CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm
4.4.1. Phân tích định tính
GV dạy thực nghiệm đã thể hiện tốt vai trò người thiết kế, tổ chức và điều khiển, tạo điều kiện cho HS tích cực, tự giác hoạt động theo hướng khám phá, được đồng nghiệp đánh giá là thiết thực đổi mới dạy học.
Kết quả định tính thể hiện qua sự tham gia của HS vào các hoạt động học tập do GV tổ chức, trong đó, HS giải quyết các tình huống yêu cầu HS phải vận dụng linh hoạt các kĩ năng học tập như tìm tòi, khám phá,… cũng như vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống mang tính thực tiễn. Cụ thể:
- Về tính tích cực, chủ động của HS:
HS ở nhóm TN phát huy được tính tích cực của HS, HS nhiệt tình tham gia vào
các hoạt động do GV tổ chức, các em chủ động giải quyết các vấn đề dựa vào tài liệu đã có và mạnh dạn hỏi GV khi gặp thắc mắc hay khó khăn trong hoạt động.
Bảng 4.1. Bảng đánh giá mức độ phát huy tính tích cực của HS trong thực nghiệm Các hoạt động trong giờ học đã thể hiện Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Không 1. HS được làm việc trực tiếp với đối tượng học tập x
2. HS được đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tìm các thông
tin để tự giải đáp hoặc được giải đáp thắc mắc. x 3. HS được làm việc hợp tác với các bạn trong
nhóm, trong lớp để phát hiện ra những tri thức mới hoặc nhờ sự hỗ trợ của GV để hiểu rõ hơn.
x
4. HS được tạo điều kiện để trình bày những thông tin mà bản thân và các bạn trong nhóm khám phá bằng những hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ).
x
5. HS có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ
năng đã học để nhận thức vấn đề mới. x
- Về kĩ năng tìm tòi, phát hiện của HS:
HS được tìm tòi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV đặt ra.
Trong các giờ dạy thực nghiệm, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng hơn.
Bảng 4.2. Đánh giá kĩ năng tìm tòi, phát hiện của HS trong thực nghiệm
Nội dung Tốt Đạt Cần cố gắng
Hiểu câu hỏi/vấn đề tìm tòi
Có khả năng diễn đạt lại câu hỏi/vấn đề khám phá bằng ngôn từ của riêng mình và giảng giải cho người khác.
Có khó khăn trong việc diễn đạt lại câu hỏi bằng ngôn từ riêng của mình nhưng thể hiện được mức độ hiểu biết nhất định về câu hỏi/vấn đề khám phá.
Không thể diễn đạt lại câu hỏi/vấn đề khám phá bằng ngôn từ riêng của mình. Chỉ có thể nhắc lại câu hỏi.
x
Lập kế hoạch tìm tòi
Xác định được các phương án khác nhau và biết cách lựa chọn phương án tốt nhất để khám phá, GQVĐ.
Xác định được một phương án để giải quyết một nội dung khám phá.
Đưa ra những phương án không liên quan gì đến vấn đề cần khám phá, giải quyết hoặc không có khả năng xác định nên sử dụng phương án nào để khám phá, GQVĐ.
x
Thực hiện kế hoạch tìm tòi
Lí giải được từng bước thực hiện và lí giải được tại sao lại thực hiện từng bước như vậy.
Một số bước thực hiện chưa được lí giải rõ ràng
Không lí giải được các bước thực hiện.
x
Đánh giá
Đưa ra được các câu trả lời chính xác, phát hiện được bản chất tri thức. Giải thích rõ ràng tại sao câu trả lời là hợp logic và tạo ra mối liên hệ giữa giải pháp đó với các giải pháp cho các vấn đề tương tự.
Đưa ra câu trả lời chính xác một phần trên cơ sở có lập luận logic.
Đưa ra câu trả lời không chính xác và câu trả lời đó không có những kết luận hợp lí để bảo vệ.
x
Kết quả bảng trên cho phép khẳng định: HS trong lớp thực nghiệm bước đầu đã có thể thực hiện HĐKP. Nếu thường xuyên được học tập KP, kĩ năng này của HS sẽ nhanh chóng được nâng cao.
Từ những phân tích ở trên có thể khẳng định việc tổ chức HĐKP trong môn Toán 5 đã mang lại những hiệu quả nhất định.
- HS trực tiếp khám phá tri thức thông qua các hoạt động khám phá, tìm tòi kiến thức mới dưới sự thiết kế, tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của GV.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học khám phá đã góp phần làm cho hệ thống tri thức và kĩ năng hình thành ở HS mang tính hệ thống, vững chắc hơn.
- Các năng lực khám phá của HS được hình thành một cách bền vững thể hiện ở tỉ lệ giải quyết bài toán có vấn đề của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn HS ở lớp đối chứng.
- HS hứng thú, chủ động, tích cực và tự giác học tập, thể hiện được vai trò trung tâm của của HS trong quá trình dạy học - cho phép khẳng định tính hiệu quả của việc tổ chức HĐKP trong dạy học toán.