì thu nợ = Phải thu*360 Doanh thu

Kì thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu.

Kì thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp cũng bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp.

Kì thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao.

Kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.

Vòng quay TSCĐ (VQTSCĐ): Một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

VQTSCĐ = Doanh thu

TSCĐ bình quân

Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Đồng thời cũng là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất và là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt tài sản ngắn hạn.

Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém hoặc không hoạt động hết công suất.

Vòng quay TSNH (VQTSNH): Một đồng TSNH góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

VQTSNH = Doanh thu

TSNH bình quân

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 33

Vòng quay tổng tài sản (VQTTS): Một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

VQTTS = Doanh thu

TTS bình quân Phân tích hiệu quả tài chính

Phân tích khả năng sinh lời

- Doanh lợi doanh thu sau thuế (Lợi nhuận biên ROS):

Doanh lợi doanh

thu sau thuế = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

- Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi cơ sở BEP)

Doanh lợi trước

thuế = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội.

Cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau.

- Tỷ suất thu hồi tài sản ROA:

Tỷ suất thu hồi tài

sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế TTS bình quân

Chỉ số này cho biết một trăm đồng tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE:

Tỷ suất thu hồi vốn

chủ sở hữu(ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 34

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

Đây là chỉ số quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu.

Phân tích tổng hợp tài chính

Đẳng thức Du-Pont

- Đẳng thức Du - Pont thứ nhất:

Tỷ suất thu hồi

tài sản(ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Tỷ suất thu hồi

tài sản(ROA) = Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Tỷ suất thu hồi

tài sản(ROA) = ROS x VQTTS

Dựa vào công thức ta thấy có 2 hướng tăng ROA: tăng ROS và VQTTS.

Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động bán hàng.

- Đẳng thức Du-Pont thứ hai:

Tỷ suất thu hồi vốn

chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

ROE = Lợi nhuận sau thuế

x Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE = ROA x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

Tác giả: Trần Thị Thu Hường 35

Dựa vào công thức có 2 hướng để tăng ROE: tăng ROA và tỷ số Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu. Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du-Pont 1. Muốn tăng tỷ số Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu cần giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng.

- Đẳng thức Du-Pont tổng quát

ROE = Lợi nhuận sau thuế

X Doanh thu

x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE = ROS x VQTTS x Tổng tài sản

Vốn chủ sở hữu

ROE phụ thuộc 3 nhân tố: ROS, ROA và tỷ số Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu.

Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích Du –Pont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này.

Một phần của tài liệu Hoạch định tài chính cho công ty cổ phần sông đà 7 giai đoạn 2011 2015 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)