Bảo vệ tốt môi trường đô thị, phát triển các đô thị theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh – sạch – đẹp, trở thành các trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của các địa phương.
4.2. Định hướng chung
− Thiết lập các điều kiện đời sống đô thị văn minh, lành mạnh với đầy đủ dịch vụ tốt về CSHT: nhà ở, giao thông, điện nước…
− Thu gom, xử lý triệt để các chất thải sinh hoạt đô thị, bao gồm chất thải khí, nước thải và chất thải rắn
− Di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nặng cho môi trường ra khỏi khu vực nội đô. Chỉ phát triển thêm các ngành công nghiệp với công nghệ sạch, ít chất thải
4.3. Định hướng cụ thể
4.3.1. Định hướng quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường bảo vệ môi trường
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường gắn liền với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vừng. đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người dân, môi trường sống sạch và bảo vệ môi trường xử dụng hợp lý tài nguyên
- Đảm bảo CSHT có chất lượng cho người dân đô thị, đường phố khang trang, không bị ùn tắc giao thông, nhà ở có kiểu dáng đẹp, diện tích ở tối thiẻu trung bình khoàng 15-
20m2/người.
- Hệ thống cấp nước:
• Lựa chọn cụ thể nguồn nước cấp, phân vùng cấp nước, xác định trữ lượng như cầu cấp nước, sử dụng tài nguyên nước phù hợp. Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh..., đặc biệt là các thành phố có trữ lượng nước ngầm hạn chế
• Nâng cấp công suất và cải tiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật các nhà máy nước đang hoạt động để hạn chế việc lãng phí nước. xây dựng mới các nhà máy nước mặt và ngầm. xây dựng hệ thống đường ống truyền tải, phân phối, trạm bơm, bể chứa, công trình phụ trợ, hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho người dân và hoạt động phòng cháy chữa cháy
• Hệ thống cấp nước phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo việc bảo vệ sự dụng hợp lý, tổng hợp các nguồn nước.
• Đạt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ cấp nước đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/người/ngày đêm; các đô thị loại V đạt 70% được cấp
nước từ hệ thống cấp nước tập trung với tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm; chất lượng nước cấp đạt QCVN
- Hệ thống thoát nước:
• Hệ thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ đảm bảo thoát nước mưa và nước thải, ưu tien xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ tại các đô thị, đặc biệt là các khu vực trong đô thị đang có nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Tăng cường hệ thống thu gom nước thải đạt tỷ lệ 100%.
• Đối với các đô thị cũ đã có hệ thống thoát nước, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp(cống riêng và nữa riêng). Đối với các đô thị mới chưa có hệ thống thoát nước, sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng, xủ lý nước thải tập trung
• Đảm bảo đến 2020 hoặc sớm hơn, có 60-70% nước thải sinh họat và đô thị được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT(QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT)
- Hệ thống giao thông:
• Hệ thống giao thông là bộ khung tạo nên cấu trúc đô thị, là huyết mạch và ảnh hưởng đến kinh tế rất lớn không những thế con ảnh hưởng rât lớn đến môi trường do hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông, hoạt động xây dựng.
• Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị phát triển bên vững dựa trên 3 trụ cột : bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội.
• Đồng bộ hóa hệ thống giao thông kết hợp với tăng cường hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng.
• Đồng bộ giưa phát triển giao thông với hệ thống thoát nước cây xanh và giảm thiểu bê tông hóa trong quá trình phát triển
• Phát triển vành đai xanh đô thị, Giao thông đô thị rất cần các vành đai xanh, một mặt tạo cảnh quan đô thị thân thiện, mặt khác là bộ lọc không khí vô cùng hữu hiệu cho môi trường đô thị, có thể tạo ra những thảm phủ, các vỉa hè, hành lang bảo vệ dọc các tuyến đường giao thông để thấm nước, hạn chế những tác động tiêu cực đến các tầng chứa nước do quá trình bê tông hóa đô thị.
- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:
• Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển CTR cho các đô thị. Xác định hình thức thu gom, xác định các trạm trung chuyển CTR. Đảm bảo nâng cao chất lượng thu gom CTR sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ được 100%, xử lý triệt để các CTR và CTNH. Xây dựng các hệ thống thu gom và tái chế CTR tiết kiệm năng lượng nguyên liệu.
• Xác định địa điểm quy mô các cơ sở xử lý CTR ở đô thị đảm bảo không gây ảnh hưởng đến người dân và gây ảnh hưởng đến môi trường, phù hợp với yêu cầu của đô thị đặc biệt đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
• Lựa chọn các công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hệ thống cây xanh:
• Xây dựng các công viên cây xanh và hành lang cây xanh dọc theo các trục phố lớn. Diện tích khu vực công viên, vườn quốc gia theo quy hoạch cấu trúc sử dụng đất của đô thị
• Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được xác định theo loại đô thị và được quy định trong bảng sau
Loại đô thị Quy mô dân số (người) Tiêu chuẩn
(m2/người)
Đặc biệt Trên hoặc bằng 1.500.000 12-15
I và II Trên hoặc bằng 250.000 đến dưới 1.500.000 10-12
III và IV Trên hoặc bằng 50.000 đến dưới 250.000 9 - 11
V Trên hoặc bằng 4.000 đến dưới 50.000 8 - 10 Chú thích 1: Đối với các đô thị có tính chất đặc thù về sản xuất công nghiệp, hoạt động khoa học, công nghệ, du lịch, nghỉ dưỡng khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể lựa chọn trong giới hạn hoặc điều chỉnh (nhưng phải được cơ quan chủ quản chấp nhận).
Chú thích 2: Đối với đô thị miền núi, hải đảo khi áp dụng tiêu chuẩn này cho phép lựa chọn thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% Quy định ở dưới hạn tối thiểu.
• Xây dựng cây xanh đạt yêu cầu cây xanh đô thị tại các làng đường. đặc biệt các khu vực ô nhiễm môi trường không khí cao.
• Xác định bảo vệ, duy trì hệ khung thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, hệ thống vườn quốc gia, cây xanh mặt nước.. gắn với đặc điểm của điều kiện tự nhiên trong mỗi đô thị
4.3.2. Định hướng phân vùng môi trường đô thị
Xây dựng bản đồ đô thị phân vùng môi trường sinh thái, khu vực đông dân cư, khu vực suy thoái, khu vực ô nhiễm… rõ ràng để xác định các biện pháp cụ thể đối với từng khu vực trong đô thị.
4.3.3. Quy hoạch về dân số
Dân số ở các đô thị đang quá tải đặc biệt ở các đô thị lớn đo tăng dân số tự nhiên, hiện tượng di dân đã gây áp lực rất lớn đến các đô thị lên kinh tế, cơ sở hạ tầng đặc biết là sức ép về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Định hướng quy hoạch dân số:
Phát triển giao thông, tăng cường quan hệ trao đổi kinh tế nông thôn và thành thị, tăng việc làm ở nông thôn.
Kiểm soát số lượng nhập cư, hạn chế việc nhập cư, đưa ra các quy định về nhập cư để kiểm soát số lượng: khai báo nhập cư
Hạn chế tự lệ gia tăng tự nhiên xuống dưới 1,7%/ năm. Khuyến khích kế hoạch hóa gia đình.
Phân bố dân cư phù hợp vơi quy hoạch sử dụng đất của đô thị.