XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUAN TRẮC

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 32 - 36)

3.1. Mục đích

- Cung cấp thông tin về thực hiện các biện pháp xử lý môi trường của nhà máy để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thất thoát vật chất,…

- Đánh giá viện tuân thủ các chỉ tiêu, quy định, TCMT.

- Đánh giá vận hành và hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý nước thải

- Phục vị nghiên cứu

3.2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường

3.2.1. Đo lưu lượng dòng thải

Lưu lượng dòng thải phải đo trong cả ca sản xuất và tối thiểu đo 8 lần tại ví trí lấy mẫu. Khoảng cách giữa hai lần đo cách nhau tối đa là 1 giờ. Tổng thể tích nước thải và lưu lượng trung bình được tính như sau:

V = Qi . ti QTB = V/ ti

Trong đó: V - Tổng thể tích nước thải, m3 ;

Qi - Lưu lượng tức thời tại thời điểm ti , m3 /h;

ti - Khoảng thời gian giữa 2 lần đo lưu lượng tức thời, giờ (h);

QTB - Lưu lượng trung bình, m3 /h.

3.2.2. Lấy mẫu

Việc lấy mẫu nước thải công nghiệp phải tuân thủ theo quy định tại TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10 : 1992). Trong một số trường hợp cụ thể, việc lấy mẫu nước thải công nghiệp được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

- Trường hợp hệ thống xả thải của các cơ sở sản xuất không có kênh dẫn nước thải hoặc hệ thống xả thải của các cơ sở sản xuất có kênh dẫn nước thải nhưng lưu lượng nước thải chảy không liên tục: mẫu được lấy bằng phương pháp lấy mẫu đơn. Dùng chai chứa mẫu nhúng trực tiếp vào dòng thải để lấy mẫu. Nếu dòng thải có chứa các chất độc hại, nên sử dụng dụng cụ trung gian lấy mẫu rồi đổ mẫu vào chai chứa khác. Đối với các thông số dầu mỡ, sinh học, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (hữu cơ và vô cơ), mẫu phải được lấy trực tiếp bằng chai chứa mẫu.

Mẫu đơn: mẫu đơn được lấy trong khoảng thời gian không vượt quá 15 phút. Thể tích mẫu phụ thuộc loại, số lượng mẫu và thông số cần phân tích.

- Trường hợp hệ thống xả thải của các cơ sở sản xuất có kênh dẫn nước thải, lưu lượng nước thải chảy liên tục, mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp theo thời gian. Mẫu tổ hợp theo thời gian: gồm các mẫu đơn có thể tích bằng nhau được lấy trong khoảng thời gian không đổi và pha trộn trong một dụng cụ chứa mẫu. Mẫu tổ hợp theo thời gian được lấy theo chế độ sau: lấy các mẫu đơn trong khoảng thời gian 12-15 phút/lần, số lần lấy mẫu phụ thuộc vào sự biến động dòng thải, thể tích mẫu phụ thuộc số lượng các thông số cần phân tích. Sau đó các mẫu đơn này được pha trộn trong một dụng cụ chứa mẫu.

- Trường hợp hệ thống xả thải của các cơ sở sản xuất có kênh dẫn nước thải, lưu lượng nước thải chảy không liên tục, mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp theo lưu lượng.

Mẫu tổ hợp theo lưu lượng: gồm hỗn hợp các mẫu đơn được lấy theo một trong hai phương pháp sau:

− Lấy các mẫu đơn có thể tích không đổi ở các khoảng thời gian khác nhau;

− Lấy thể tích mẫu khác nhau ở các khoảng thời gian không đổi. Trong trường hợp này, thể tích của mẫu đơn để trộn thành mẫu tổ hợp tỷ lệ với lưu lượng tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau:

Đối với các loại mẫu tổ hợp, thể tích của từng mẫu đơn không nhỏ hơn 50 ml.

- Trường hợp hệ thống xả thải không có kênh dẫn nước thải, mẫu được lấy theo

phương pháp lấy mẫu đơn ở các khoảng thời gian khác nhau tại nơi có dòng thải.

- Tuyệt đối không lấy mẫu tại khoảng thời gian không có dòng thải (lưu lượng:

0m3 /giờ). Nếu không có dòng thải, mẫu được lấy bù ở khoảng thời gian có lưu lượng lớn hơn.

- Khi lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng phải kết hợp với đo lưu lượng dòng thải. (Lưu lượng QTB) x (Số mẫu đơn cần trộn).

3.2.3. Đo và phân tích tại hiện trường

Các thông số đo và phân tích tại hiện trường phải được đo và phân tích bằng các thiết bị hiện trường chuyên dụng trong quan trắc môi trường. Không được nhúng trực tiếp đầu đo vào phần mẫu trong dụng cụ vừa lấy mẫu nước. Mẫu dùng để đo và phân tích tại hiện trường phải được lấy riêng bằng dụng cụ chứa mẫu khác, phần mẫu này bỏ đi sau khi đo.

3.2.4. Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.3. Bảo quản và vận chuyển mẫu

Biện pháp bảo quản mẫu tuỳ thuộc vào từng thông số, nhóm thông số và phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm. Các biện pháp hạn chế biến đổi mẫu cần thiết, gồm:

3.3.1. Làm lạnh mẫu: mẫu phải được giữ lạnh ở nhiệt độ thấp ngay sau khi được lấy theo quy định tạị TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003).

Mẫu phải để ở nơi tối.

3.3.2. Bảo quản mẫu: sử dụng hoá chất để bảo quản mẫu theo quy định tại TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003). Cần sử dụng hoá chất bảo quản

ở dạng dung dịch đậm đặc để hạn chế làm loãng mẫu. Thời gian bảo quản mẫu tuỳ thuộc thông số cần phân tích, quy định tại TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003).

3.3.3. Vận chuyển mẫu: trong quá trình vận chuyển, mẫu vẫn phải tiếp tục được bảo quản trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo số lượng và chất lượng của mẫu không bị biển đổi khi về tới phòng thí nghiệm phân tích.

3.3.4. Bàn giao mẫu: mẫu được bàn giao tại phòng thí nghiệm, quá trình bàn giao phải được thể hiện bằng biên bản giao và nhận mẫu.

3.4. Phân tích trong phòng thí nghiệm

a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2

b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 2 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 2 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;

c) Đối với các thông số chưa quy định phương pháp phân tích tại Bảng 2 thì áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp theo các quy định hiện hành.

d) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.5. Xử lý số liệu và báo cáo

3.5.1. Xử lý số liệu

- Xác định sai số hệ thống hoặc sai số xác định do các nguyên nhân: dụng cụ đo không chính xác, hóa chất không tinh khiết, xác định nồng độ dung dịch chuẩn sai, người phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm thiếu kinh nghiệm.

- Xác định sai số ngẫu nhiên do các nguyên nhân: người phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm thao tác không tập trung hoặc không cẩn thận, thay đổi nhiệt độ, thời tiết, khí hậu tại nơi tiến hành phân tích mẫu.

- Xử lý thống kê: tùy theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng phương pháp thủ công hoặc các phần mềm máy tính. Trong đó, cần có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn).

- Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc qua bản ghi kết quả đo, thử tại hiện trường, kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Thông thường việc kiểm tra dựa trên số liệu của các mẫu QC và mối tương quan giữa các thông số.

- Kiểm tra chéo kết quả phân tích, đối chiếu kết quả phân tích của các đợt quan trắc trước (nếu có).

Đánh giá kết quả quan trắc: việc đánh giá kết quả quan trắc phải được thực hiện trên cơ sở kết quả đo, thử và kết quả phân tích mẫu đã xử lý, kiểm tra so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

3.5.2. Tính thải lượng chất ô nhiễm

- Thải lượng ô nhiễm phát thải (kg) được tính như sau:

Thải lượng (kg) = Thể tích (m3 ) x Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) x 10-3 - Thể tích nước thải (m 3 /giai đoạn), được tính như sau:

V (m3 /giai đoạn) = Q trung bình-giai đoạn (m3 /h) x Δt giai đoạn (h) Trong đó:

Q trung bình-giai đoạn: giá trị trung bình về lưu lượng, được tính từ các giá trị tức thời khác nhau, m3 /h;

Δt giai đoạn: tổng thời gian của giai đoạn, được tính bằng giờ (h).

- Tổng thải lượng cho mỗi giai đoạn quan trắc (kg/giai đoạn) theo thời gian, được tính như sau:

Thải lượng (kg/giai đoạn) = V (m3 /giai đoạn) x C (mg/l) x 10-3 Trong đó: C là nồng độ chất ô nhiễm xem xét (mg/l).

3.5.3. Lập báo cáo kết quả quan trắc

Báo cáo kết quả quan trắc được lập theo đúng biểu mẫu do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định và tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

- Mục tiêu của chương trình quan trắc;

- Vị trí quan trắc: vị trí, tọa độ, thời gian quan trắc, phương pháp và thiết bị lấy mẫu hoặc đo đạc; Thông tin về quá trình thực hiện và kết quả quan trắc;

- Cơ sở tiến hành quan trắc: tên, địa điểm, loại hình và công nghệ sản xuất; Kết luận, đánh giá chung về thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải;

mức độ tuân thủ tiêu chuẩn thải.Báo cáo kết quả quan trắc ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w